Viết thư UPU lần thứ 47 (11 mẫu)

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 47

Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 47: "Hãy tưởng tượng em là một bức thư có khả năng du hành vượt thời gian, khi đó thông điệp nào em muốn truyền tải tới người đọc. "Imagine you are a letter travelling through time. What message do you wish to convey to your readers?" với thời gian sẽ kéo dài từ ngày 9/10/2017 đến 10/3/2018. Sau đây gợi ý bài mẫu viết thư UPU lần thứ 47 năm 2018, người viết đã đặt mình là là một lá thư du hành xuyên thời gian và gửi gắm đôi điều đến người đọc.

Nếu bạn học sinh nào đang cần tìm ý tưởng và cảm hứng để viết về đề tài bảo vệ trẻ em cho bài dự thi cuộc thi viết thư UPU lần thứ 47 năm 2018 thì bài tham khảo Viết thư UPU lần thứ 47: Bài mẫu về trẻ em giúp các em học sinh khai thác tốt nhất chủ đề này, các bạn thường dùng đến nguồn truyện thần thoại hoặc cổ tích vô tận.

Trong cuộc thi viết thư UPU lần thứ 47 năm 2018, ngoài đề tài về trẻ em thì vấn đề về môi trường trong bài viết thư UPU lần 47 cũng là một chủ đề lớn mà các bạn học sinh có thể khai thác. Đây là những chủ đề mà các bạn học sinh có thể vận dụng những kiến thức và tri thức rộng rãi mà mình tích lũy được từ trước đến nay.

Bài mẫu tham khảo viết thư Quốc tế UPU lần thứ 47 số 1

Mình xin tự giới thiệu mình là Trunks – nhân vật quen thuộc trong truyền thuyết về “Bảy viên ngọc rồng” người nắm trong tay cỗ máy xuyên thời gian.

Hiện tại, mình đang sống ở thế kỷ 35 nhưng mình vẫn muốn nhờ cỗ máy xuyên thời gian gửi tới các bạn lá thư này.

Chắc hẳn các bạn cũng đã biết, theo số liệu của Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI, Thụy Điển), tính đến tháng 1/2015, Nga và Mỹ còn sở hữu hơn 7.000 đầu đạn hạt nhân ở mỗi nước, chiếm 90% kho vũ khí hạt nhân của thế giới.

Nhiều chuyên gia cảnh báo về nguy cơ một cuộc chiến tranh hủy diệt bằng vũ khí hạt nhân.

Hơn nữa, Nga đang phát triển loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới có khả năng mang 4 đầu đạn hạt nhân thu nhỏ.

Trước đó, truyền thông Nga đã vô tình để lộ thiết kế tàu ngầm không người lái có thể mang đầu đạn hạt nhân. Vũ khí này sẽ tạo ra một vụ nổ hạt nhân dưới nước, phá hủy các mục tiêu quan trọng ở khu vực ven biển của đối phương.

Trong khi đó, Trung Quốc đang phát triển và thử nghiệm tên lửa siêu thanh với tốc độ hàng chục nghìn kilomet mỗi giờ. Vũ khí này được phóng vào vũ trụ bằng tên lửa đẩy tầm xa, sau đó, đầu đạn sẽ tách ra khỏi tên lửa và lao xuống trái đất với tốc độ không thể đánh chặn.

Đó là chưa kể Mỹ là quốc gia đầu tiên thử nghiệm vũ khí siêu thanh. Vụ thử năm 2014 tuy thất bại nhưng cuộc thử nghiệm tiếp theo đã được lên kế hoạch vào năm 2017.

Không chỉ châu Âu đang đứng trước nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân, theo phân tích của một số chuyên gia, khu vực Đông Bắc Á cũng đang đứng trước nguy cơ này bởi chương trình vũ khí hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên.

Nỗi sợ hãi về các loại vũ khí mới dẫn đến những lo lắng về “sự hủy diệt lẫn nhau” trong học thuyết Chiến tranh Lạnh. Bất kỳ cuộc tấn công nào cũng sẽ dẫn đến sự trả đũa ồ ạt và cuối cùng là sự tiêu diệt lẫn nhau. Tôi đang hết sức lo ngại về sự chính xác và quy mô phá hủy của vũ khí hạt nhân sẽ làm tăng “sự cám dỗ để sử dụng chúng”.

Trước đó, phát biểu tại phiên thảo luận của Hội đồng Bảo an về ngăn ngừa xung đột và duy trì hòa bình vừa qua, Ngài cũng đã nhấn mạnh: “Chiến tranh là điều không phải là không thể tránh được. Đây chỉ là vấn đề của sự lựa chọn, lựa chọn để ngăn chặn, để sử dụng đến nó, để tối thiểu hóa, hay đó chỉ là một trong những phương thức để sử dụng trong trường hợp bạo lực. Bằng cách phục hồi lòng tin giữa các Chính phủ, người dân và các quốc gia thành viên, chúng ta có thể ngăn ngừa và tránh được xung đột”.

Khi cả mình, bạn và nhiều người khác nữa đều nhận định được nguy cơ chiến tranh đang đe dọa thế giới thì chúng ta, bằng những hành động của mình hãy phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa vì lợi ích của một số người ích kỷ.

Qua hai cuộc thế chiến đã xảy ra trước đó, chắc hẳn ai cũng thừa hiểu nếu chiến tranh thế giới thứ 3 xảy đến thì mức độ thương vong của nó sẽ khủng khiếp tới nhường nào. Nạn nhân của những cuộc chiến ấy sẽ lại là những người dân vô tội, những đứa bé nhem nhuốc, đờ đẫn lê từng bước đi tìm cái ăn; những thành phố, những làng mạc đổ nát và đâu đâu người ta cũng nhìn thấy sự thương vong….

Mình hi vọng, với lá thư này, các bạn có thể thấy được hậu quả khủng khiếp nếu xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 để từ đó sẽ đẩy lùi được nguy cơ chiến tranh vì một thế giới đầy ắp tiếng cười.

Thư cũng đã dài, mình xin dừng bút tại đây!

Ký tên:

Trunks

>> Tham khảo: Gợi ý cách viết thư Quốc tế UPU lần thứ 47

Bài viết thư UPU lần thứ 47 mẫu số 2

Xin chào những người bạn ở thế kỷ 21!

Ta xin tự giới thiệu, ta là Aether – mọi người vẫn gọi ta là nữ thần ánh sáng. Ta đã đến thế giới này từ hàng vạn năm trước đây và ta có thể nhìn thấy tương lai của vạn vật.

Hôm nay ta quyết định viết lá thư này và gửi đến mọi người – những người bạn đang sống ở thế kỷ 21 vì ta rất đau lòng khi chứng kiến hình ảnh những đứa trẻ tị nạn trên đường phố.

Làm sao có thể xây dựng một thế giới hòa bình và tràn ngập tiếng cười khi đó đây, xung quanh chúng ta vẫn hàng triệu trẻ em lang thang, cơ nhỡ, không nơi nương tựa, không được giáo dục, không được chăm sóc?

Vừa qua, văn phòng cảnh sát hình sự Liên bang Đức (BKA) xác nhận ít nhất 8.991 trẻ em tị nạn không còn liên hệ với chính quyền. Trong số này hầu hết những đứa trẻ ở độ tuổi thiếu niên từ 14-17 nhưng 867 trường hợp chỉ dưới 13 tuổi.

Theo RT, con số này nhiều gấp đôi so với số liệu được công bố hồi tháng 1/2016 với 4.749 trẻ tị nạn được thông báo đã mất tích.

Năm 2016, số trẻ tị nạn bị mất tích ở Đức là 5.800 em trên số lượng tiếp nhận người tị nạn là 1,1 triệu trường hợp.

Trong năm nay, Văn phòng Liên bang về người di cư và tị nạn của Đức dự kiến sẽ tiếp nhận tối đa 300.000 người xin tị nạn ở nước này.

Các em là những đứa trẻ lang thang, không cha, không mẹ, rất dễ bị bóc lột thậm tệ, dưới mọi hình thức. Vì thế, có những em mới 5 tuổi nhưng đã phải lao động cực nhọc, dưới mọi hình thức để có thể kiếm cơm nuôi sống bản thân... Cũng có nhiều em phải đi ăn xin từng bữa…và ngủ ở gầm cầu, ven đường, xó chợ và cay đắng hơn là các em bị xua đuổi, an ninh không được bảo đảm.

Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ bức ảnh chụp em bé Syria tên là Aylan, 2 tuổi, người Syria chết bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đã làm rúng động cả thế giới, trở thành hình ảnh đại diện về những cuộc hành trình tị nạn khắc nghiệt. Trường hợp cậu bé Aylan không phải ngoại lệ.

Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, đầu năm 2015 đến nay hơn 300.000 người di cư vượt Địa Trung Hải vào châu Âu để mong một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ phải lênh đênh trên biển trong nhiều ngày, đối mặt với nạn buôn bán người, thiếu thốn đồ ăn, thuốc men và có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Và quan trọng là sự sống và cái chết của họ chỉ trong gang tấc.

Mọi người có biết trong lúc chúng ta ngủ trong chăn ấm, đệm êm và ăn những thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì những đứa trẻ tỵ nạn phải sống thế nào không? Thực sự khi nhìn những hình ảnh về trẻ tị nạn Syria nằm ngủ vật vờ trên đường phố lạnh lẽo hay trong cánh rừng hoang sơ mà truyền thông đưa tin khiến tôi rất chạnh lòng. Những đứa trẻ ấy đáng lẽ phải được chăm sóc đươc nuôi dạy, được vui chơi và học hành, được sống trong tình thương của gia đình thay vì lang thang khắp nơi, kiếm được gì ăn nấy và mệt ở đâu thì ngủ ở đó.

Và…đương nhiên, khi ở những quốc gia mà những cuộc xung đột diễn ra liên tục thì mạng sống của họ còn bị tước đoạt đi bất cứ lúc nào.

Ta vẫn thấy, con người hay nhắc đến việc xây dựng một thế giới hạnh phúc nhưng lại không mảy may đến những đứa trẻ - thế hệ tương lai của thế giới này.

Con người ngày càng tham lam và ích kỷ, vô tâm không cần biết đến những người xung quanh sống ra sao. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng vài trăm đô cho một bữa nhậu nhưng lại vô tình lướt qua những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ…

Ta viết lá thư này với một hy vọng lớn lao rằng: Mọi người hãy nhìn nhận lại chính mình để yêu thương và biết san sẻ hơn với những người khốn khổ xung quanh.

Từ bây giờ mọi người hãy hành động, hãy lên kế hoạch để giúp đỡ những trẻ tị nạn, hãy dùng ngay những cuộc chiến tranh vô nghĩa để con cháu ta và con cháu của mọi người có thể sống trong một thế giới hạnh phúc thực sự.

Thời gian của ta có hạn, ta chỉ nói ngắn gọn thế thôi.

Ký tên

Thần Aether

Bài viết thư UPU lần thứ 47 mẫu số 3

Chào những con người đang sống ở thế kỷ 21, ta là Ananke (nữ thần của sự cấp bách, cần thiết).

Có lẽ mọi người không tin nhưng ta đang cầm bút và viết lá thư này từ thế giới của 3000 năm sau.

Mọi người biết không? Thế giới của 3000 năm sau là thế giới của đại dịch, khắp nơi, mọi người sẽ chỉ nhìn thấy xác chết, sự lây lan và bóng tối.

Ở thế kỷ 21 của mọi người thì ai cũng biết HIV/AIDS là hiểm họa có thể nhấn chìm cả nhân loại chúng ta. Nó là vấn đề nan giải, cấp bách và mang tính toàn cầu mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải đối mặt. Nếu không phòng tránh thì tương lai không xa, HIV/AIDS sẽ đưa con cháu của chúng ta đến với bóng tối.

HIV/ AIDS hiện có mặt khắp mọi nơi trên thế giới, đại dịch này đi đến đâu cũng để lại hậu quả nặng nề khiến cho không có cá nhân nào, gia đình hay quốc gia nào được sống yên ổn.

Chắc hẳn trong chúng ta, sẽ chẳng lạ gì cảnh khóc tức tưởi tiếc thương cho sự ra đi không bao giờ quay trở lại của những “chiếc lá xanh”.

Hay hình ảnh những đứa trẻ với đôi mắt vô hồn nhìn những người sinh thành ra chúng đang chết dần, chết mòn từng ngày mà chẳng có cách nào có thể thay đổi được điều đó.

Mọi người có biết, đại dịch HIV với tốc độ lây nhiễm kinh khủng của nó mỗi năm đã cướp đi biết bao con người, làm tan nát bao nhiêu gia đình và giết chết biết bao hi vọng.

Theo công bố mới nhất của Liên Hợp Quốc, chỉ trong một phần tư thế kỷ, những trường hợp đại dịch HIV/AIDS đã cướp đi 25 triệu người và ngày nay gần 40 triệu người trên khắp thế giới đang nhiễm virus HIV. Điều đáng nói, một nửa trong số đó là phụ nữ.

Cũng theo công bố này, Sahara là nơi có số người nhiễm HIV cao nhất trên thế giới với gần 2/3 dân số, tiếp đến là châu Á Thái Bình Dương với 8,3 triệu người nhiễm HIV.

Tuy nhiên, Đông Âu và Trung Á lại là khu vực có tốc độ lây nhiễm khủng khiếp nhất thế giới và quốc gia bị ảnh hưởng lớn nhất là nước Swaziland bé nhỏ, nơi một phần ba người lớn bị nhiễm vi rút HIV.

HIV với tốc độ lây truyền khủng khiếp của nó,trung bình mỗi ngày trôi qua, trên thế giới lại có thêm hàng nghìn người nhiễm HIV/AIDS. Những con số ấy cứ tăng dần theo thời gian một cách nhanh chóng đến kinh ngạc.

Những người sống chung với HIV và AIDS dễ mắc các bệnh và lây nhiễm khác bởi hệ thống miễn dịch của họ bị suy giảm và hậu quả là đại dịch AIDS đã làm bùng phát bệnh viêm phổi và lao tại nhiều khu vực trên thế giới.

Ở châu Phi cận Sahara, tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi cao hơn nhiều do có HIV. 1/3 trẻ sinh ra bị nhiễm HIV (lây nhiễm qua mẹ) đã chết trước sinh nhật lần thứ nhất của chúng vì không có thuốc. Khoảng 60% chết trước 5 tuổi.

Quả đúng như thế, đại dịch HIV không buông tha cho bất cứ quốc gia nào. Những con số trên đã trở thành hồi chuông cảnh báo, là động lực thôi thúc tất cả chúng ta, từ cá nhân đến cộng đồng, phải hành động để ngăn chặn và hạn chế những hậu quả nghiêm trọng mà HIV-AIDS đã, đang và sẽ gây ra cho nhân loại.

Ta nhìn thấy rất rõ, thế không riêng một ai, đều đang phải cùng nhau gánh chịu những khó khăn, thử thách ấy nhưng lại chưa hề có ý thức tự bảo vệ mình.

Ta mong rằng hãy ghi nhớ những gì ta đã cảnh báo và truyền bá mạnh mẽ thông điệp trên đến mọi người vì một thế giới hạnh phúc và đầy tiếng cười.

Thân ái và chào quyết thắng nhé!

Viết thư UPU lần thứ 47 mẫu 4 + 5: Bài mẫu về trẻ em

Mẫu bài dự thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 47 chủ đề về trẻ em được chúng tôi cập nhật qua đường link trên. Mời các bạn tham khảo.

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 47 mẫu 6 về chủ đề kháng thuốc kháng sinh

Thế giới sẽ ra sao khi không còn kháng sinh để trị bệnh? Bài dự thi UPU 47 mẫu 6 mà VnDoc sưu tầm sẽ giúp các bạn có ý tưởng viết về chủ đề này.

Bài mẫu viết thư upu lần thứ 47 về chủ đề môi trường mẫu 7 + 8:

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 47: Bài mẫu về vấn đề môi trường cho các bạn học sinh tham khảo để khai thác tốt nhất đề tài môi trường cho bài dự thi cuộc thi viết thư UPU lần thứ 47 năm 2018. Trên đây là những bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo.

Bài dự thi UPU lần thứ 47 mẫu 9

Vũ trụ, năm 8000

Chào những con người đang sống ở thế kỷ 21!

Xin tự giới thiệu, tôi là Tagg, đến từ Vũ trụ 8000 năm sau. Chắc có lẽ bạn không tin, nhưng tôi đã cỗ máy thời gian và gửi lá thư này đến cho các bạn. Trái Đất mà các bạn đang sống trong vài ngàn năm nữa sẽ bị hủy diệt. Khi đó, thế giới động, thực vật và con người hoàn toàn biến mất. Trái đất trở thành trái đất theo đúng nghĩa đen của nó: chỉ có đất đá và những dâu vết của con người sẽ bị xóa sạch.

Thay đổi lịch sử là điều không nên, nhưng vì nó quá thảm khốc nên tôi đã mạo hiểm nhờ cỗ máy thời gian gửi lá thư này để cảnh báo với các bạn rằng: Hãy hành động ngay từ bây giờ để loại bỏ thảm kịch đó.

Có lẽ mọi người đều biết, chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.

Nhiều thành phố, làng mạc, đường phố, nhà máy bị phá hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la. Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

Còn cuộc chiến tranh thế giới thứ hai: Thời gian ở Hiroshima (Nhật Bản) ngừng trôi khi quả bom "Little Boy" nặng 5 tấn phát nổ.

"Little Boy" đã phá hủy hai phần ba diện tích Hiroshima và trong chớp mắt giết chết 80.000 người, biến cả thành phố thành một biển chết.

Ba ngày sau, quân đội Mỹ tiếp tục thả "Fat Man" xuống thành phố Nagasaki, cướp đi 40.000 nhân mạng. Hàng chục nghìn người khác cũng đã chết vì các căn bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp do phóng xạ gây ra cho đến ngày nay.

Ngày 15/8/1945, Nhật hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Hai quả bom khép lại Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Tuy nhiên, toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh.

Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người : 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.

Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

Thảm họa ở Hiroshima và Nagasaki vẽ ra viễn cảnh về ngày tận diệt của loài người khi đại chiến thế giới lần ba xảy ra trong tương lai. Nếu thế chiến thứ 3 xảy ra bằng chiến tranh hạt nhân, nó sẽ mở ra cánh cổng địa ngục cho loài người.

Khác với chiến tranh thông thường, chiến tranh hạt nhân có mức độ và phạm vi phá hủy lớn hơn nhiều. Theo dự đoán,những vụ nổ hạt nhân làm tăng một lượng lớn mây phóng xạ, ngăn ánh sáng mặt trời tiếp xúc bề mặt Trái Đất và khiến quá trình giảm nhiệt toàn cầu diễn ra. Bầu trời sẽ bị bao trùm bởi khói, bụi và trở nên u ám. Cây cối vì vậy không thể sống được, dẫn đến lượng oxy giảm đi nhanh chóng, sự sống cũng lụi tàn.

Sự lo lắng về thế chiến thứ 3 sẽ hủy diệt Trái Đất là hoàn toàn có cơ sở, bởi lẽ, tính tới thời điểm hiện tại, 9 quốc gia tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân là Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, Nga và Mỹ một mặt cắt giảm kho vũ khí hạt nhân, mặt khác tìm mọi cách để hiện đại hóa chúng. Washington thậm chí còn công bố kế hoạch trị giá 348 tỷ USD nhằm duy trì và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân trong giai đoạn 2015-2024.

Theo Ploughshares Fund, một tổ chức chống vũ khí hạt nhân, tính đến năm 2016, Nga sở hữu 7.000 đầu đạn hạt nhân, Mỹ còn 6.800. Số đầu đạn của hai nước chiếm 93% kho hạt nhân toàn cầu.

Ấn Độ và Pakistan đã công khai sở hữu vũ khí hạt nhân và nhiều lần tiến hành thử nghiệm trong những năm qua. New Delhi nắm trong tay hơn 100 đầu đạn hạt nhân và khoảng 500 kg plutonium, đồng thời theo đuổi kế hoạch hiện đại hóa kho tên lửa hạt nhân nhằm đề phòng Trung Quốc. Bên kia biên giới, “người hàng xóm” Pakistan cũng sở hữu số lượng đầu đạn tương đương và không giấu tham vọng mở rộng kho vũ khí.

Tính đến tháng 7/2017, Bình Nhưỡng đã tiến hành 5 vụ thử hạt nhân và bắn hàng chục tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế và lệnh trừng phạt từ Liên Hợp Quốc.

Vòng đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên hay P5 +1 xoay quanh chương trình hạt nhân của Iran dù bế tắc hay đã đạt được thỏa thuận, đều khiến không ít quốc gia "đứng ngồi không yên".

Ông Andrey Ivanov, chuyên gia Viện Nghiên cứu Quốc tế MGIMO của Nga từng nhận định rằng “sở hữu vũ khí hạt nhân là sự đảm bảo duy nhất cho tính toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của các quốc gia”.

Nếu ý tưởng của vị chuyên gia Nga được nhiều quốc gia hưởng ứng, nhân loại sẽ bị đặt vào nghịch lý đau đớn và nực cười: Thứ vũ khí được xem là "bùa hộ mệnh" của một dân tộc lại mang sức mạnh có thể hủy diệt cả Trái Đất.

Lịch sử của trái đất sẽ kết thúc đau đớn nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra. Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn hãy hành động ngay, ngăn chặn mọi âm mưu chế tạo người máy chiến tranh. Vì hòa bình, vì nhân loại, vì trái đất 2000 năm nữa “hãy nói không với chiến tranh”. Chỉ có hòa bình, hợp tác thì mới tồn tại và phát triển, ngược lại nếu cứ đối đầu, gây chiến thì sẽ hủy diệt hết mọi thứ mà thôi.

Hãy nhớ lấy lời tôi nhé! Loài người “Hãy nói không với chiến tranh”, hãy từ bỏ chiến tranh, từ bỏ tham vọng bá chủ … có như thế lịch sử trái đất sẽ sang trang mới với nền hòa bình, thịnh vượng bền lâu.

Chúc bạn có đủ nghị lực để hành động thay đổi tương lai. Chúc bạn thành công!

Ký tên:

Viết thư UPU lần thứ 47: Bài mẫu hay về biến đổi khí hậu mẫu 10

Nước Mỹ ngày 10/1/2100

Xin chào các bạn của những năm 2000, tôi là lá thư do Michel Nguyen gửi tới các bạn đang sống ở thời kỳ 2000.

Tôi là công dân toàn cầu, tôi có cơ hội được đi đến nhiều nơi trên thế giới, vì thế điều tôi đang cảm nhận và muốn gửi gắm tới các bạn là hãy bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu ngay từ thế hệ của các bạn.

Khi tôi viết những thông điệp này, tôi đang sống ở một nước Mỹ với thời tiết mùa đông khắc nghiệt, lạnh kỷ lục các bạn ạ.

Những ngày gần đây, nước Mỹ đang trải qua một đợt rét khắc nghiệt nhất trong nhiều thế kỷ. Tại miền Bắc của nước này, nhiệt độ có lúc đã xuống tới âm 50 - 60 độ C. Còn miền Trung Tây và Bờ Đông của Mỹ phải đối mặt với rất nhiều rắc rối: tai nạn xe cộ, xe chết máy vì ống bô đóng băng, người thiệt mạng vì sốc lạnh, mưa và bão tuyết đang khiến cuộc sống của chúng tôi vô cùng cực khổ. Các bạn thử tưởng tượng nếu ra ngoài được chỉ 3 - 5 phút thì da thịt bạn đã đông cứng lại với một tủ đá âm đến 50 - 60 độ C mà các bạn vẫn thấy sẽ như thế nào.

Tôi đang chịu đựng đợt giá rét lần này đã phá sâu nhiều kỷ lục về nhiệt độ của Mỹ. Và thậm chí, nó lạnh đến mức khiến cho các loài vật vốn sinh ra để chịu lạnh - phải chết cóng và loài người dù cố gắng cũng đang rất khổ sở để vượt qua mùa đông.

Tuyết cũng đang rơi ở mức kỷ lục tại Mỹ. Tại một số khu vực ở New York ghi nhận tuyết rơi với độ dày lên tới 2m; các con sông bị đóng băng, nhiều sự kiện liên quan đến bơi lội thường niên bị hủy bỏ vì quá nguy hiểm.

Nguyên nhân khiến thời tiết lạnh bất thường hiện vẫn chưa được làm rõ! Một số người cho rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân, hoặc liên hệ trực tiếp với hiện tượng La Nina xảy ra sau khi El Nino kết thúc.

Chưa lúc nào mà nỗ lực phòng chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai lại được đề cao như hiện nay, đặc biệt là khi các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra với cường độ mạnh hơn, với diễn biến ngày càng bất thường, khó đoán.

Bão nối tiếp bão, liên tiếp những trận siêu bão với sức tàn phá lớn đổ bộ vào các khu vực Đông Nam Á, Mexico... Đó còn chưa kể hàng chục cơn bão đang đổ ập vào Trung Quốc, Mỹ và ngay cả Canada quê hương thứ hai của tôi.

Trong khi đó, Ấn Độ và các nước Nam Á cũng phải trải qua các đợt mưa lũ nghiêm trọng. Thảm họa lũ lụt được cho là tồi tệ nhất trong nhiều năm qua tại khu vực này đã làm hơn triệu người thiệt mạng, hàng triệu người phải rời nhà cửa đi lánh nạn.

Biến đổi khí hậu không còn là câu chuyện xa vời nữa, khi hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng khắc nghiệt, đòi hỏi các nước phải có những biện pháp quyết liệt hơn trong phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai.

Sự nóng lên của Trái đất không chỉ ảnh hưởng tới bề mặt của biển mà còn ảnh hưởng tới những khu vực sâu hơn dưới mặt biển. Theo đó, ở vùng biển sâu hơn 700m, thậm chí là nơi sâu nhất của đại dương, nhiệt độ nước đang ấm dần lên.

Chúng ta đã không còn những Bắc Cực, Nam Cực trong lịch sử mà tất cả đã băng tan. Thật khủng khiếp các bạn ạ, những vùng đất nứt nẻ vì khô hạn, những nơi người dân chỉ sống chung với bão lụt và mùa đông nó trở thành nỗi ám ảnh của Châu Âu và Bắc Mỹ.

Trong khi những nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân hành tinh, thì nguyên nhân cuối cùng lại có sự tác động rất lớn của con người mà chúng ta gọi đó là sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính.

Hiểu sơ lược là: nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái đất được quyết định bởi sự cân bằng giữa hấp thụ năng lượng mặt trời và lượng nhiệt trả vào vũ trụ. Khi lượng nhiệt bị giữ lại nhiều trong bầu khí quyển thì sẽ làm nhiệt độ Trái đất tăng lên. Chính lượng khí CO2 chứa nhiều trong khí quyển sẽ tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất.

Một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOx, CH4, CFC. Với những gia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp và việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, than đá...), nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4 độ C đến 5,8 độ C từ 1990 đến 2100 và vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày càng sâu sắc đối với chất lượng sống của con người.

Đến nay, chúng ta đang có trên 3 tỷ người nghèo đói, không có thức ăn chính là do biến đổi khí hậu mang đến.

Trước những thách thức đó tôi chỉ mong muốn các bạn phải điều chỉnh cách sống để phù hợp với sự biến đổi khí hậu nhằm ứng phó với những hình thái thời tiết hoặc khí hậu thay đổi bất thường xảy ra.

Viết thư UPU lần thứ 47: Bài mẫu hay về biến đổi khí hậu số 11

Vũ trụ năm 3.900

Xin chào những công dân thế kỷ 21, tôi là lá thư được gửi đến từ năm 3.900 để cảnh báo loài người trước nguy cơ bùng nổ dân số, cạn kiệt tài nguyên.

Một báo cáo mới được Liên hợp quốc công bố cho biết dân số thế giới hiện nay là 7,6 tỷ người, tăng 200 triệu người so với mức 7,4 tỷ người năm 2015.

Đóng góp vào sự gia tăng này là tỉ lệ sinh tương đối cao tại các nước đang phát triển. Theo báo cáo, dân số toàn cầu tăng thêm 83 triệu người mỗi năm và với tốc độ này, thế giới sẽ lần lượt có 8,6 tỷ người năm 2030, 9,8 tỷ người năm 2050 và 11,2 tỷ người năm 2100.

Sự tăng trưởng dân số tập trung chủ yếu ở những nước nghèo nhất thế giới, gây ra thách thức không nhỏ khi cộng đồng quốc tế nỗ lực đạt được những mục tiêu đề ra trong Chương trình phát triển bền vững 2030 nhằm xóa sổ tình trạng đói nghèo và bảo vệ hành tinh.

Đáng chú ý, Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc để trở thành nước đông dân nhất hành tinh vào năm 2024. Ấn Độ hiện có 1,3 tỷ dân, thua Trung Quốc khoảng 100 triệu dân. Tuy nhiên, Nigeria mới là nước có tốc độ tăng dân nhanh nhất. Đến năm 2050, quốc gia Châu Phi này sẽ qua mặt Mỹ để đứng thứ 3 thế giới về dân số. Khi đó, 7 trong số 20 nước đông dân nhất thế giới nằm tại Châu Phi.

Ở chiều ngược lại, mọi quốc gia Châu Âu đều đang chứng kiến tỉ lệ sinh thấp khiến dân số có nguy cơ bị sụt giảm nếu không có sự bù đắp từ làn sóng di cư quy mô lớn.

Kết quả nghiên cứu cũng nhận thấy hiện có nhiều nam giới hơn phụ nữ (cứ 100 phụ nữ thì có 102 nam giới), trong lúc trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 1/4 dân số thế giới; chưa hết, số lượng người từ 60 tuổi trở lên được dự báo tăng từ 962 triệu người năm 2017 lên 2,1 tỷ người năm 2050 và 3,1 tỷ người vào năm 2100.

Sự gia tăng dân số quá nhanh đang đặt ra nhiều khó khăn, thử thách cho tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Do bùng nổ dân số, hiện nay, hơn 1 tỷ người trên thế giới thường xuyên không được tiếp cận nguồn nước sạch, trong khi đó 2,7 tỷ người phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước sạch trong khoảng thời gian ít nhất 1 tháng trong năm. Với lượng tiêu thụ nước sạch như hiện nay, tới năm 2025, 2/3 dân số toàn cầu sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch nghiêm trọng.

Ngoài ra, theo một báo cáo của tổ chức Global Harvest Initiative (GHI), tính tới năm 2050, thế giới sẽ không có đủ nguồn lương thực thực phẩm để phục vụ nhu cầu của người dân toàn cầu khi dân số đạt mốc 9 tỷ người, toàn bộ tài nguyên đất của thế giới có thể sẽ bị cạn kiệt.

Trong vòng 40 năm trở lại đây, khoảng 1/3 đất canh tác trên thế giới đã không còn có thể trồng trọt được, do bị khai thác không hợp lý đến mức cạn kiệt. Hiện tượng sa mạc hoá đất đai ngày càng trở nên nghiêm trọng với khoảng 6 triệu ha đất bị sa mạc hoá hàng năm, gây ra tổn thất trên 40 tỷ USD. Hiện tượng sa mạc hoá làm ảnh hưởng đến đời sống của 850 triệu người trên thế giới.

Theo các nhà khoa học cho biết việc bùng nổ dân số còn ảnh hưởng đến sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, tăng tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ tử vong ở trẻ em và tội phạm ngày càng tăng lên. Không chỉ vậy, chính phủ tại các quốc gia trên thế giới sẽ phải chịu thêm gánh nặng về cơ sở hạ tầng.

Vì thế, nếu như các quốc gia không cùng chung tay kiểm soát sinh sản, giảm tỷ lệ sinh, tăng cường truyền thông và giáo dục về nguy cơ biến đổi khí hậu thì Trái đất sẽ đứng trước hiểm họa trong một tương lai không xa.

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 47: Bài mẫu Sẽ ra sao khi không còn kháng sinh để trị bệnh?

Đánh giá bài viết
45 20.422
Sắp xếp theo

    Viết thư UPU lần thứ 53

    Xem thêm