Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

05 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể

Mời các bạn tham khảo 5 phẩm chất và 10 năng lực mà chương trình giáo dục phổ thông mới đã chú trọng hình thành và phát triển các em học sinh, nhờ vậy mà học sinh phổ thông sẽ được phát triển toàn diện hơn. Bên cạnh đó, VnDoc.com đã tổng hợp bảng tham chiếu đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh và lời nhận xét dành cho học sinh.

I. 05 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể

Giáo dục con cái đặc biệt là chương trình giáo dục phổ thông luôn là niềm trăn trở cho nhiều các bậc lãnh đạo và nhà trường. Vậy đâu mới là phương pháp giáo dục tốt cho học sinh ở cấp bậc phổ thông để các em có thể phát triển một cách toàn diện? Đây có lẽ chính là câu hỏi được đặt ra với rất nhiều giáo viên. Ở đây chúng tôi sẽ mang đến cho các bậc phụ huynh chương trình giáo dục phổ thông mới - rèn luyện 5 phẩm chất và 10 năng lực của học sinh giúp các em không chỉ phát triển về mặt lý thuyết mà còn cả thực hành.

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Ngoài ra, chương trình cũng hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi gồm:

- Những năng lực chung, được hình thành và phát triển từ tất cả các môn học và hoạt động giáo dục.

- Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định.

05 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể

05 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể

1. 05 phẩm chất trong chương trình giáo dục tổng thể

Đây chính là 5 phẩm chất nền tảng giúp học sinh rèn luyện bản thân và hiểu được những phẩm chất quý giá của dân tộc mình:

  • Yêu nước: Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước vàgiữ nước. Tình yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó.

  • Nhân ái: Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác.

  • Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn lao trong tương lai.

  • Trung thực: Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ vô dụng.. Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải.

  • Trách nhiệm: Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn

2. 10 năng lực cần phát triển cho học sinh

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới các em học sinh không chỉ được phát triển 5 phẩm chất nêu trên mà còn được hình thành và phát triển 10 năng lực thiết yếu để từ đó phát huy và vận dụng tối đa khả năng của mình vào thực tiễn.

10 năng lực đó được chia ra thành 2 nhóm năng lực chính là năng lực chung và năng lực chuyên môn.

Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Nhưng năng lực chung sẽ được nhà trường và giáo viên giúp các em học sinh phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông là:

  • Tự chủ và tự học

  • Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.

  • Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để.

Năng lực chuyên môn là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động. Đây cũng được xem như một năng khiếu, giúp các em mở rộng và phát huy bản thân mình nhiều hơn. Các năng lực chuyên môn được rèn luyện và phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông mới là:

  • Ngôn ngữ

  • Tính toán

  • Tin học

  • Thể chất

  • Thẩm mỹ

  • Công nghệ

  • Tìm hiểu tự nhiên và xã hội

3. Vai trò của phẩm chất và năng lực cốt lõi đối với học sinh là gì?

Phẩm chất và năng lực cốt lõi là những yếu tố quan trọng trong sự phát triển của học sinh. Dưới đây là những vai trò cụ thể của phẩm chất và năng lực cốt lõi đối với học sinh:

  • Giúp học sinh có nhận thức và hành động đúng đắn: Phẩm chất và năng lực cốt lõi giúp học sinh nhận thức được giá trị của việc học tập, rèn luyện bản thân và có hành động đúng đắn trong cuộc sống. Những phẩm chất như trung thực, trách nhiệm, tôn trọng, v.v. giúp học sinh hình thành những giá trị đúng đắn và hành động đúng theo những giá trị đó.
  • Phát triển kỹ năng mềm: Phẩm chất và năng lực cốt lõi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng mềm của học sinh, bao gồm kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm, v.v. Những kỹ năng này sẽ giúp học sinh tự tin hơn trong cuộc sống và có khả năng thích nghi tốt hơn với môi trường xã hội và công việc sau này.
  • Tạo điều kiện cho học sinh phát triển tốt hơn: Học sinh có phẩm chất và năng lực cốt lõi tốt sẽ được đánh giá cao hơn và có nhiều cơ hội hơn để phát triển tốt hơn trong cuộc sống. Những phẩm chất như sự kiên trì, sáng tạo, tinh thần hợp tác, v.v. giúp học sinh đạt được thành tích tốt hơn trong học tập và có khả năng xử lý tình huống khó khăn hiệu quả hơn.
  • Xây dựng đạo đức và tình cảm xã hội: Phẩm chất và năng lực cốt lõi giúp học sinh xây dựng đạo đức và tình cảm xã hội tốt hơn. Những phẩm chất như lòng trắc ẩn, sự tôn trọng, lòng biết ơn, v.v. giúp học sinh đối xử tốt, chan hòa, giúp đỡ mọi người xung quanh.

II. Yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông

Đối với chương trình giáo dục phổ thông, những yêu cầu cần đạt sẽ bao gồm yêu cầu về phẩm chất, năng lực, yêu cầu năng lực cốt lõi, yêu cầu về năng lực chung của học sinh,..

Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông mới được chia thành hai giai đoạn là giai đoạn giáo dục cơ bản được tính từ lớp 1 đến lớp 9 (cấp tiểu học và THCS) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp từ lớp 10 đến lớp 12 (cấp THPT). Với chương trình giáo dục phổ thông được Bộ giáo dục và đào tạo quy định đã phần nào đáp ứng được các yêu cầu xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục theo hướng hiện đại, tinh gọn và bảo đảm chất lượng, thích hợp cho việc phân hóa học sinh và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

Để đánh giá học sinh trong quá trình học tập tại chương trình giáo dục phổ thông cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Vậy yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông là gì? Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này.

1. Yêu câu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông là gì?

Yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông là kết quả mà học sinh cần đạt được về phẩm chất, về năng lực sau mỗi lớp học, cấp học và mỗi hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học, cấp học lại có những yêu cầu riêng đối với học sinh cần phải đạt được.

2. Yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông nói chung

Đối với chương trình giáo dục phổ thông, những yêu cầu cần đạt sẽ bao gồm yêu cầu về phẩm chất, năng lực, yêu cầu năng lực cốt lõi, yêu cầu về năng lực chung của học sinh,..cụ thể:

– Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm;

– Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi như: Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất;

– Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh;

Các tiêu chí đánh giá này ở các cấp học đều có cơ sở chung, tuy nhiên mỗi cấp học khác nhau yêu cầu cũng khác nhau. Trong phạm vi bài viết sẽ đề cập tới yêu cầu cần đạt trong chương trình của học sinh Tiểu học.

– Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu của học sinh:

Yêu nước:

+ Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên;

+ Yêu quê hương, yêu Tổ quốc, tôn trọng các biểu trưng của đất nước;

+ Kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với quê hương, đất nước; tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa đối với những người có công với quê hương, đất nước.

Nhân ái:

+ Yêu thương, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình;

+ Yêu quý bạn bè, thầy cô; quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè;

+ Tôn trọng người lớn tuổi; giúp đỡ người già, người ốm yếu, người khuyết tật; nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ;

+ Biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, các bạn ở vùng sâu, vùng xa, người khuyết tật và đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai;

+ Tôn trọng sự khác biệt của bạn bè trong lớp về cách ăn mặc, tính nết và hoàn cảnh gia đình;

+ Không phân biệt đối xử, chia rẽ các bạn;

+ Sẵn sàng tha thứ cho những hành vi có lỗi của bạn.

Ham học:

+ Đi học đầy đủ, đúng giờ;

+ Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập;

+ Ham học hỏi, thích đọc sách để mở rộng hiểu biết;

+ Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.

Chăm làm

+ Thường xuyên tham gia các công việc của gia đình vừa sức với bản thân;

+ Thường xuyên tham gia các công việc của trường lớp, cộng đồng vừa sức với bản thân.

Trung thực:

+ Thật thà, ngay thẳng trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày; mạnh dạn nói lên ý kiến của mình;

+ Luôn giữ lời hứa; mạnh dạn nhận lỗi, sửa lỗi và bảo vệ cái đúng, cái tốt;

+ Không tự tiện lấy đồ vật, tiền bạc của người thân, bạn bè, thầy cô và những người khác;

+ Không đồng tình với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.

Trách nhiệm:

+ Có trách nhiệm với bản thân;

+ Có ý thức giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khỏe;

+ Có ý thức sinh hoạt nền nếp;

+ Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân và gia đình;

+ Không bỏ thừa đồ ăn, thức uống; có ý thức tiết kiệm tiền bạc, điện nước trong gia đình;

+ Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội;

+ Tự giác thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường và các quy định, quy ước của tập thể; giữ vệ sinh chung; bảo vệ của công.

+ Không gây mất trật tự, cãi nhau, đánh nhau;

+ Nhắc nhở bạn bè chấp hành nội quy trường lớp; nhắc nhở người thân chấp hành các quy định, quy ước nơi công cộng;

+ Có trách nhiệm với công việc được giao ở trường, ở lớp;

+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi;

+ Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh và các con vật có ích;

+ Có ý thức giữ vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi;

+ Không đồng tình với những hành vi xâm hại thiên nhiên.

Ngoài ra, đối với học sinh cấp Tiểu học có những yêu cầu cần đạt về năng lực chung như sau:

– Đối với năng lực tự chủ và tự học: Học sinh tự làm những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn. Có ý thức về quyền và mong muốn của bản thân, bước đầu trình bày và thực hiện một số nhu cầu và quyền lợi chính đáng.

– Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân, biết chia sẻ tình cảm với người khác. Hòa nhã với mọi người, thực hiện đúng kế hoạch học tập, lao động, không mải chơi, làm ảnh hưởng tới công việc học tập.

– Ngoài ra còn có các điều kiện liên quan tới việc thích ứng với cuộc sống, định hướng nghề nghiệp và tự học, tự hoàn thiện các kỹ năng của bản thân

– Với năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Yêu cầu cần đạt của học sinh là xác định được mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp;

+ Yêu cầu về việc thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội, điều chỉnh và hóa giải các mâu thuẫn phát sinh;

+ Xác định mục đích và phương thức hợp tác;

+ Xác định được trách nhiệm và hoạt động của bản thân;

+ Xác định được nhu cầu và khả năng của người hợp tác;

+ Tổ chức và thuyết phục người khác;

+ Đánh giá hoạt động hợp tác;

+ Hội nhập quốc tế.

– Với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Để đạt được yêu cầu này, học sinh cần nhận ra ý tưởng mới;

+ Phát hiện và làm rõ vấn đề;

+ Hình thành và triển khai ý tưởng mới;

+ Đề xuất, lựa chọn giải pháp;

+ Thiết kế và tổ chức hoạt động;

+ Tư duy độc lập.

III. Bảng tham chiếu đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh

Mời các bạn xem chi tiết tại đây: Bảng tham chiếu đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh

IV. Lời nhận xét về năng lực chung, năng lực đặc thù, phẩm chất dành cho học sinh

Chia sẻ, đánh giá bài viết
21
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm