Viết thư quốc tế UPU lần thứ 48: Bài mẫu về bà như người hùng
Viết thư quốc tế UPU lần thứ 48
Viết thư quốc tế UPU lần thứ 48: Bài mẫu về bà như người hùng cho các bạn tham khảo thêm nhiều ý tưởng, khai thác tốt các chủ đề khác nhau chuẩn bị cho bài dự thi viết thư quốc tế UPU năm 2019. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.
Thời hạn nộp bài dự thi Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 48 năm 2019 không còn nhiều, và chắc hẳn các bạn học sinh cũng đang cố gắng tìm kiếm các bài viết mẫu để có ý tưởng hoàn thành bài. Thực ra trên mạng có khá nhiều các bài văn mẫu hay viết về bà nội, phù hợp với đề bài năm nay.
Bên dưới sẽ là phần giới thiệu một vài bài văn mẫu hay về những người bà thân quen của mỗi chúng ta được kính yêu và trân trọng như những "người hùng", đó chính là ý tưởng cho bức thư UPU 2019. Lưu ý đối với phần chào hỏi đầu thư, nội dung viết cho ai, viết lúc nào, viết để làm gì thì các bạn nên tự sáng tạo.
Ví dụ phần mở đầu thư thường phải có câu chào hỏi như: "Chào bạn. Tôi vẫn khỏe, còn bạn dạo này thấy nào. Tôi rất vui vì qua thư chúng ta có thể trao đổi nhiều điều thú vị như vậy. Hôm nay tôi muốn kể với bạn về một người mà tôi rất ngưỡng mộ..."
Như chúng ta đã biết, năm nay Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 48 sẽ có chủ đề: "Hãy viết một bức thư về người hùng của em" (Tiếng Anh: Write a letter about your hero). Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) gọi chủ đề năm 2019 là một "chủ đề truyền cảm hứng". "Đây là một chủ đề mở, khơi gợi nhiều tư duy sáng tạo, nhiều suy nghĩ và cảm xúc đối với mỗi thí sinh. Trong mỗi con người, mỗi một bạn trẻ đều có sự hiện hữu, tình cảm yêu quý và ngưỡng mộ đối với một người hùng của riêng mình".
Thời gian dự thi Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 48 năm 2019 sẽ khép lại vào ngày 15/2/2019 (tính theo dấu bưu điện). Bài dự thi viết thư UPU dài không quá 1.000 từ, viết tay trên 1 mặt giấy. Bài thi phải cho vào phong bì có dán tem, gửi thường qua đường bưu điện đến địa chỉ Báo Thiếu niên Tiền phong, số 5 Hòa Mã, Hà Nội.
Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 48 năm 2019 về bà như “người hùng”
Bài mẫu 1
Thuở nhỏ, em đã sống cùng với bà nội. Gia đình em đông anh chị em, bố mẹ làm lụng vất vả, em lại đau ốm thường xuyên nên ở cùng với bà nội.
Từ nhỏ, bà đã rất thương yêu em, có gì cũng chiều chuộng và nhường nhịn em. Bà chính là người mẹ thứ 2 của em, người dành hết tình cảm cho đứa cháu bé bỏng.
Bà nội năm nay đã 80 tuổi, lưng nội đã còng, tóc đã bạc đi mấy phần, hàm răng cũng không còn nữa. Nội hay ngồi ở bậc thềm quệt lá trầu không với vôi, gọt mấy quả cau bà hàng xóm vừa mamg sang biếu.
Nội bảo rằng con gái ngày xưa hay ăn trâu nên giờ rang mới đen nháy này. Nội ngày xưa rang cũng đen nháy nhưng giờ già yếu nên đã rụng hết rồi.
Nội nhai trầu cứ móm món, mắt nhìn xa xăm ra khoảng không ngoài kia. Có lẽ bà đang nhớ ông. Ông nội mất đã được hai năm, nhưng dường như đối với bà ông vẫn còn hiển diện hằng ngay trong ngôi nhà này.
Nội có 7 người con nhưng mỗi người đều ở một phương trời khác nhau, chỉ có dịp lễ Tết thì mọi người mới quay quần bên cạnh nhau. Có lẽ đó chính là những giây phút em cảm nhận được niềm vui hiện rõ trong đôi mắt và nụ cười của nội.
Bao nhiêu năm nội sống một mình, bấy nhiêu năm nội già đi rất nhiều nhưng tình thương yêu của nội dành cho con cháu vẫn luồn nồng nàn và da diết.
Em ở với bà nội từ năm học lớp 1, đi học về, nội nấu cơm sẵn, hai bà cháu lại vui vẻ ăn cơm. Ngày qua ngày như thế, mỗi lần thiếu vắng nội em lại thấy buồn và nhớ nội nhiều. Em vẫn thích nhất là món canh cá nấu chua do nội nấu. Vị chua chua của khế, vị cay cay của ớt và vị mềm thơm của thịt cá khiến em xuýt xoa khen ngon.
Những lúc như thế nội chỉ cười bảo "Cha mi, lớn nhanh nhanh sau ni còn nấu canh cho nội ăn". Những bữa cơm bình dị, ấm áp bên nội luôn là những khoảnh khắc neo giữ thật sâu trong trái tim một đứa trẻ như em.
Nhiều lúc trái gió trở trời, chứng đau lưng của nội tái phát, nội phải nằm một chỗ, không đi lại được. Lúc đó em thương nội lắm, chỉ mong mùa gió chướng đừng về, đông bớt lạnh để nội bớt đau. Nhưng lúc đó, nội chỉ cười và bảo sẽ nhanh khỏe lại. Em biết nội không muốn để con cháu phải lo nhưng thực sự em rất thương và lo cho nội.
Nội luôn ân cân, chu đáo không chỉ với con cháu mà còn đối với tất cả mọi người xung quanh. Có gì nội cũng mang đi cho người ta hết, nội bảo phải chia sẻ thì tình cảm giữa người với người mới trở nên gắn bó chân thành và sâu sắc nhất.
Những năm tháng ở với nội em đã học được rất nhiều điều quý giá. Đó chính là tình yêu thương, sự quan tâm và sẻ chia chân thành nhất.
Nội là người mẹ hiền thứ 2 tần tảo nuôi em khôn lớn, cho em những bữa cơm, những giấc ngủ ngon và cả những bài học làm người.
Bài mẫu 2
Gia đình em là một gia đình lớn, gồm: ông bà nội, ba má, cô út và hai chị em em. Em nhỏ nhất nhà nên trong nhà, ai cũng quan tâm và chăm lo cho em nhiều lắm.
Trong lúc đó, bà nội em là người "đứng mũi, chịu sào" trong việc lo toan vun vén và sắp xếp mọi hoạt động trong nhà và cũng là người gần gũi và quan tâm đến em nhiều nhất. Em yêu quý và kính trọng nội em vô cùng.
Năm nay, bà nội em năm mươi chín tuổi. Bà nội đã nghỉ hưu được bốn năm rồi. Khi chưa nghỉ hưu, nội em là giáo viên bậc Tiểu học gần nhà.
Khi chưa nghỉ hưu, nội em rất trẻ và rất đẹp. Năm ấy, nội năm lăm tuổi mà chưa ai đến nhà nói đúng tuổi nội. Bà nội đứng bên cạnh mẹ em, trông như hai chị em. Chẳng ai nghĩ đó lại là mẹ chồng với nàng dâu.
Nội em có khuôn mặt trái xoan, có sống mũi dọc dừa, đôi mắt to, lông mày đậm hơi cong tự nhiên, không tỉa tót nên rất đẹp. Bà nội em ăn mặc giản dị nhưng rất nền nã.
Nội em toàn chọn những màu hơi tối như tím than, xanh dương đậm, tím đậm. Có lẽ da nội trắng nên mặc những màu đó, bà nội càng trẻ, càng đẹp hơn. Khi còn đi dạy học, nội em thường đi giầy màu đen hoặc nâu. Khi ở nhà, bà nội em đi đôi dép lê màu đen hoặc trắng.
Từ ngày nghỉ hưu, suốt ngày bà nội em chẳng chịu nghỉ ngơi mà lúc nào cũng luôn tay. Có thể nói, nội em là người của công việc.
Buổi sáng, nếu mẹ em đi làm ca thì bà nội là người lo mọi công việc của một người nội trợ như quét dọn, nấu nướng, giặt giũ... Vì thế, đi học về, hôm nào em cùng có sẵn cơm ngon, canh ngọt.
Khi làm hết mọi việc trong gia đình, bà nội lại nghĩ ra nhiều món ăn mới. Nội ghi ghi, chép chép cách nấu để ngày Chủ nhật liền đó thế nào cả nhà cũng có một bữa ăn với những món ăn rất ngon bà nội đã tự sáng chế ra.
Thương bà nội vất vả, em luôn tranh thủ thời gian để giúp nội những việc lặt vặt trong nhà như quét dọn nhà cửa, đánh ấm chén,...
Bà nội em sống rất nghĩa tình và tốt bụng. Bà con lối xóm ai cũng nể trọng và luôn lấy bà nội em ra làm tấm gương để dạy bảo con cháu.
Với em, bà nội còn là nơi em gửi gắm niềm vui, nỗi bụồn. Có những chuyện em không thể tâm sự được với mẹ nhưng lại có thể nói với bà. Những lúc ấy, bà nội em quả thực là điểm tựa tinh thần vững chắc cho em.
Em vô cùng yêu quý, kính trọng và biết ơn bà nội của em. Em sẽ luôn chăm học, chăm làm, hiếu thảo với bà nội để bà vui, bà sống lâu trăm tuổi cùng con cháu.