- Nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu.
- Các hoạt động tương ứng với cấp độ nhận biết là: nhận dạng, đối chiếu, chỉ ra,... Các động từ tương ứng với cấp độ nhận biết có thể là: xác định, đặt tên, liệt kê, đối chiếu hoặc gọi tên, giới thiệu, chỉ ra,...
- Hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng khi chúng được thể hiện theo các tương tự như cách giáo viên đã giảng hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học.
- Các hoạt động tương ứng với cấp độ thông hiểu là:diễn giải, tổng kết, kể lại, viết lại, lấy được ví dụ theo cách hiểu của mình,...
- Các động từ ứng với cấp độ thông hiểu có thể là: tóm tắt, giải thích, mô tả, so sánh(đơn giản), phân biệt, đối chiếu, trình bày lại, viết lại, minh họa, hình dung, chứng tỏ, chuyển đổi,...
- Có thể sử dụng các khái niệm về môn học - chủ đề giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã được học hoặc trình bày trong SGK nhưng phù hợp khi được giải quyết với kĩ năng và kiến thức được giảng dạy ở mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề giống với các tình huống HS sẽ gặp phải ngoài xã hội.
- Ở cấp độ này có thể hiểu nó là tổng hòa cả 3 cấp độ nhận thức là Phân tích, Tổng hợp và Đánh giá theo bảng phân loại các cấp độ nhận thức của Bloom.
- Các hoạt động tương ứng với vận dụng ở cấp độ cao là: thiết kế, đặt kế hoạch hoặc sáng tác; biện minh, phê bình hoặc rút ra kết luận; tạo ra sản phẩm mới. .. Các động từ ứng với vận dụng ở cấp độ cao có thể là: lập kế hoach, thiết kế, tạo ra