Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 5 đầy đủ các môn - Nghỉ dịch Corona (Tháng 4)

Bộ đề ôn tập ở nhà lớp 5 đầy đủ các môn - Nghỉ dịch Corona (Tháng 3) bao gồm đầy đủ các môn Toán, Tiếng việt, Khoa học, Sử, Địa, Đạo đức cho các em học sinh tham khảo, ôn tập tại nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid 19. Đây cũng là tài liệu cho các thầy cô ra đề cho các em học sinh.

Đề ôn tập ở nhà môn Toán lớp 5

A. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1. Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng nhất:

a. Số dư của phép chia 6,251 : 7 nếu chỉ lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương, là:

A. 0,02
B. 0,2
C. 2
D. 2,0

b. Số lớn nhất trong các số: 4,6; 4,58; 4; 4,596 là:

A. 4,6
B. 4,58
C. 4
D. 4,596

c. 7\frac{3}{6}\(7\frac{3}{6}\) được viết thành số thập phân là:

A. 7,36
B. 73,6
C. 7,5
D. 7,63

d. Một lớp học có 32 học sinh trong đó có 18 học sinh nữ. Số học nam chiếm số phần trăm số học sinh của lớp đó là:

A. 56,25%
B. 43,75%
C. 18%
D. 14%

Câu 2. Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:

a. 25m2 18cm2 = ………. . m2

b. 3kg 7g = …………g

Câu 3. Ở bên là các phiếu điều tra ghi lại số lượng học sinh, trong tổng số 100 học sinh thích ăn từng loại trái cây. Hỏi:

Đề ôn tập lớp 5 nghỉ dịch bệnh

a. Có …………. % số học sinh thích ăn cam.

b. Có …………% số học sinh thích ăn nho.

Câu 4. Nối phép tính với kết quả chính xác:

Đề ôn tập lớp 5 nghỉ dịch bệnh

B. TỰ LUẬN:

Câu 1. Đặt tính rồi tính:

81 : 4

2 : 12,5

266,22 : 34

98,156 : 4,63

Câu 2. Tìm y: 6,2 x y = 43,18 + 18,82

Câu 3.

Hưởng ứng giải cứu dưa hấu, dì Hoa đã mua 100 trái dưa hấu của bà con nông dân với giá 20. 000 đồng/ quả. Dì Hoa chở về gần nhà bán và thu được 2. 500. 000 đồng. Sau khi bán hết, dì tặng toàn bộ tiền lãi cho bà con nông dân. Hỏi:

a) Dì Hoa đã lãi được bao nhiêu tiền?

b) Dì Hoa đã lãi được bao nhiêu phần trăm?

>> Tham khảo chi tiết: Bộ đề ôn tập ở nhà môn Toán lớp 5 - Nghỉ dịch Corona

Đề ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt lớp 5

ĐƯỜNG VÀO BẢN

Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.

Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mõm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.

Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng… Bên trên là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, lên cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời… Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi con nháo nhác…

Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.

(Theo Vy Hồng – Hồ Thủy Giang)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất ở mỗi câu dưới đây:

1. Đoạn đường dành riêng cho dân bản đi về thế nào?

a. Phải vượt qua một con thác tung bọt trắng xóa.

b. Phải vượt qua con suối bốn mùa trong veo, rào rạt.

c. Phải băng qua sườn núi thoai thoải.

d) Phải băng ngọn núi đầy đá.

2. Những cây cổ thụ mà khách gặp trên đường đi vào bản là cây:

a. Cây vầu, cây trám đen, cây trám trắng.

b. Cây vầu, cây đa, cây lim, cây chò.

c. Cây vầu, cây trám, cây hoa ban.

d. Cây sung, cây vầu, cây sấu.

3. Câu “ Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng…” ý nói:

a. Đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới suối đẹp như hoa như lá.

b. Đàn cá biết vẽ hoa vẽ lá.

c. Đàn cá nhiều màu sắc hình thù giống hoa giống lá.

d. Đàn cá giống những cành cây bên bờ suối.

4. Những con vật được nhắc đến trong bài văn là:

a. Con vịt, con bò, con lợn.

b. Con lợn, con chó, con sư tử

c. Con lợn, con mèo, con gà trống

d. Con lợn và con gà mái dẫn đàn con đi kiếm ăn

5. Bài văn miêu tả cảnh gì? Cảnh đó đẹp như thế nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

6. Con đường vào bản có ý nghĩa như thế nào đối với người dân nơi đây?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

7. Phân tích cấu tạo của câu ghép sau:

Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.

………………………………………………………………………………………

8. Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau:

a. Nam không chỉ học giỏi………………………………………………………

b. ………………………………………………………. nhưng Hoa vẫn đến lớp.

c. . . ………………………………nhưng bạn ấy không hề kiêu căng.

9. Tìm 3 từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc . Đặt câu với 1 từ tìm được .

10. Tìm 3 từ trái nghĩa với từ hạnh phúc . Đặt câu với 1 từ tìm được .

11. Điền quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp vào từng chỗ chấm trong các câu ghép sau:

a. Tay chân Hùng săn chắc……………Hùng rất chăm luyện tập.

b. Không khí tĩnh mịch………………mọi vật như ngừng chuyển động.

c. Quê nội Duy ở Đà Nẵng ………………quê ngoại bạn ấy ở Hà Nội.

d. ………nó gặp nhiều khó khăn ……………nó vẫn học giỏi.

12: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong các từ được gạch chân dưới đây:

Mỗi khi Tết về là cả làng lại ra giếng lấy nước về đổ đầy chum vại để đón năm mới.

>> Tham khảo chi tiết: Bộ đề ôn tập ở nhà môn Tiếng việt lớp 5 - Nghỉ dịch Corona

Đề ôn tập ở nhà môn Khoa học lớp 5

PHẦN A. TRẮC NGHIỆM

I. Sự sinh sản và phát triển của cơ thể người

Bài 1: Chọn lứa tuổi thích hợp (trong ngoặc đơn) điền vào chỗ trống ở cột 1 sao cho tương ứng với đặc điểm phát triển của cơ thể người ở cột 2:

(Dưới 3 tuổi - Từ 6 đến 10 tuổi - Tuổi vị thành niên - Tuổi trưởng thành - Tuổi già)

Bài ôn tập ở nhà Khoa học lớp 5

Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống

a. Tuổi dậy thì ở con trai thường bắt đầu khoảng từ 10 đến 15 tuổi □

b. Tuổi dậy thì ở con trai thường bắt đầu khoảng từ 13 đến 17 tuổi □

c. Tuổi dậy thì ở con gái thường bắt đầu khoảng từ 13 đến 17 tuổi □

d. Tuổi dậy thì ở con gái thường bắt đầu khoảng từ 10 đến 15 tuổi □

Bài 3: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

a) Tuổi dậy thì ở con gái thường bắt đầu vào khoảng nào?

A. 16 đến 20 tuổi.

B. 13 đến 17 tuổi.

C. 10 đến 15 tuổi.

D. 12 đến 16 tuổi.

b) Thông tin sau đây nói về lứa tuổi nào?

“ Ở lứa tuổi này chiều cao vẫn tiếp tục tăng. Hoạt động học tập của chúng ta ngày càng tăng, trí nhớ và suy nghĩ cũng ngày càng phát triển.”

A. Dưới 3 tuổi

B. Từ 3 đến 6 tuổi

C. Từ 6 đến 10 tuổi.

D. Tuổi dậy thì

c) Việc nào dưới đây chỉ có phụ nữ làm được?

A. Làm bếp giỏi

B. Chăm sóc con cái

C. Mang thai và cho con bú

D. Thêu may giỏi

d) Ở tuổi dậy thì, chúng ta không nên làm gì ?

A. Thường xuyên tắm giặt, gội đầu và thay quần áo.

B. Sử dụng thuốc lá, rượu, bia.

C. Ăn uống đủ chất.

D. Tập thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh.

II. An toàn trong cuộc sống

Bài 1: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

Biện pháp tốt nhất để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ là gì?

A. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

B. Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ.

C. Thận trọng khi đi qua đường.

D. Không đùa nghịch, chạy nhảy hay đá bóng dưới lòng đường.

Bài 2: Điền chữ N vào ô trống chỉ việc “Nên làm” và K vào ô trống chỉ việc “Không nên làm” khi dùng thuốc:

□ Đọc kĩ thông tin hướng dẫn sử dụng trên vỏ hộp thuốc. Kiểm tra thời hạn sử dụng in trên vỏ thuốc

□ Mua thuốc ở bất kì nơi nào.

□ Uống thuốc kháng sinh theo kinh nghiệm dân gian.

III. Vệ sinh phòng bệnh

Bài 1: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

a) Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết ?

A. Vi rút.

B. Vi khuẩn.

C. Kí sinh trùng.

D. Muỗi.

b) Tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết là:

A. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do một loại vi-rút gây ra. Muỗi vằn là động vật trung gian truyền bệnh.

B. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do một loại vi-rút gây ra. Muỗi a-nô-phen là động vật trung gian truyền bệnh.

C. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do kí sinh trùng gây ra. Muỗi a-nô-phen là động vật trung gian truyền bệnh.

c) Bệnh nào do một loại vi-rút gây ra và bị lây truyền do muỗi vằn?

A. Sốt xuất huyết

B. Sốt rét

C. Sốt

D. Viêm gan A

d) Loại muỗi nào là trung gian truyền bệnh sốt rét?

A. Muỗi a-nô-phen

B. Muỗi vằn và muỗi a-nô-phen

C. Muỗi vằn

D. Tất cả các loại muỗi

e) Cách phòng bệnh sốt rét là:

A. Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.

B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy.

B. Tránh để muỗi đốt.

D. Tất cả các ý trên.

g) Bệnh viêm gan A lây qua đường nào?

A. Đường tiêu hóa

B. Đường truyền máu từ mẹ sang con

C. Muỗi hút máu người bệnh và truyền sang người lành

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

h) Làm gì để phòng tránh viêm gan A ?

A. Ăn chín.

B. Uống nước đã đun sôi.

C. Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.

D. Thực hiện tất cả việc làm trên.

i) Nên làm gì để phòng bệnh viêm não?

A. Có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày để tránh muỗi đốt.

B. Giữ vệ sinh nhà ở; dọn chuồng gia súc và môi trường xung quanh; không để ao tù, nước đọng

C. Diệt muỗi, diệt bọ gậy.

D. Thực hiện tất cả các việc trên.

k) HIV không lây qua đường nào?

A. Tiếp xúc thông thường.

B. Đường máu.

C. Đường tình dục.

D. Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con.

l) Trong các bệnh dưới đây, bệnh nào lây qua cả đường sinh sản và đường máu?

A. AIDS

B. Sốt xuất huyết

C. Viêm não

D. Sốt rét

m) Có thể phòng tránh HIV lây truyền qua đường máu bằng cách nào?

A. Không tiêm chích khi không cần thiết

B. Không truyền máu, truyền dịch khi không cần thiết

C. Không dùng chung các dụng cụ có thể dính máu như dao cạo, bàn chải đánh răng, kim châm,...

D. Thực hiện tất cả các việc trên

Bài 2: Đúng ghi Đ, Sai ghi S vào ô trống trước các phát biểu sau:

Bệnh viêm não có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài. Không cần dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Muỗi là động vật trung gian truyền bệnh viêm gan A. HIV không lây qua đường tiếp xúc thông thường.

PHẦN B. TỰ LUẬN

Câu 1: Nhôm có những tính chất gì? Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm.

Câu 2: Cao su có tính chất gì? Kể tên một số đồ dùng làm bằng cao su và nêu cách bảo quản các đồ dùng ấy?

Câu 3: Vì sao không nên đựng những thức ăn có vị chua lâu trong nồi nhôm?

Câu 4: Kể tên một số đồ dùng làm từ chất dẻo? Nêu đặc điểm và cách bảo quản các đồ dùng ấy? Câu 5: Thế nào là sự biến đối hoá học? Cho ví dụ?

>> Tham khảo chi tiết: Bài ôn tập ở nhà lớp 5 môn Khoa học - Nghỉ dịch Corona

Đề ôn tập ở nhà môn Lịch sử lớp 5

(Từ bài “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định/4” đến bài “Ôn tập/40”)

I. Phần trắc nghiệm:

1. Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta vào năm nào?

a. □ 1858

b. □ 1859

c. □ 1862

2. Ai là người được nhân dân tôn làm “Bình Tây Đại Nguyên Soái”?

a. □ Nguyễn Trung Trực.

b. □ Trương Định .

c. □ Phan Tuấn Phát.

3. Triều đình nhà Nguyễn đã ký hiệp ước gì với thực dân Pháp?

a. □ Nhường ba tỉnh miền Đông Nam Bộ cho thực dân Pháp.

b. □ Nhường ba tỉnh miền Tây Nam Bộ cho thực dân Pháp.

c. □ Nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho thực dân Pháp.

4. Ai là người đã đứng ra chủ trương canh tân đất nước?

a. □ Phạm Phú Thứ .

b. □ Nguyễn Trường Tộ.

c. □ Nguyễn Lộ Trạch.

5. Em hiểu như thế nào về hai từ “canh tân” ?

a. □ Từ bỏ những cách làm cũ, lạc hậu.

b. □ Thực hiện cách làm mới để đạt được ý phát triển tốt hơn.

c. □ Cả hai ý trên đều đúng.

6. Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?

a. □ Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước, thông thương với thế giới.

b. □ Thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, mở trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc ……

c. □ Cả hai ý trên đều đúng.

7. Vì sao vua Tự Đức không thực hiện đề nghị của Nguyễn Trường Tộ?

a. □ Vua cho rằng những phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia.

b. □ Vì vua Tự Đức chưa hiểu biết tình hình các nước trên thế giới.

c. □ Cả hai ý trên đều đúng

8. Triều đình Huế ký hiệp uớc công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta vào năm nào?

a. □ 1883

b. □ 1884

c. □ 1885

9. Ai là người đại diện cho phái chủ chiến?

a. □ Tôn Thất Thuyết.

b. □ Đinh Công Tráng.

c. □ Phan Đình Phùng.

II. Phần tự luận

1. Em hãy nêu tên 3 tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam năm 1929?

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

2. Vì sao phong trào Đông Du thất bại?

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

3. Em hãy nêu những thay đổi quan trọng trong các thôn xã ở Nghệ Tĩnh thời kỳ có chính quyền?

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

4. Tại sao ngày 19 – 8- 1945 được chọn làm ngày kỷ niệm Cách Mạng Tháng Tám ở nước ta?

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

5. Lời khẳng định của bác Hồ ở cuối bản “Tuyên ngôn Độc lập” thể hiện điều gì?

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

6. Sau Cách Mạng Tháng Tám nước ta gặp những khó khăn gì?

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

7. Nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp.

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

8. Nêu những địa danh tiêu biểu cho chiến thắng của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

9. Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích gì?

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

10. Trước âm mưu của địch, trung ương đảng của ta đã làm gì?

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

11. Cuộc tấn công của thực dân Pháp liên Việt Bắc có kết cục ra sao?

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

>> Tham khảo chi tiết: Bài ôn tập ở nhà lớp 5 môn Lịch sử - Nghỉ dịch Corona

Đề ôn tập ở nhà môn Địa lý lớp 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phần đất liền nước ta giáp với các nước:

A. Lào, Thái Lan, Cam - pu- chia

B. Trung Quốc, Lào, Thái Lan

C. Lào, Trung Quốc, Cam- pu- chia

D. Trung Quốc, Thái Lan, Cam- pu- chia

Câu 2: Diện tích phần đất liền của nước ta là

A. khoảng 330.000 km²

B. 330.000 km

C. 1650 km²

D. 1650 km

Câu 3: Trên phần đất liền nước ta:

A. Diện tích đồng bằng lớn hơn diện tích đồi núi

B.½ di ện tích là đồng bằng, ½ di ện tích là đồi núi

C. ¼ di ện tích là đồng bằng, ¾ di ện tích là đồi núi

D. ¾ di ện tích là đồng bằng, ¼ di ện tích là đồi núi

Câu 4: Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta là:

A. Nhiệt độ cao, có nhiều gió và mưa.

B. Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.

C. Nhiệt độ thấp, gió và mưa thay đổi theo mùa.

D. Nhiệt độ cao, gió và mưa không thay đổi theo mùa.

Câu 5: Ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam là :

A. Dãy Hoàng Liên Sơn

B. Dãy Trường Sơn

C. Dãy núi Đông Triều

D. Dãy núi Bạch Mã

Câu 6: Đặc điểm sông ngòi nước ta là:

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng ít sông lớn

B. Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa

C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng ít sông lớn và có nhiều phù sa

D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng ít sông lớn, sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa

Câu 7: Đặc điểm của vùng biển nước ta là

A. Nước rất nóng.

B. Nước rất lạnh

C. Nước không đóng băng, có sóng lớn và nhiều tôm cá.

D. Nước không đóng băng, miền Bắc và miền Trung hay có bão, có hi ện tượng thuỷ triều.

Câu 8: Ngành thủy sản ở nước ta chủ yếu phân bố ở:

A. Vùng ven biển

B. Đồng bằng

C. Vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, h ồ ở các đồng bằng

D. Miền núi và trung du

Câu 9: Ngành lâm nghiệp ở nước ta gồm các hoạt động:

A. Trồng rừng

B. Bảo vệ rừng

C. Khai thác gỗ và lâm sản khác

D. Trồng rừng và bảo vệ rừng; khai thác gỗ và lâm sản khác

Câu 10: Việt Nam chủ yếu nhập khẩu:

A. Các máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu.

B. Khoáng sản, nông sản, thủy sản, hàng công nghiệp nhẹ, hàng thủ công nghiệp.

C. Khoáng sản, máy móc, thiết bị, hàng thủ công nghiệp, hàng công nghiệp nhẹ.

D. Các máy móc, Thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, nông sản, thủy sản

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm của sông ngòi nước ta

Câu 2: Em hãy nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta

Câu 3: Nêu đặc điểm của vùng biển nước ta và ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta?

Câu 4 : Hãy nêu vai trò của biển đối với đất nước chúng ta?

Câu 5: Hãy kể tên vài địa điểm du lịch nổi tiếng ở nơi em đang sống.

Câu 6: Em hãy trình bày vai trò của sông ngòi nước ta?

Câu 7: Em hãy nêu đặc điểm và sự phân bố của 2 loại đất chính ở nước ta

Câu 8: Em hãy nêu đặc điểm và sự phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn

Câu 9: Ngành lâm nghiệp có mấy hoạt động và phân bố chủ yếu ở đâu?

Câu 10: Em hãy nêu điều kiện phát triển ngành thủy sản ở nước ta

Câu 11: Ngành thủy sản có mấy hoạt động và phân bố chủ yếu ở đâu?

Câu 12: Dân số tăng nhanh sẽ gây ra hậu quả gì?

Câu 13: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất? Dân cư tập trung đông đúc ở đâu?

Câu 14: Nêu những điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước?

Câu 15: Hãy kể tên các sân bay quốc tế, những thành phố có cảng biển lớn ở nước ta?

Câu 16: Vì sao các ngành công nghiệp dệt may, chế biến lương thực thực phẩm của nước ta lại tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và ven biển

Câu 17: Thương mại gồm những hoạt động nào? Thương mại có vai trò gì?

Câu 18: Em hãy nêu những điều kiện thuận lợi phát triển ngành du lịch ở nước ta

Câu 19: Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở những vùng nào? Tại sao?

Câu 20: Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?

>> Tham khảo chi tiết: Bài ôn tập ở nhà lớp 5 môn Địa lý - Nghỉ dịch Corona

Đề ôn tập ở nhà môn Đạo đức lớp 5

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào câu giải quyết em cho là phù hợp nhất trong mỗi tình huống dưới đây:

Câu 1: Do chủ quan, Nam đã nhận một công việc không phù hợp với khả năng của mình, Nam sẽ:

A) Bỏ không làm.

B) Làm qua loa cho xong.

C) Cố gắng làm cho tốt.

D) Xin đổi công vi ệc khác.

Câu 2: Hoa được phân công mang lọ hoa cho buổi sơ kết thi đua của lớp. Sáng hôm đó, Hoa bị ốm không thể đi học được. Hoa sẽ:

A) Bỏ qua vì nghĩ rằng mình bị ốm.

B) Gọi điện cho bạn và nhờ bạn mang hộ.

C) Nhờ mẹ mang đến.

Câu 3: Hùng được phân công trang trí đầu báo tường của lớp, nhưng đến ngày phải nộp mới ra Hùng sẽ:

A) Trang trí cho qua loa.

B) Nói dối cô giáo là mình bị ốm nên chưa làm được.

C) Nhận lỗi và cuối giờ nhờ các bạn trong nhóm cùng làm.

Câu 4: Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu:

A) Hà Nội

B) Phú Thọ

C) Thành phố Hồ Chí Minh

Câu 5: Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày:

A) Mồng 10 tháng 3 âm lịch

B) Mồng 1 Tết

C) Rằm Trung thu

Câu 6: Trên đường đi học, thấy một em bé bị lạc, đang khóc tìm mẹ, em sẽ:

A) Mặc em bé, không quan tâm .

B) An ủi em bé.

C) An ủi em bé và giúp em tìm mẹ.

D) Nhờ người khác giúp em bé.

Câu 7: Thấy hai em bé đang đánh nhau để tranh giành đồ chơi, em sẽ:

A) Không can thiệp.

B) Khuyên ngăn hai em bé.

C) Lấy đồ chơi đưa cho một trong hai em bé.

Câu 8: Nghe tin quê mình bị bão lụt tàn phá, em sẽ:

A) Gửi thư về quê thăm hỏi, chia sẻ.

B) Tích cực tham gia các hoạt động cứu trợ cho quê hương.

C) Coi như không có gì xảy ra.

Câu 9: Được biết quê mình đang tổ chức quyên góp tiền để tu bổ đình làng, em sẽ:

A) Cho rằng đó là việc của người lớn, trẻ em không cần quan tâm.

B) Bớt một phần tiền được “lì xì” trong dịp Tết góp vào tu b ổ đình làng.

C) Cùng các bạn trong lớp bàn bạc, tìm cách tham gia như thế nào cho phù h ợp với khả năng của mình

Câu 10: Gia đình em không tham gia tổng vệ sinh đường phố (ngõ xóm) vào sáng th ứ bảy hằng tuần theo quy định của địa phương. Em sẽ:

A) Mặc kệ, cho rằng không phải việc của mình

B) Nhắc bố, mẹ tham gia tổng vệ sinh.

C) Dậy sớm cùng tham gia t ổng vệ sinh với mọi người.

Câu 11: Xã (phường) tổ chức sinh hoạt hè cho trẻ em. Em sẽ:

A) Không tham gia vì không thích.

B) Tham gia theo khả năng của mình.

C) Tích cực tham gia và rủ các bạn cùng tham gia.

PHẦN II. TỰ LUẬN

Câu 1: Em hãy chọn một trong các từ ngữ sau: giữ gìn, biết ơn, truyền thống, tổ tiên để điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây cho phù hợp:

Mỗi người đều có ………………, cội nguồn của mình. Chúng ta cần phải ……………… tổ tiên và……………………, phát huy…………………… tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu 2: Em hãy chọn một trong các từ ngữ sau: khó khăn, thân thiết, đoàn kết, vượt qua, tiến bộ để điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây cho phù hợp:

Bạn bè cần phải…………………, thương yêu, giúp đỡ nhau cùng ………………, nhất là những lúc…………………, hoạn nạn. Có nh ư vậy tình bạn mới thêm…………………, gắn bó, khó khăn nào cũng có thể ……………………

Câu 3: Em hãy chọn một trong các từ ngữ sau: văn minh, quan trọng, phụ nữ, tôn trọng để điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây cho phù hợp:

a) Bà, mẹ, chị em gái, cô giáo và các bạn gái là những người …………… thân thiết xung quanh em.

b) Người phụ nữ có vai trò……………… trong cuộc sống gia đình và xã hội.

c)…………………… phụ nữ là biểu hiện của người …………………

Câu 4: Em hãy kể với bạn những phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam.

Câu 5: Hãy kể những công việc mà phụ nữ thường làm hàng ngày trong gia đình, ngoài xã hội?

Câu 6: Em hãy nêu suy nghĩ (tình cảm) của em về người phụ nữ Việt Nam? Họ đã có nh ững đóng góp như thế nào cho xã hội?

Câu 7: Thế nào là vượt khó trong cu ộc sống và học tập? Vượt khó trong cu ộc sống và học tập sẽ giúp ta điều gì?

Câu 8: Trước những khó khăn của bạn bè, ta nên làm gì?

Câu 9: Em sẽ làm gì khi thấy bạn em vứt rác ra sân trường?

Câu 10: Em gặp một vấn đề khó khăn nhưng không biết giải quyết thế nào, lúc đó em nên làm gì?

>> Tham khảo chi tiết: Bài ôn tập ở nhà lớp 5 môn Đạo đức - Nghỉ dịch Corona

Bài ôn tập ở nhà lớp 5 môn Toán + Tiếng Việt

Phiếu bài tập lớp 5 - Ôn tập nghỉ dịch

Virus corona hiện đang là dịch bệnh của một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Trước nguy cơ lây nhiễm cao, các em học sinh được nghỉ học tại nhà, các thầy cô cho các em học sinh ôn tập các kiến thức cơ bản tránh mất kiến thức khi học lại.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
573
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 5

    Xem thêm