Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49: Thông điệp gửi người lớn về vấn đề trẻ em tị nạn

Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49: Thông điệp gửi người lớn về vấn đề trẻ em tị nạn

Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49: Bài mẫu Thông điệp gửi một người lớn về vấn đề trẻ em tị nạn cho các bạn tham khảo thêm nhiều ý tưởng, khai thác tốt các chủ đề khác nhau chuẩn bị cho bài dự thi viết thư quốc tế UPU năm 2020. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Năm nay, Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 có đề bài khá thú vị, đó là: "Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống" (Tiếng Anh: Write a message to an adult about the world we live in). Với đề bài năm nay, dự báo sẽ có không ít bức thư hay về thế giới và góc nhìn trong thời đại của công nghệ, đồng thời vẫn bám sát vào những mối quan tâm chính của xã hội.

Với mỗi chủ đề được chọn, cuộc thi viết thư quốc tế UPU hướng tới việc giúp các em tiếp cận và nhận thức các vấn đề của xã hội, của thời đại và thể hiện suy nghĩ của mình đối với những vấn đề này; bồi đắp, nuôi dưỡng tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với xã hội, đất nước và thế giới. Cuộc thi cũng là dịp để các em trau dồi tư duy và khả năng viết văn, và hiểu biết thêm về vai trò của Bưu chính trong đời sống xã hội

Các em cũng cần lưu ý là những bức thư chép lại từ bài mẫu hoặc chép giống nhau bị loại ngay từ vòng chấm đầu tiên. Các em cần tuân thủ phần kỹ thuật viết thư được ghi rất rõ trong Thể lệ Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 49 (2020) để có một bài dự thi đúng thể thức, đúng yêu cầu. Đặc biệt là quy định về độ dài không quá 800 từ, không viết tên hay địa chỉ của mình trong nội dung bức thư.

Một điều các bạn học sinh cần lưu ý rằng bài mẫu chỉ để tham khảo và lấy ý tưởng cũng như cảm hứng, và bài mẫu khi đã đăng trên báo và mạng xã hội thì không thể bê nguyên đi làm bài dự thi. Điều quan trọng làm nên bức thư hay vẫn là dấu ấn cá nhân của mỗi bạn học sinh.

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 thông điệp gửi người lớn về vấn đề trẻ em tị nạn

Thư gửi nhà lãnh đạo của các quốc gia

Có lẽ, chúng ta đều đang nhìn thấy, số lượng người tị nạn buộc phải chạy trốn khỏi các cuộc chiến tranh, xung đột và bức hại trên thế giới đang tăng lên nhanh chóng nhất là tại các quốc gia như: Syria, Iraq và Afghanistan.

Người ta ước tính rằng khoảng một nửa trong số 19,5 triệu người tị nạn đã xác nhận trên toàn cầu là trẻ em và thanh thiếu niên. Đây là những nạn nhân dễ bị tổn thương nhất trong các cuộc xung đột.

Theo tính toán, những cuộc xung đột đã biến Syria thành một trong những nơi nguy hiểm nhất cho trẻ em: Syria có dân số 21,9 triệu người, trong đó hơn 9 triệu là dưới 18 tuổi. Hơn 4,29 triệu trẻ em ở Syria ở trong tình trạng nghèo đói, nay đây mai đó hay bị mắc kẹt giữa làn đạn.

Tất nhiên, số phận của những đứa trẻ này sẽ chẳng ai có thể nói trước được. Nhất là khi có khoảng một triệu trẻ em tại đất nước này vẫn đang sống tại các khu vực mà nhân viên cứu trợ không thể đến thường xuyên, do đó không có được những hỗ trợ thiết yếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của chúng.

Khi chúng ta đang hưởng một cuộc sống chất lượng, ngủ trên đệm êm, chăn ấm, có một nền giáo dục chất lượng thì tại đất nước Syria hàng triệu người phải sống trong cảnh khổ sở không được hỗ trợ đủ, bị cảm cúm, mắc bệnh dịch, đói khát.

Chúng ta dường như đang quá thờ ơ với số phận của đồng loại và không ai cảm thấy đau xót khi chứng kiến cuộc sống khốn khổ của những người tị nạn mà nhất là trẻ em.

Cho đến khi trên mạng xã hội tràn lan hình ảnh em bé Syria như một thiên thần chết trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ cũng vì di cư, bức ảnh ấy đã khiến chúng ta phải suy nghĩ lại những gì thế giới đang diễn ra.

Đây là sức lay động từ một cái chết và là cách người ta làm dịu lại nỗi đau. Nhưng dù thế nào đi nữa thì một sự thật vẫn luôn hiện hữu. Một cuộc đời đã chấm dứt. Nhưng dù sao thì cậu bé đó cũng là người may mắn vì sau khi chết vẫn còn được nhiều người biết đến, được an ủi. Còn hàng nghìn, thậm chí hàng triệu cái chết khác không một ai biết đến, thậm chí chết còn không được an táng.

Đó là hàng nghìn người di cư đã bỏ mạng khi vượt Địa Trung Hải, hàng nghìn đứa trẻ đã chết vì đói, vì rét, vì bệnh tật, hàng trăm người đã chếtvì khủng bố. Có những người biết là sẽ chết khi phải vượt biển di cư nhưng không làm khác được, vì sự sống họ buộc phải di cư, phải vượt biển.

Hay theo thông tin trên báo chí, phần lớn những thanh thiếu niên độc hành tới châu Âu là các em trai, nhưng trong hành trình đi từ Rome tới Abruzzo vẫn có nhiều bé gái người Nigeria cũng đang đơn độc tại Ý.

Những vấn đề liên quan tới phụ nữ Nigeria bị bán sang làm gái điếm ở đây đã có từ lâu. Nhưng với việc các tàu thuyền chở di dân vượt Địa Trung Hải nhiều hơn, số phụ nữ người Nigeria bị bắt làm công việc này tại Ý cũng ngày càng tăng, đặc biệt là số bé gái vị thành niên.

Các em gái này bị lừa rằng khi tới châu Âu sẽ làm thợ làm tóc hay chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên khi bị đưa tới Libya, bọn buôn người sẽ nhốt các em lại một thời gian và lạm dụng tình dục trước khi đẩy các em tới Ý. Trong đêm khuya khoắt, các bé gái vẫn vật vờ kiếm khách, những gương mặt trẻ một cách đau lòng, ngay cả dưới lớp trang điểm rất đậm...

Một thế giới tươi đẹp, một thế giới hòa bình phải là thế giới không có chiến tranh, không có xung đột, không có di cư. Ở đó, trẻ em là người được yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và hưởng những gì tốt đẹp nhất của Trái Đất này chứ không phải những đứa trẻ vừa sinh ra đang mang kiếp “di cư, tị nạn”. Càng không phải những đứa trẻ ngày ngày chạy theo cha mẹ để tránh khỏi những cuộc chiến tranh, xung đột và sinh mạng chúng có thể bị tước đoạt bất cứ khi nào.

Tôi viết lá thư này với mong muốn những nhà lãnh đạo trên thế giới hãy cùng chung tay giúp đỡ những đứa trẻ tị nạn thông qua các tổ chức thế giới và cùng phản đối những cuộc xung đột, chiến tranh vô nghĩa vì lợi ích của những con người ích kỷ.

Ký tên

Nguyễn Thanh Tùng

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 thông điệp gửi người lớn về vấn đề trẻ em lang thang, cơ nhỡ

Kính gửi những người lớn!

Cháu luôn băn khoăn một suy nghĩ là làm sao có thể xây dựng một thế giới hòa bình và tràn ngập tiếng cười khi đó đây, xung quanh chúng ta vẫn hàng triệu trẻ em lang thang, cơ nhỡ, không nơi nương tựa, không được giáo dục, không được chăm sóc?

Vừa qua, văn phòng cảnh sát hình sự Liên bang Đức (BKA) xác nhận ít nhất 8.991 trẻ em tị nạn không còn liên hệ với chính quyền. Trong số này hầu hết những đứa trẻ ở độ tuổi thiếu niên từ 14-17 nhưng 867 trường hợp chỉ dưới 13 tuổi.

Theo RT, con số này nhiều gấp đôi so với số liệu được công bố hồi tháng 1/2016 với 4.749 trẻ tị nạn được thông báo đã mất tích.

Năm 2016, số trẻ tị nạn bị mất tích ở Đức là 5.800 em trên số lượng tiếp nhận người tị nạn là 1,1 triệu trường hợp.

Trong năm nay, Văn phòng Liên bang về người di cư và tị nạn của Đức dự kiến sẽ tiếp nhận tối đa 300.000 người xin tị nạn ở nước này.

Các em là những đứa trẻ lang thang, không cha, không mẹ, rất dễ bị bóc lột thậm tệ, dưới mọi hình thức. Vì thế, có những em mới 5 tuổi nhưng đã phải lao động cực nhọc, dưới mọi hình thức để có thể kiếm cơm nuôi sống bản thân... Cũng có nhiều em phải đi ăn xin từng bữa…và ngủ ở gầm cầu, ven đường, xó chợ và cay đắng hơn là các em bị xua đuổi, an ninh không được bảo đảm.

Mọi người có biết trong lúc chúng ta ngủ trong chăn ấm, đệm êm và ăn những thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì những đứa trẻ tỵ nạn phải sống thế nào không?

Thực sự khi nhìn những hình ảnh về trẻ tị nạn Syria nằm ngủ vật vờ trên đường phố lạnh lẽo hay trong cánh rừng hoang sơ mà truyền thông đưa tin khiến tôi rất chạnh lòng. Những đứa trẻ ấy đáng lẽ phải được chăm sóc đươc nuôi dạy, được vui chơi và học hành, được sống trong tình thương của gia đình thay vì lang thang khắp nơi, kiếm được gì ăn nấy và mệt ở đâu thì ngủ ở đó.

Và…đương nhiên, khi ở những quốc gia mà những cuộc xung đột diễn ra liên tục thì mạng sống của họ còn bị tước đoạt đi bất cứ lúc nào.

Ta vẫn thấy, con người hay nhắc đến việc xây dựng một thế giới hạnh phúc nhưng lại không mảy may đến những đứa trẻ - thế hệ tương lai của thế giới này.

Con người ngày càng tham lam và ích kỷ, vô tâm không cần biết đến những người xung quanh sống ra sao. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng vài trăm đô cho một bữa nhậu nhưng lại vô tình lướt qua những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ…

Cháu viết lá thư này với một hy vọng lớn lao rằng: Mọi người hãy nhìn nhận lại chính mình để yêu thương và biết san sẻ hơn với những người khốn khổ xung quanh.

Từ bây giờ mọi người hãy hành động, hãy lên kế hoạch để giúp đỡ những trẻ tị nạn, hãy dùng ngay những cuộc chiến tranh vô nghĩa để con cháu ta và con cháu của mọi người có thể sống trong một thế giới hạnh phúc thực sự.

Thân ái và chào tạm biệt!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
43
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Viết thư UPU lần thứ 54

    Xem thêm