Lê Mạnh Quang Lịch Sử

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX

1:

2: Xã hội Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918.

3: Ai là ng đã lãnh đạo nghĩa quân đốt cháy tàu Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông?

4: Vì sao Hoàng Hoa Thám đề nghị giảng hoà với địch?

5: chiếu Cần Vương được ban hành vào ngày tháng năm nào?

6: kể tên các giai cấp mới trong xã hội Việt Nam cuối TK XIX đầu TK XX

7: thực dân pháp thành lập liên bang đông dương bao gồm những nước nào?

8: mục tiêu đấu tranh của phong trào cần vương

9: mục đích chủ yếu của thực dân Pháp trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất là gì?

10: xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam đầu TK XX là gì?

11: hiệp ước nào đã đánh dấu chấm dứt việc tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn?

12: khởi nghĩa Yên Thế có gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?

13: trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam xuất hiện vào thời gian nào?

4
4 Câu trả lời
  • Gấu chó
    Gấu chó

    Câu 1:

    1.Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền đông Nam Kỳ.

    - Nhân dân tích cực phối hợp với Triều đình chống

    Pháp.

    - Năm 1859: Pháp đánh Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét- pê- răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10.12.1861)

    - Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch thất điên bát đảo.

    - Trương Quyền tiếp tục kháng chiến.

    2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam kỳ:

    - Triều đình tập trung đàn áp khởi nghĩa của nhân dân ở Trung kỳ và Bắc kỳ..

    - Ra sức ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân Nam kỳ.

    - Cử người sang Pháp thương lượng nhưng thất bại.

    - Từ ngày 20- 24.6.1867: Pháp chiếm các tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên).

    - Nhân dân nổi dậy khắp nơi, nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh, Hà Tiên, …

    + Với các lãnh tụ: Trương Quyền, Phan Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, …

    + Các nhà nho sĩ dùng ngòi bút chiến đấu như: Nguyễn Trung Trực, Phan Văn Trị, ….

    => Số lượng người tham gia đông đảo, nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân. Quy mô: Rộng khắp 6 tỉnh Nam Kỳ → thất bại.

    0 Trả lời 24/04/23
    • Ỉn
      Ỉn

      Câu 2:

      Giai cấp tầng lớpNghề nghiệpThái độ với dân tộc
      Địa chủ phong kiếnKinh doanh ruộng đất, bóc lột địa tô
      Nông dânLàm ruộng, đóng thuếCó ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh. Họ là lực lượng cách mạng đông đảo
      Công nhânBán sức lao động, làm thuêChưa có thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động cách mạng đầu thế kỉ XX. Một bộ phận có ý thức dân tộc, nhưng cơ bản là thỏa hiệp đế quốc
      Tư sảnKinh doanh công thương nghiệpChưa có thái độ hưởng ứng tham gia các cuộc vận động cách mạng đầu thế kỉ XX. Một bộ phận có ý thức dân tộc nhưng cơ bản là thỏa hiệp đế quốc
      Tiểu tư sảnLàm công ăn lương, buôn bánCó ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX
      0 Trả lời 24/04/23
      • Bé Bông
        Bé Bông

        Câu 3: Nguyễn Trung Trực là ng đã lãnh đạo nghĩa quân đốt cháy tàu Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông

        Câu 4: Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, tìm cách giảng hòa với Pháp để củng cố lực lượng (10 – 1894). Nhưng cuộc hòa hoãn kéo dài chưa được bao lâu, Pháp lại tổ chức tấn công. Để bảo toàn lực lượng, Hoàng Hoa Thám xin giảng hòa lần hai(12 -1897)

        Câu 5: Chiếu Cần Vương được ban hành vào ngày 13/7/1885

        Câu 6: Những giai cấp, tầng lớp mới là: viên chức, trí thức, chủ xưởng nhỏ, đặc biệt là giai cấp công nhân

        Câu 7: Việt Nam, Lào, Campuchia

        0 Trả lời 24/04/23
        • Anh nhà tui
          Anh nhà tui

          Câu 8: Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.

          Câu 9: Mục đích là để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra

          Câu 10:

          + Các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào nước ta qua sách báo Trung Quốc.

          + Bên cạnh đó, việc Nhật Bản đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và trở nên giàu mạnh kích thích nhiều nhà yêu nước muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản.

          + Trong nước, những tri thức Nho học tiến bộ đã lao vào cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản.

          Câu 11: Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)

          Câu 12:

          Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.

          - Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

          - Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.

          - Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.

          - Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...

          - Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

          - Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

          - Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.

          Câu 13: nửa cuối thế kỉ XIX

          0 Trả lời 25/04/23

          Lịch Sử

          Xem thêm