Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Lan Trịnh Lịch Sử Lớp 7

Tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Đinh Tiền Lê.

Hãy trình bày tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Đinh - Tiền Lê.

3
3 Câu trả lời
  • Người Sắt
    Người Sắt

    * Thủ công nghiệp:

    - Thủ công nghiệp nhà nước:

    + Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước, chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan.

    + Tập trung nhiều thợ giỏi, lành nghề trong các xưởng đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo, xây dựng cung điện, chùa chiền,…

    - Thủ công nghiệp nhân dân: Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển như nghề dệt lụa, kéo tơ, làm giấy, làm đồ gốm,…

    * Thương nghiệp:

    - Nhà nước cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước.

    - Có sự giao lưu, buôn bán với nước ngoài, nhất là với Trung Quốc.

    - Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành ở các địa phương.

    0 Trả lời 17/09/21
    • Cự Giải
      Cự Giải

      - Các xưởng thủ công của nhà nước được thành lập, tập trung ở kinh đô Hoa Lư, tập trung những người thợ khéo tay trong nước chuyên rèn, đúc vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền, may quần áo, mũ, giày cho vua, quan và binh sĩ.

      - Trong nước nhân dân vẫn tiếp tục các nghề thủ công truyền thống như đúc, rèn sắt, làm giấy, dệt, làm đồ gốm, đồ mộc….

      - Thương nghiệp: quan hệ bang giao Việt – Tống được thiết lập, nhân dân miền biên giới hai nước trao đổi hàng hóa với nhau.

      0 Trả lời 17/09/21
      • Song Tử
        Song Tử

        - Thủ công nghiệp:

        + Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước: Chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan: Đúc tiền, chế vũ khí, may mũ áo sắt, xây cung điện, chùa chiền.

        + Các nghề thủ công cổ truyền cũng phát triển hơn trước như dệt lụa, làm gốm, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy…

        - Thương nghiệp:

        + Nội thương: Việc trao đổi buôn bán trong nước phát triển. Nhà nước cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước. Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành.

        + Ngoại thương: Nhân dân hai nước Việt - Tống thường qua lại trao đổi hàng hoá ở vùng biên giới.

        0 Trả lời 17/09/21

        Lịch Sử

        Xem thêm