Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 47: Bài mẫu Sẽ ra sao khi không còn kháng sinh để trị bệnh?
Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 47
Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 47: Bài mẫu Sẽ ra sao khi không còn kháng sinh để trị bệnh? là những lời cảnh báo về tình trang thuốc kháng sinh giúp các em học sinh có thêm nhiều ý tưởng, hoàn thiện chuẩn bị cho bài viết thư UPU lần 47.
Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 47: Bài mẫu Bức thư từ tương lai gửi Mark Zuckerberg
Viết thư quốc tế UPU lần 47: Gửi ông Thomas Edison và những phát minh vĩ đại
Dưới đây là gợi ý bài viết thư UPU lần thứ 47 “Hãy tưởng tượng bạn là một lá thư du hành xuyên thời gian. Bạn muốn gửi gắm điều gì tới người đọc?” với lời cảnh báo tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
Nếu bạn học sinh nào đang cần tìm ý tưởng và cảm hứng để viết về đề tài bảo vệ trẻ em và đề tài về vấn đề môi trường cho bài dự thi cho bài dự thi cuộc thi viết thư UPU lần thứ 47 năm 2018 thì cùng tham khảo các bài mẫu của VnDoc thường xuyên cập nhật nhé.
Vũ trụ năm 3500
Ta là lá thư được gửi đến từ vũ trụ năm 3500, để cảnh báo loài người trong thế kỷ 21 trước vấn nạn kháng thuốc kháng sinh.
Trong thế kỷ 21 của con người, có lẽ chưa khi nào mà tình trạng kháng thuốc kháng sinh lại trở nên trầm trọng, đáng báo động như vậy.
Với dữ liệu thu thập từ 114 quốc gia, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lên tiếng cảnh báo về thực trạng có quá ít loại kháng sinh mới được nghiên cứu và phát triển để chống lại mối đe dọa của những căn bệnh nhiễm trùng kháng nhiều loại thuốc. Ngoài ra, tốc độ kháng thuốc còn được dự báo sẽ vượt cả tốc độ phát triển thuốc chậm trễ hiện nay.
Đầu tiên, chỉ có 33 loại kháng sinh được WHO đưa ra trong danh sách ưu tiên để chống các loại mầm bệnh, nhưng đến năm 2017, WHO đã công bố danh sách hàng chục "mầm bệnh ưu tiên có thuốc": đó là 12 nhóm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, mối đe dọa lớn nhất đối với sức khoẻ con người.
Một trong số những mầm bệnh kháng thuốc nguy hiểm này có bệnh lao kháng thuốc, khiến 250.000 người trên toàn thế giới tử vong mỗi năm. Ngoài ra còn có một số loại vi khuẩn kháng nhiều loại thuốc kháng sinh khác, như Acinetobacter, Pseudomonas và Enterobacteriaceae (Enterobacteriaceae hay họ Vi khuẩn đường ruột là họ vi khuẩn gram âm), những vi khuẩn thường gây ra các bệnh nhiễm trùng ở bệnh viện và nhà dưỡng lão và giữa các bệnh nhân.
Trong số 33 loại thuốc tiềm năng có thể điều trị các bệnh nhiễm trùng ưu tiên, chỉ có 8 loại thuốc điều trị mới. 25 loại thuốc còn lại chỉ là những loại thuốc được sửa đổi đơn giản từ các nhóm kháng sinh hiện có. Theo WHO, 25 loại thuốc này chỉ là những giải pháp ngắn hạn vì dự kiến vi khuẩn sẽ nhanh chóng thích nghi và kháng thuốc.
Theo báo cáo mới, các loại bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng lao cần có ít nhất ba loại thuốc kháng sinh, nhưng chỉ có 7 loại thuốc mới được thử nghiệm lâm sàng. Chẳng bao lâu, nguy cơ thiếu hụt thuốc nghiêm trọng sẽ xảy ra.
Điều tương tự cũng đúng đối với mầm bệnh gram âm, có thể gây ra các ca nhiễm nặng, thường là tử vong ở các bệnh viện và nhà dưỡng lão.
Kháng kháng sinh làm kéo dài thời gian bị bệnh, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và tăng nguy cơ tử vong. WHO cho thấy: hầu như tất cả các khu vực đều xảy ra kháng cao với methicillin trong điều trị khuẩn tụ cầu vàng (MRSA); trong đó, Đông Nam Á hơn 25%, Đông Địa Trung Hải hơn 50%, châu Âu 60%, châu Phi 80%, Tây Thái Bình Dương 80%, châu Mỹ 90%.
Các khu vực như châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á, châu Phi, Tây Thái Bình Dương, châu Âu đã xảy ra kháng kháng sinh thế hệ thứ ba trong trong điều trị nhiễm khuẩn đường ruột K. Pneumoniae và E. Coli.
Con người đang đứng trước cảnh báo nghiêm trọng sẽ phải đối mặt với một kỷ nguyên hậu kháng sinh, khi đó các bệnh nhiễm trùng thông thường hoặc các vết thương nhẹ trước đây có thể chữa trị được thì nay có thể gây ra chết người do hiện tượng kháng thuốc.
Bằng các biện pháp phối hợp như phòng ngừa nhiễm khuẩn, kiểm soát lây nhiễm ở các cơ sở y tế, thực hiện tiêm phòng, chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi và chỉ khi có chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng và đủ theo toa đã kê ngay cả khi đã đỡ bệnh, đặc biệt, không chia sẻ thuốc kháng sinh hoặc sử dụng thuốc còn sót lại.
Ngành y và giới chuyên môn cần tăng cường công tác kiểm soát và phòng chống nhiễm trùng; chỉ kê đơn và cấp thuốc kháng sinh khi thực sự cần thiết và đúng với từng loại bệnh. Các nhà hoạch định chính sách và ngành công nghiệp cần tăng cường theo dõi kháng và năng lực phòng thí nghiệm; điều tiết và thúc đẩy sử dụng thích hợp các loại thuốc; khuyến khích cải tiến, nghiên cứu và phát triển các công cụ mới; thúc đẩy hợp tác và chia sẻ thông tin giữa tất cả các bên liên quan.
Con người nếu không chung tay hành động ngay từ bây giờ sẽ phải đối mặt với một tương lai sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Sức khỏe của bạn nằm trong chính đôi tay của bạn, vì thế hãy cùng nhau cố gắng vì một thế giới khỏe mạnh.
Lời chào thân ái từ tương lai!