Bộ câu hỏi ôn thi Rung Chuông Vàng Cấp Trung học cơ sở

Bộ câu hỏi ôn thi Rung Chuông Vàng cấp Trung học cơ sở do VnDoc.com tổng hợp gồm hơn 100 câu hỏi rung chuông vàng có đáp án, giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, chuẩn bị cho cuộc thi Rung Chuông Vàng các trường được tốt nhất. Chúc các bạn rung chuông thành công!

1. Câu hỏi ôn thi Rung chuông vàng môn Văn lớp 8

Câu 1. “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí
B. Truyện ngắn
C. Tiểu thuyết
D. Tuỳ bút

Câu 2. Các phương thức biẻu đạt được tác giả Thanh Tịnh sử dụng trong văn bản "Tôi đi học”?

A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Kết hợp cả A, B, C.

Câu 3. Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học” là ai?

A. Người mẹ
B. Người thầy giáo
C. Ông đốc
D. Nhân vật “tôi”

Câu 4. Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học" miêu tả chủ yếu ở phương diện nào?

A. Ngoại hình
B. Tính cách
C. Tâm trạng
D. Hành động

Câu 5. Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn " Tôi đi học"?

A. Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật " tôi" theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.
B. Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng cảm xúc.
C. Cả A và B đúng
D. Cả A và B sai

Câu 6: Câu văn "Tôi bặm tay ghi thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất" trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh cho ta hiểu điều gì?

A. Cậu bé chưa quen với việc cầm vở.
B. Cậu bé chưa tập trung vào việc.
C. Cậu bé quá hồi hộp.
D. Cậu bé thấy không đủ sức giữ vở.

Câu 7: Đọc đoạn văn sau: "Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". (Tôi đi học, Thanh Tịnh).

Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?

A. Nhân hóa.
B. So sánh.
C. Điệp ngữ.
D. Ẩn dụ.

Câu 8: Trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên?

A. "Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ".
B. "Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ".
C. "Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập".
D. "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ".

Câu 9: Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là gì?

A. Nguyễn Nguyên Hồng
B. Nguyễn Hồng.
C. Hồng Nguyên
D. Nguyên Hồng

Câu 10: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí
B. Hồi kí
C. Truyện ngắn
D. Tiểu thuyết

Câu 11: Từ "kịch" trong câu "Nhưng, nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp" (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng) có thể hiểu như thế nào?

A. Người cô cười như diễn viên.
B. Người cô thích khôi hài.
C. Người cô cố che giấu tâm trạng thực.
D. Người cô diễn kịch.

Câu 12: Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”?

A. Là chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát
B. Là chú bé dễ xúc động, tinh tế và khá nhạy cảm
C. Là chú bé có tình yêu thương vô bờ bến dành cho mẹ của mình
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 13: Cách hiểu nào đúng với tâm trạng Hồng được miêu tả trong câu văn: "Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm..."? (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)

A. Hồng thương mẹ và giận mẹ sinh nở giấu giếm.
B. Hồng thương mẹ nhưng cũng giận mẹ.
C. Hồng giận mẹ đã xa lìa anh em mình.
D. Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác.

Câu 14: Mục đích chính của tác giả khi viết: "Tôi cười dài trong tiếng khóc..." trong văn bản Trong lòng mẹ là gì?

A. Nói lên sự căm giận mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.
B. Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của người cô về mẹ mình.
C. Nói lên niềm yêu thương và thông cảm đối với mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.
D. Nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng: vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình.

Câu 15: Hiểu thế nào về lời bé Hồng từ chối vào Thanh Hóa thăm mẹ: "Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về"? (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)

A. Bé Hồng cố gắng giấu tình cảm thực của mình.
B. Bé Hồng hiểu dụng ý xấu xa của người cô.
C. Bé Hồng thực sự không muốn vào.
D. Bé Hồng không muốn người cô thực hiện được rắp tâm.

Câu 16: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung đoạn trích “Trong lòng mẹ”?

A. Đoạn trích chủ yếu trình bày những nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
B. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng
C. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự tủi hờn của Hồng khi gặp mẹ
D. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm tâm trạng của chú bé Hồng

Câu 17: Ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích “Trong lòng mẹ”?

A. Giàu chất trữ tình
B. Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc
C. Sử dụng nghệ thuật châm biếm
D. Có những hình ảnh so sánh độc đáo

Câu 18: Thế nào là trường từ vựng?

A. Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm.
B. Là tập hợp tất cả các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
C. Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại (danh từ, động từ,...)
D. Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc (thuần Việt, Hán Việt,...)

Câu 19: Các từ: “tàn nhẫn, độc ác, lạnh lùng” thuộc trường từ vựng nào dưới đây?

A. Chỉ tâm hồn con người
B. Chỉ tâm trạng con người
C. Chỉ bản chất của con người
D. Chỉ đạo đức của con người

Câu 20: Những từ: “trao đổi, buôn bán, sản xuất” được sắp xếp vào trường từ vựng nào?

A. Hoạt động xã hội.
B. Hoạt động văn hóa.
C. Hoạt động chính trị.
D. Hoạt động kinh tế.

Câu 21: Từ ngữ nào dưới đây không mang nghĩa “thuốc chữa bệnh”?

A. Thuốc kháng sinh.
B. Thuốc ho.
C. Thuốc tẩy giun.
D. Thuốc lào.

Câu 22: Tắt đèn của Ngô Tất Tố được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí.
B. Truyện ngắn.
C. Tiểu thuyết.
D. Truyện vừa.

Câu 23: Dòng nào nhận xét đúng về diễn biến thái độ của chị Dậu với tên cai lệ trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

A. Từ thiết tha van xin đến cãi lí và tiếp tục van xin.
B. Từ nhẫn nhục đến phản ứng quyết liệt bằng vũ lực rồi bằng lí lẽ.
C. Từ nhẫn nhục đến phản kháng bằng lời, chống trả bằng hành động quyết liệt.
D. Từ nhẫn nhục đến phản kháng quyết liệt bằng lí lẽ.

Câu 24: Câu văn nào sau đây thể hiện thái độ bắt đầu có sự phản kháng của chị Dậu đối với tên cai lệ?

A. Chị Dậu vẫn thiết tha.
B. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại.
C. Chị Dậu run run.
D. Chị Dậu nghiến hai hàm răng.

Câu 25: Theo em, vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám?

A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay
B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều khổ cực nhưng vẫn giữ được bản chất vô cùng tốt đẹp.
D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước áp bức của bọn thực dân phong kiến.

Câu 26: Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc với các sáng tác về nội dung chủ yếu nào?

A. Người nông dân nghèo đói bị vùi dập
B. Người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 27: Tác phẩm Lão Hạc được viết theo thể loại nào?

A. Truyện ngắn
B. Truyện vừa
C. Truyện dài
D. Tiểu thuyết

Câu 28: Ý nào nói đúng nhất nội dung của truyện Lão Hạc?

A. Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống con người
B. Phẩm chất cao quý của người nông dân
C. Số phận đau thương của người nông dân
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng

Câu 29: Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc lựa chọn cái chết?

A. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng.
B. Lão Hạc rất thương con.
C. Lão Hạc ăn phải bả chó.
D. Lão Hạc không muốn làm liên lụy đến mọi người.

Câu 30: Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình?

A. Móm mém.
B. Vui vẻ.
C. Xót xa.
D. Ái ngại.

Câu 31: Ý nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn văn sau:
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước [...] Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

A. Sự yếu đuối của lão Hạc
B. Sự già nua của lão Hạc
C. Sự đau đớn về tinh thần của lão Hạc
D. Sự cực khổ của lão Hạc

Câu 32: Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng thanh?

A. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật.
B. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
C. Là những từ miêu tả tính cách của con người.
D. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật.

Câu 33: Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình?

A. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
B. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật.
C. Là những từ miêu tả tính cách của con người.
D. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật.

Câu 34: Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?

A. Miêu tả và nghị luận.
B. Tự sự và miêu tả.
C. Nghị luận và biểu cảm.
D. Tự sự và nghị luận.

Câu 35: Thế nào là từ ngữ địa phương?

A. Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu
B. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương
C. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định.
D. Là từ ngữ được ít người biết đến

Câu 36: Biệt ngữ xã hội là gì?

A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định
B. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân
C. Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
D. Là từ ngữ được dùng trong nhiều tầng lớp xã hội

Câu 37: Trợ từ là gì?
A. Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
B. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
C. Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau.
D. Là những từ đi sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ.

Câu 38: Tình thái từ là gì?

A. Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
B. Là những từ thêm vào câu để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói, người viết.
C. Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
D. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến từ ngữ đó.

Câu 39: Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ cầu khiến?

A. Anh không muốn kết bạn với nó à?
B. Bác nghỉ, tôi về đây ạ!
C. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?
D. Thôi im đi, anh bạn Xan-chô.

Câu 40: Nói quá là gì?

A. Là phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến.
B. Là cách thức xếp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau.
C. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng.
D. Là một phương thức chuyển tên gọi từ một vật này sang một vật khác.

2. Đề thi Rung chuông vàng THCS

Câu 1: Từ nào trong các từ sau không cùng nhóm: Công lí, công nhân, công tâm, công bằng.

- Đáp án: Công nhân.

Câu 2: Một tháng có nhiều nhất mấy ngày chủ nhật?

- Đáp án: 5

Câu 3: Một kg bằng mấy lạng?

- Đáp án: 10 lạng.

Câu 4: Hiện tại, anh hơn em 5 tuổi. Hỏi sau mấy năm nữa thì tuổi em bằng tuổi anh?

Câu 5: Máy vi tính gồm 4 thành phần chính là màn hình, thân máy, con chuột. Còn một thành phần nữa gọi là gì?

- Đáp án: Bàn phím.

Câu 6:

“ Ai người bóp nát quả cam

Hờn vua đã chẳng cho bàn việc quân

Phá cường địch báo hoàng ân

Dựng cờ khởi nghĩa, xả thân diệt thù”

Hỏi 4 câu thơ trên nói về ai?

- Đáp án: Trần Quốc Toản

Câu 7: Sau khi thắt khăn quàng đỏ đúng cách dải khăn bên nào ngắn hơn?

Câu 8: Hình tam giác có 3 cạnh bằng nhau gọi là tam giác gì?

Câu 9: Có 6 đội bóng đá tham gia thi đấu vòng tròn (tức là mỗi đội đều đấu với 5 đội còn lại). Hỏi có tất cả bao nhiêu trận bóng?

- Đáp án: 15.

Câu 10: Một ngày kim giờ quay mấy vòng?

- Đáp án: 24 vòng

Câu 11: Số tự nhiên lớn hơn 1 và chỉ có 2 ước là 1 và chính nó, đó gọi là số gì?

- Đáp án: số nguyên tố

Câu 12: Số bằng bình phương của một số tự nhiên khác gọi là gì?

- Đáp án: Số chính phương

Câu 13: Ai là tác giả bài thơ “Lượm”?

- Đáp án: Tố Hữu

Câu 14: Địa danh núi Bà Đen thuộc tỉnh nào?

- Đáp án: Tây Ninh

Câu 15: Con trai của vua Hùng được gọi là gì?

- Đáp án: Quan Lang

Câu 16: "Tứ bất tử" trong các nhân vật truyền thuyết của truyện dân gian Việt Nam là: Tản Viên,

Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh. Còn một nhân vật nữa là ai?

- Đáp án: Thánh Gióng

Câu 17: Câu nói: "Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo" là của ai?

- Đáp án: Trần Thủ Độ

Câu 18: Khu căn cứ cách mạng Núi Dinh thuộc địa phận nào của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?

- Đáp án: Huyện Tân Thành

Câu 19: Ngôi chùa nào tại Hà Nội có nghĩa là "Bông sen vàng"?

- Đáp án: Chùa Kim Liên

Câu 20: Loài thú duy nhất nào biết đẻ trứng?

- Đáp án: Thú mỏ vịt

Câu 21: Tên viết tắt của quỹ nhi đồng liên hiệp quốc?

- Đáp án: UNICEF

Câu 22: Động nào dài nhất VN?

- Đáp án: Phong Nha - Kẻ Bàng

Câu 23: Ai là người đầu tiên vẽ quốc kỳ VN?

- Đáp án: Thầy giáo Nguyễn Hữu Tiến

Câu 24: Người ta viết 1975 BC, thì BC có nghĩa là gì?

- Đáp án: Before Chist (Trước Công nguyên)

Câu 25: Loại vật liệu người ta thường dùng trong công nghiệp sản xuất thuỷ tinh?

- Đáp án: Cát

Câu 26: Thầy trò đường tăng phải trải qua bao nhiêu kiếp nạn?

- Đáp án: 81

Câu 27: Đại dương nào nhỏ nhất thế giới?

- Đáp án: Bắc Băng Dương

Câu 28: Ai là người đổi tên nước ta thành Đại Cồ Việt?

- Đáp án: Đinh Tiên Hoàng - Đinh Bộ Lĩnh

Câu 29: Đồng tiền đầu tiên của nước ta xuất hiện từ thời nhà nào?

- Đáp án: Triều Đinh

Câu 30: Tên một tiểu thuyết của nhà văn Sơn Tùng viết về Bác Hồ từ lúc sinh ra cho đến lúc đi tìm đường cứu nước?

- Đáp án: Búp sen xanh

Câu 31: Khủng long xuất hiện vào kỷ nào?

- Đáp án: Kỷ Permain

Câu 32: Bộ phận hô hấp của châu chấu?

- Đáp án: Bụng

Câu 33: Ngọn núi cao nhất của Nhật Bản?

- Đáp án: Phú Sĩ

Câu 34: Loài nào thuộc ngành chân khớp có số lượng đông nhất?

- Đáp án: Châu Chấu

Câu 35: Định lí nào khẳng định: Bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương 2 cạnh góc vuông?

- Đáp án: Định lý Pitago

Câu 36: Tên thật của nhà văn Tô Hoài?

- Đáp án: Nguyễn Sen

Câu 37: Hành tinh có từ trường lớn nhất trong Thái Dương hệ?

- Đáp án: Trái đất

Câu 38: Beethoven sinh ra ở nước nào?

- Đáp án: Đức

Câu 39: Hà Nội có mấy cửa ô?

- Đáp án: 5

Câu 40: Tiền giấy đầu tiên của nước ta do ai nghĩ ra?

- Đáp án: Hồ Quý Ly

Câu 41: Câu nói này của ai: "Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc"?

- Đáp án: Trần Bình Trọng

Câu 42: Có bao nhiêu số chính phương nhỏ hơn 100?

- Đáp án: 9

Câu 43: Quốc hiệu đầu tiên của nước ta?

- Đáp án: Văn Lang

Câu 44: Loài chim nào có khả năng bay lùi lại phía sau?

- Đáp án: Chim ruồi

Câu 45: Truyền thuyết "Sơn Tinh, Thủy Tinh" ra đời ở thời kì Hùng Vương thứ mấy?

- Thời Hùng Vương thứ 18

Câu 46: Tại sao lá cây có màu xanh?

- Đáp án: Vì có chất diệp lục

Câu 47: Một năm có bao nhiêu tháng có 28 ngày?

- Đáp án: 12 tháng.

Câu 48: Trong tam giác vuông, có 2 cạnh góc vuông, vậy cạnh còn lại gọi là cạnh gì?

- Đáp án: Cạnh huyền

Câu 49: Tổng 3 góc trong của một tam giác bằng bao nhiêu độ?

- Đáp án: 180 độ

Câu 50: Chị Võ Thị Sáu quê ở đâu?

- Đáp án: huyện Đất Đỏ - Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay là xã Phước Long Thọ - Đất Đỏ - Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 51: Nhặt rác để giữ gìn vệ sinh môi trường là nhiệm vụ của ai?

- Đáp án: Tất cả mọi người.

Câu 52: Hãy nêu nguyên văn câu xác định mục đích học tập của UNESCO đưa ra cho học sinh trên toàn thế giới?

- Đáp án: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình.

Câu 53: Nghe một số giai điệu bài hát về trường lớp, về đội và đoán tên bài hát.

3. Câu hỏi ôn thi rung chuông vàng THCS

Câu 1: Ai là tác giả bài thơ “Tiếng chổi tre”?

ĐA: Tố Hữu

Câu 2: Ai được coi là người sáng lập ra nhà Trần?

ĐA: Trần Thủ Độ

Câu 3: Con sông nào dài nhất châu Âu?

ĐA: Sông Danuýt

Câu 4: Địa danh núi Bà Đen thuộc tỉnh nào?

ĐA: Tây Ninh

Câu 5: Ai là tác giả bài thơ “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà)?

ĐA: Lý Thường Kiệt

Câu 6: Đền Bát Đế thờ 8 vị vua nhà Lý thuộc tỉnh nào?

ĐA: Bắc Ninh

Câu 7: Hai đứa trẻ đi bắt dế mèn tên là gì?

ĐA: Nhớn và Bé

Câu 8: Sau khi được tự do từ bọn nhà trẻ, Dế Mèn đã giúp ai đầu tiên?

ĐA: Chị Nhà Trò

Câu 9: Ai là người đặt tên Thái Bình Dương?

ĐA: Fernando Magellan- Bồ Đào Nha

Câu 10: Ai là người đầu tiên đặt chân lên cực Bắc?

ĐA: Robert Peary- Hoa Kỳ

Câu 11: Con trai của vua Hùng được gọi là gì?

ĐA: Quan Lang

Câu 12: Việt Nam là thành viên thứ bao nhiêu của Liên hợp quốc?

ĐA: 149

Câu 13: Tản Viên, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng. Liễu Hạnh có đặc điểm gì chung?

ĐA: đều là “tứ bất tử”

Câu 14: Con sông nào ngắn nhất thế giới?

ĐA: Sông D

Câu 15: Bức tượng khổng lồ Rhodes (The Colossus) là một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại được xây dựng mô phỏng theo vị thần nào của Hy Lạp cổ đại?

ĐA: Helios

Câu 16: Cái tên “Chiếc gương khổng lồ soi chung 3 châu lục” là địa danh nào?

ĐA: Địa trung hải

Câu 17: Đất nước nào là nơi tập trung các di tích văn hoá của người Inca?

ĐA: Peru

Câu 18: Sa mạc nào khô hạn nhất thế giới?

ĐA: Atacama

Câu 19: Casablanca là thành phố du lịch nổi tiếng của nước nào?

ĐA: Ma-rốc (Marocco)

Câu 20: Giai đoạn phục hưng là từ thế kỷ thứ mấy?

ĐA: 15 đến 16

Câu 21: Hồ nào lớn nhất châu Phi?

ĐA: hồ Victoria

Câu 23: Văn học của quốc gia nào được xem là cái nôi của nền văn học?

ĐA: Hy lạp

Câu 24: Đảo nào lớn nhất Địa Trung Hải?

ĐA: Sicily

Câu 25: Câu nói này là của ai: “Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo” là của ai?

ĐA: Trần Thủ Độ

Câu 26: Tên tác giả của binh pháp “Binh thư yếu lược”?

ĐA: Trần Hưng Đạo

Câu 27: Chiến thắng lớn lao của quân Tây Sơn năm 1875 ở Đàng Trong là chiến thắng gì?

A- Hạ thành Quy Nhơn

B- Chiếm đất Gia Định

C- Đánh bại quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút

D- Giải phóng Quảng Ngãi - Phú Yên

ĐA: C

Câu 28: Khi mới thành lập, Đảng Cộng Sản Việt Nam có tên là gì?

Câu 29: Mặt trận Việt Minh có tên đầy đủ là gì?

ĐA: Việt Nam độc lập đồng minh

Câu 30: Đại diện cao nhất của chính phủ lâm thời vào tiếp nhận lễ thoái vị của vua Bảo Đại tại Huế là ai?

A- Tôn Đức Thắng

B- Nguyễn Lương Bằng

C- Trần Huy Liệu

D- Cù Huy Cận

ĐA: B

Câu 31: Đường mòn Hồ Chí Minh có số hiệu là?

A- 159

B- 359

C- 559

D- 759

ĐA: C

Câu 32: Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện ở khởi nghĩa nào?

ĐA: Nam kỳ

Câu 33: Ánh sáng từ Mặt trời tới trái đất mất bao nhiêu phút?

ĐA: 8 phút

Câu 34: Ai là tác giả của bài hát “Bài ca xây dựng”?

ĐA: Hoàng Vân

Câu 35: Bác Hồ tìm ra con đường cứu nước vào năm nào?

ĐA: 1920

Câu 36: Nền kinh tế lớn thứ 4 hiện nay là nước nào?

ĐA: Trung Quốc

Câu 37: Ngôi chùa nào tại Hà Nội có nghĩa là “Bông sen vàng”?

ĐA: Chùa Kim Liên

Câu 38: Thế vận hội Olympic năm 2008 tổ chức vào thời gian nào?

ĐA: 8h sáng ngày 8 tháng 8

Câu 39: Ai là người tìm ra châu Mỹ?

ĐA: Columbo

Câu 40: Tỉnh nào có diện tích lớn nhất Việt Nam?

ĐA: Nghệ An

Câu 41: Tỉnh nào có diện tích nhỏ nhất VN?

ĐA: Bắc Ninh

Câu 42: Hồ nào sâu nhất thế giới?

ĐA: Hồ Baican

Câu 43: Dãy núi nào dài nhất thế giới?

ĐA: Dãy Anđét

Câu 44: Thành phố nào ô nhiễm nhất thế giới?

ĐA: Mexico City

Câu 45: Con vật nào to nhất?

ĐA: Cá voi xanh

Câu 46: Loài thú duy nhất nào biết đẻ trứng?

ĐA: Thú mỏ vịt

Câu 47: Ngọn núi cao nhất Đông Nam Á nằm ở nước nào?

ĐA: Mi-an-ma

Câu 48: Singapore có bao nhiêu hòn đảo?

ĐA: 60

Câu 49: Tác giả cuốn “Dư địa chí”?

ĐA: Nguyễn Trãi

Câu 50: Tổ chức thương mại thế giới WTO thành lập vào thời gian nào?

ĐA: 1-1-1995

Câu 51: Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO được viết tắt từ ngôn ngữ nào? Anh- Pháp- Đức- La tinh?

ĐA: La tinh

Câu 52: Hiện nay LHQ có bao nhiêu nước thành viên?

ĐA: 192

Câu 53: Trong thần thoại Hy Lạp, vị thần khổng lồ có tên là gì?

ĐA: Titan

Câu 54: Loại gió nào thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo?

ĐA: Gió tín phong

Câu 55: Bảng tuần hoàn có tất cả bao nhiêu nguyên tố hoá học?

ĐA: 109

Câu 56: Đặng Thái Sơn được giải nhất piano quốc tế Chopin vào năm nào?

ĐA: 1980

Câu 57: Ai được coi là nhà thơ của cây đàn Piano?

ĐA: Chopin

Câu 58: Chuồn chuồn có bao nhiêu răng?

ĐA: 16 răng

Câu 59: Động nào dài nhất VN?

ĐA: Phong Nha- Kẻ Bàng

Câu 60: Số báo đầu tiên của tờ Thanh Niên ra vào thời gian nào?

ĐA: 21-6-1925

Câu 61: Mác Tuên là nhà thơ của dòng sông nào?

ĐA: Mix-xi-xi-pi

Câu 62: Bộ phim nào đã mang về cho đạo diễn Lý An danh hiệu đạo diễn xuất sắc nhất tại giải Oscar 2006?

ĐA: Brokeback Moutain

Câu 63: Danh hiệu Á khôi 1 cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ 2006 thuộc về quốc gia nào?

ĐA: Nhật Bản

Câu 64: Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 1 độ thì trên bề mặt quả địa cầu có bao nhiêu vĩ tuyến?

ĐA: 181

Câu 65: Người Ai cập cổ xưa gọi vua là Paraon, paraon có nghĩa là gì?

ĐA: Ngôi nhà lớn

Câu 66: Trong thời kì chiếm hữu nô lê, ở các quốc gia phương Tây chủ nô gọi nô lệ là gì?

ĐA: Những công cụ biết nói

Câu 67: Thời gian VN gia nhập Asean?

ĐA: 28-7-1995

Câu 68: Loại cỏ nào đã cứu sống Dế Mèn và Dế Trũi khỏi chết đói sau những ngày lênh đênh trên sông nước?

ĐA: Cỏ nước

Câu 69: What is the word? It symbol is # and abbreviate to No.

ĐA: Number

Câu 70: Bán kính đường tròn qua đỉnh 5 ngôi sao bằng mấy lần chiều dài và chiều rộng của lá cờ?

ĐA: 1/3 và 2/9

Câu 71: Ai là người đầu tiên vẽ quốc kỳ VN?

ĐA: thầy giáo Nguyễn Hữu Tiến

Câu 72: Người ta viết 1975BC thì BC có nghĩa là gì?

ĐA: Before Chist (Trước Công nguyên)

Câu 73: Tại sao sao chổi lại có đuôi?

ĐA: Do áp suất của gió mặt trời

Câu 74: Cấu tạo chủ yếu của sao chổi?

ĐA: Băng

Câu 75: Tại tâm cảu mặt trời có PƯ tổng hợp hạt nhân chuyển hoá Hiđrô thành chất nào?

ĐA: Hêli

Câu 76: Trong những người sau đây, người nào không phải là 1 trong tứ đại mỹ nhân của Trung QUốc?

A- Tây Thi

B- Điêu Thuyền

C- Triệu Cơ

D- Vương Chiêu Quân

ĐA: C

Câu 77: Đến thế kỷ XVII nhờ có nhà vật lý nổi tiếng nào người ta mới biết trên võng mạc có ‘điểm mù’?

ĐA: Etmơ Mariot

Câu 78: Ngôi sao nào mang tên của vị thần đưa tin trong thần thoại Hy Lạp?

ĐA: Mercury

Câu 79: Loại vật liệu người ta thường dùng trong công nghiệp sản xuất thuỷ tinh?

ĐA: Cát trắng

Câu 80: Thiết bị dùng đo lượng mưa trên mặt đất gọi là gì?

ĐA: Vũ kế (Thùng đo mưa)

Câu 81: Công nghệ nào của thập kỷ 60 của máy tính làm đã làm chốn gọn hơn, nhanh hơn, nhỏ hơn, rẻ hơn?

ĐA: Công nghệ bán dẫn

Câu 82: Con đường đi từ Đại Tây Dương qua địa trung hải đến Ấn Độ qua biển nào?

ĐA: Biển Đỏ

Câu 83: Sư phụ của Tôn ngộ không thường gọi cậu ta là gì?

ĐA: Tôn hành giả

Câu 84: Thầy trò đường tăng phải trải qua bao nhiêu kiếp nạn?

ĐA: 89

Câu 85: Cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất trong các vòng CK World Cup là ai?

ĐA: Ronaldo (15 bàn)

Câu 86: Thủ đô nào ở châu Âu nằm trên 96 hòn đảo được nối với nhau bởi gần 300 cây cầu?

ĐA: Amxtecdam

Câu 87: Ngày 25/4/1953, giới sinh học kinh ngạc vì một phát kiến vĩ đại. Đó là một công trình ngắn nhất chỉ có vẻn vẹn 900 từ in đúng một trang trên tạp chí Tự nhiên. Bài báo mang tên “Cấu trúc phân tử của các axit nucleic”. Ai là người đã viết bài báo đó?

ĐA: Oatxon và Cric

Câu 88: Từ thời thanh niên, ông đã được coi là một nhà thơ nổi tiếng tiên đoán sẽ trở thành “người khổng lồ của tương lai”. Sau khi mất người ta coi như “mặt trời của thi ca đã tắt”. Ông là ai?

ĐA: Pushkin

Câu 89: Trong số 12 vị thần chủ chốt của đỉnh Olympia có một nữ thần được sinh ra một cách kỳ lạ, từ vầng trán của cha mình. Đó là vị thần nào?

ĐA: Athena

Câu 90: Ngày 25/10, quân khởi nghĩa đã tấn công cung điện mùa đông- nơi ẩn náu cuối cùng của chính phủ tư sản, cách mạng tháng 10 Nga đã thắng lợi vĩ đại. Sự kiện đó diễn ra ở th.phố nào?

ĐA: Petrograt

Câu 91: Tên một bài thơ của Nguyễn Khuyến được gieo bằng vần ao: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao- Cành trúc lơ phơ gió hắt hiu.

ĐA: Thu vịnh

Câu 92: Hai chiến trận ở châu Âu cách nhau 10 năm có liên quan tới số phận của một vị tướng nổi tiếng, một đã mang tên tuổi ông đến đỉnh cao của vinh quang-một đã kết thúc sự nghiệp của ông một cách thê thảm. Ông là ai?

ĐA: Napoleong

Câu 93: Đại dương nào nhỏ nhất thế giới?

ĐA: Bắc Băng Dương

Câu 94: Nguyễn Trãi liên quan tới vụ án nổi tiếng nào?

ĐA: Lệ Chi Viên

Câu 95: Trên tay của Lý Công Uẩn khi sinh ra đã có 4 chữ son, đó là 4 chữ nào?

ĐA: Sơn hà xã tắc

Câu 96: Bộ luật đầu tiên của nước ta?

ĐA: Hình thư- Lý Thái Tông

Câu 97: Vị vua nào trị vì ngắn nhất nước ta? Thời gian bao lâu?

ĐA: Dục Đức- 3 ngày

Câu 98: Ai là người đổi tên nước ta thành Đại Cổ Việt?

ĐA: Đinh Tiên Hoàng- Đinh Bộ Lĩnh

Câu 99: Ranh giới 2 miền Đàng trong- đàng ngoài thời chiến tranh Trịnh- Nguyễn?

ĐA: Sông Gianh

Câu 100: Nước thứ 3 trên thế giới đã đưa người nước đó vào không gian?

ĐA: Trung QUốc

Bản đăng ký tham gia chương trình Chiếc nón kỳ diệu

Bộ câu hỏi ôn thi Ai là triệu phú

Câu hỏi tình huống cho nhân viên bán hàng

Đánh giá bài viết
208 139.830
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm