Ý nghĩa và việc làm trong 3 ngày tân niên

Ý nghĩa và việc làm trong 3 ngày tân niên

Theo phong tục của tết cổ truyền từ bao đời nay thì 3 ngày tân niên là 3 ngày quan trọng nhất của năm để chuẩn bị cho Tết nguyên đán, làm việc gì cũng phải cẩn thận, đúng phép. Vậy bạn có hiểu rõ ý nghĩa của 3 ngày Tân Niên và lễ cúng là gì không? Cùng VnDoc giải mã vấn đề này nhé.

Cách thắp hương đúng cách ngày Tết

Văn khấn cúng giao thừa ngoài trời năm Mậu Tuất 2018

Bài văn khấn cúng Lễ Tất niên cuối năm

Lễ cúng tân niên

1. Ngày mồng Một tháng Giêng

Là ngày Tân niên đầu tiên và được coi là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Chưa kể đến những người tốt số, hợp tuổi sẽ được mời đi xông đất, vào sáng sớm ngày này, với người Việt cổ thường không ra khỏi nhà vào ngày này mà chỉ bày cỗ cúng Tân niên, ăn tiệc và chúc tụng nhau trong nội bộ gia đình. Đối với những gia đình đã tách khỏi cha mẹ và cha mẹ vẫn còn sống, họ đến chúc tết các ông bố theo tục: Mồng Một Tết cha.

Tham khảo: Văn khấn mùng 1 Tết

2. Ngày mồng Hai tháng Giêng

Là ngày có những hoạt động cúng lễ tại gia vào sáng sớm. Sau đó, người ta chúc tết các bà mẹ theo tục Mồng Hai Tết mẹ. Riêng đàn ông chuẩn bị lập gia đình còn phải đến nhà cha mẹ vợ tương lai (nhạc gia) để chúc Tết theo tục Đi sêu.

Xem thêm: Bài văn khấn mùng 2 Tết

3. Ngày mồng Ba tháng Giêng

Là ngày sau khi cúng cơm tại gia theo lệ cúng ít nhất đủ ba ngày Tết, các học trò thường đến chúc Tết thầy dạy học theo tục Mồng Ba Tết thầy. Trong những ngày này người ta thường đi thăm viếng, hỏi thăm nhau những điều đã làm trong năm cũ và những điều sẽ làm trong năm mới.

Đối với cộng đồng người Công giáo Việt Nam, ba ngày đầu năm họ thường tham dự thánh lễ ở nhà thờ với ý cầu nguyện cho từng ngày: mồng Một cầu nguyện bình an cho năm mới, mồng Hai cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ nếu còn sống và tưởng nhớ nếu đã qua đời, mồng Ba cầu nguyện thánh hóa cho công ăn, việc làm trong năm mới được tốt đẹp.

4. Lễ vật cúng tân niên

Lễ Tân niên thường được cúng vào mồng Một, mồng Hai và mồng Ba nhưng quan trọng nhất là lễ cúng mồng Một Tết. Lễ cúng Tân niên thường diễn ra vào buổi sáng, cỗ cúng có đầy đủ các món ăn của ngày Tết. Sau khi cúng xong, con cháu thụ lộc tổ tiên rồi mới đi chúc Tết, thăm họ hàng. Mồng Hai, mồng Ba Tết cũng cúng tương tự mỗi ngày một lần.

Ở một số vùng như Nam Trung Bộ, mâm cúng mồng Một là cỗ chay: bánh kẹo, bánh chưng chay (nhân đậu). Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực ngày Tết của người Việt chính là mâm cỗ Tết. Mỗi vùng một phong tục khác. Tuy nhiên, mâm cỗ ngày Tết nhìn chung không thể thiếu các món thịt gà, bánh chưng, dưa hành, dưa kiệu. Miền Bắc có thêm xôi gấc, nộm, chả giò. Miền Nam là món khổ qua nhồi thịt, thị kho tàu...

Trước khi cúng 3 ngày Tân niên mừng năm mới, các gia đình vẫn thường chuẩn bị cúng Tất niên và cúng giao thừa vào những ngày cuối năm. Mời các bạn tham khảo bài văn khấn Tất niên 2018, văn cúng giao thừa 2018 dưới đây.

Đánh giá bài viết
3 3.157
Sắp xếp theo

    Tết Nguyên Đán 2024

    Xem thêm