Viết thư quốc tế UPU lần thứ 48: Bài mẫu về người hùng là “cựu chiến binh”
Viết thư quốc tế UPU lần thứ 48
Viết thư quốc tế UPU lần thứ 48: Bài mẫu về người hùng là “cựu chiến binh” bao gồm các bài văn mẫu cho các bạn tham khảo thêm nhiều ý tưởng, khai thác tốt các chủ đề khác nhau chuẩn bị cho bài dự thi viết thư quốc tế UPU năm 2019. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.
Thời hạn nộp bài dự thi Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 48 năm 2019 không còn nhiều, và chắc hẳn các bạn học sinh cũng đang cố gắng tìm kiếm các bài viết mẫu để có ý tưởng hoàn thành. Trên mạng có khá nhiều các bài văn mẫu hay viết về những người cựu chiến binh, phù hợp với đề bài năm nay.
Bên dưới sẽ là phần giới thiệu một vài bài văn mẫu hay về những "người hùng" là những cựu chiến binh mẫu mực trong cuộc sống ngày nay, đó chính là ý tưởng cho bức thư UPU 2019. Lưu ý đối với phần chào hỏi đầu thư, nội dung viết cho ai, viết lúc nào, viết để làm gì thì các bạn nên tự sáng tạo.
Ví dụ phần mở đầu thư thường phải có câu chào hỏi như: "Chào bạn. Tôi vẫn khỏe, còn bạn dạo này thấy nào. Tôi rất vui vì qua thư chúng ta có thể trao đổi nhiều điều thú vị như vậy. Hôm nay tôi muốn kể với bạn về một người mà tôi rất ngưỡng mộ..."
Như chúng ta đã biết, năm nay Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 48 sẽ có chủ đề: "Hãy viết một bức thư về người hùng của em" (Tiếng Anh: Write a letter about your hero). Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) gọi chủ đề năm 2019 là một "chủ đề truyền cảm hứng".Đây là một chủ đề mở, khơi gợi nhiều tư duy sáng tạo, nhiều suy nghĩ và cảm xúc đối với mỗi thí sinh. Trong mỗi con người, mỗi một bạn trẻ đều có sự hiện hữu, tình cảm yêu quý và ngưỡng mộ đối với một người hùng của riêng mình".
Thời gian dự thi Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 48 năm 2019 sẽ khép lại vào ngày 15/2/2019 (tính theo dấu bưu điện). Bài dự thi viết thư UPU dài không quá 1.000 từ, viết tay trên 1 mặt giấy. Bài thi phải cho vào phong bì có dán tem, gửi thường qua đường bưu điện đến địa chỉ Báo Thiếu niên Tiền phong, số 5 Hòa Mã, Hà Nội.
Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 48 năm 2019 về “người hùng” cựu chiến binh
Thầy Nguyên là thầy chủ nhiệm dạy mẹ tôi thời chống Mỹ, và dạy tôi năm tôi học lớp 6. Thầy dạy môn toán và làm chủ nhiệm lớp 6.
Trường cấp II Bình Minh của tôi trước đây từng là niềm tự hào của bà con làng trên xóm dưới, một vùng quê giỏi làm ăn và hiếu học. Dù vậy thầy Nguyên sau mấy năm dạy học ở Bình Minh đã đi bộ đội, đã chiến đấu ở chiến trường biên giới Tây - Nam.
Thầy bị thương ở chân và bụng, bị mất cánh tay phải. Sau đó, thầy mới trở lại trường. Ông tôi nói: "Việc thầy Nguyên trở lại trường Bình Minh xã ta là một việc làm rất tình nghĩa…".
Trước kia thầy là một chàng trai khòe mạnh, bình thường, nhưng chiến tranh đã cướp đi của người thanh niên ấy một cánh tay phải. Thầy chỉ còn một tay mà làm gì cũng nhanh và khéo léo.
Trước khi về trường, ở trại thương binh, thầy đã khổ luyện viết, vẽ, làm việc bằng tay trái suốt hai năm. Dạy toán, thầy không dùng được thước, chỉ vẽ bằng tay mà đường nét thẳng tắp. Chữ thầy phê vào bài, vào vở học sinh, hay viết lên bảng, trông đều tăm tắp và rất đẹp.
Ở trường chúng tôi, từ trước đến nay không có chuyện học thêm, nhưng thầy Nguyên mỗi tuần hai buổi, thầy đến với từng nhóm học sinh, chăm chút cho những em học yếu, những em học giỏi. Các vị phụ huynh coi thầy như người nhà. Các cụ già, các bác cán bộ về hưu rất quý trọng thầy thương binh của xã mình.
Thầy vẫn đến thăm ông nội tôi mỗi tháng đôi lần. Sau khi hai đứa con của thầy tốt nghiệp đại học, ra trường đi làm, số tiền trợ cấp thương tật, thầy dành lại làm phần thưởng cho những học sinh vượt khó học chăm, học giỏi.
Thầy dạy giỏi, rất thương học sinh, nhất là những em gặp khó khăn. Thầy vẫn nói với học sinh trong giờ học Đạo đức: "Thầy mồ côi bố. Nhà nghèo, nhờ mẹ thương mà học hành nên người. Đi dạy học, đi bộ đội mà được giáo dục trưởng thành".
Mấy năm liền, thầy là giáo viên giỏi cấp tỉnh, nhưng thầy vẫn sống giản dị, khiêm tốn. Ngày tôi thi học sinh giỏi Toán lớp 6 được giải Nhì toàn huyện, thầy tặng tôi quyển sổ tay rất đẹp với lời ghi: "Chúc em Vinh cố gắng, ngoan ngoãn và học giỏi, vươn lên!". Tôi vẫn giữ quyển sổ ấy như một kỉ vật quý báu của một tấm lòng vàng.
Đối với tất cả các thầy cô giáo và học sinh chúng em, thầy Nguyên như một tấm gương sáng để cả trường chúng em phấn đấu, học theo. Thầy tự học thi được bằng C tiếng Anh, rồi học tại chức, thầy tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng Anh.
Thầy đã có công sức quá lớn đối với bao lớp học trò chúng tôi. Biết hứa gì, biết làm gì mới có thể đền đáp phần nào công ơn của thầy đây, chỉ có thể học tập và rèn luyện thật tốt để đi tiếp quãng đường mà thầy đang đi, góp phần vào sự nghiệp trồng người mà thầy đã yêu quý.