Trọn bộ Bài tập Toán cơ bản đến nâng cao lớp 5
Trọn bộ Bài tập Toán cơ bản đến nâng cao lớp 5
Trọn bộ Bài tập Toán cơ bản đến nâng cao lớp 5 - bao gồm đầy đủ các dạng Toán và bài tập Toán trong toàn bộ chương trình học lớp 5 giúp các em học sinh dễ dàng nắm bắt lại kiến thức, luyện đề hiệu quả hơn.
CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ PHÂN SỐ, GIẢI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN TỈ SỐ. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
Chuyên đề 1: Khái niệm, tính chất cơ bản của phân số
Bài 1: Lấy ví dụ về
a. 5 phân số nhỏ hơn 1;
b. 5 phân số lớn hơn 1;
c. 5 phân số tối giản.
Bài 2: Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số:
7 : 9;
8 : 11;
2001 : 2008;
a : 7;
b : a + c;
c : (a + b)
Bài 4: Viết mỗi số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số là 3:
7 ; 11 ; 23 ; 2008
Bài 5: Cho hai số 5 và 7, hãy viết các phân số:
a. Nhỏ hơn 1.
b. bằng 1.
c. Lớn hơn 1.
Bài 6: Viết 4 phân số bằng phân số sao cho mỗi phân số có tử số là số lẻ bé hơn 10.
Chuyên đề 2: So sánh phân số
Kiến thức cần nhớ.
1,Muốn quy đông mẫu của hai phân số, ta nhân cả tử số và mẫu số của phân số thứ nhất với mẫu của phân số thứ hai, nhân cả tử và mẫu của phân số thứ hai với mẫu của phân số thứ nhất.
2, Khi so sánh hai phân số:
- Có cùng mẫu số: ta so sánh hai tử số, phân số nào có tử số lớn hơn sẽ lớn hơn.
- Không cùng mẫu số: trước hết ta quy đồng mẫu số rồi so sánh như trường hợp trên.
3, Các phương pháp thường dùng để so sánh phân số.
- Vận dụng hai quy tắc ở mục trên.
- Nếu hai phân số có cùng tử số, phân số có mẫu số lớn hơn sẽ nhỏ hơn và ngược lại.
So sánh bắc cầu
Chuyên đề 3: Các bài toán thêm bớt một số ở tử và mẫu
Kiến thức cần nhớ
1. Nếu ta cộng thêm cả tử và mẫu của một phân số với cùng một số tự nhiên thì hiệu giữa tử và mẫu không thay đổi.
2. Nếu ta trừ cả tử số và mẫu số của một phân số đi cùng một số tự nhiên thì hiệu giữa tử và mẫu của phân số đó không thay đổi.
3. Nếu ta cộng thêm tử và bớt đi ở mẫu của một phân số với cùng một số tự nhiên thì tổng của tử số và mẫu số không thay đổi.
4. Nếu ta bớt đi ở tử và thêm vào ở mẫu của một phân số với cùng một số tự nhiên thì tổng của tử và mẫu của phân số đó không thay đổi.
Chuyên đề 4: Tìm giá trị phân số của một số.
Bài 1: Chị Huệ có 42 viên kẹo chia cho ba bạn An, Bình, Dũng. Chị cho An số kẹo, sau đó cho Bình số kẹo còn lại, cuối cùng còn bao nhiêu chia cho Dũng. Hỏi mỗi bạn nhận được bao nhiêu viên kẹo?.
Bài 2: Một của hàng có một số lít nước mắm. Ngày thứ nhất bán được số lít nước mắm, ngày thứ hai bán được số lít nước mắm, ngày thứ ba bán 40 lít thì hết. Hỏi cả ba ngày cửa hàng bán bao nhiêu lít nước mắm?.
Bài 3: Có hai thùng dầu chứ tổng cộng 24 lít. Người ta lấy ra ở thùng thứ nhất số dầu, lấy ở thùng thứ hai số dầu thì số dầu còn lại ở hai thùng bằng nhau. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu?.
Bài 4: Một hộp bi có ba màu: xanh, đỏ, vàng. Tổng cộng 120 viên bi. Biết rằng số bi xanh bằng tổng số bi đỏ và bi vàng, số bi vàng bằng số bi đỏ. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu viên bi?.
Bài 5: Một mảnh vải được chia ra làm bốn phần như nhau: phần thứ nhất bằng mảnh vải, phần thứ hai bằng mảnh vải, phần thứ ba bằng mảnh vải, phần thứ tư có 4m. Hỏi mảnh vải dài bao nhiêu mét?
CHỦ ĐỀ 2: SỐ THẬP PHÂN
Kiến thức cần nhớ.
1. Một số thập phân có hai phần: phần nguyên và phần thập phân, hai phần được ngăn cách nhau bởi dấu phẩy. những chữ số đừng bên trái dấu phẩy là phần nguyên, những chữ số đứng bên phải dấu phẩy là phần thập phân.
2. Mỗi số tự nhiên a đều có thể biểu diễn thành một số thập phân mà phần thập phân là những chữ số 0.
3. Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì ta được một số thập phân bằng nó.
Nếu số thập phân có chữ số 0 tận cùng bên phải phần thập phân thì khi xóa chữ số 0 đó đi thì ta được một số thập phân bằng nó.
4. Các quy tắc so sánh số thập phân.
Quy tắc 1: Trong hai số thập phân:
- Số nào có phần nguyên lớn hơn sẽ lớn hơn.
- Nếu phần nguyên của chùng bằng nhau thì ta so sánh các hàng phần mười; số nào có chữ số hàng phần mười lớn hơn sẽ lớn hơn.
- Nếu phần nguyên và các hàng phần mười của chúng bằng nhau thì ta so sánh hàng phần trăm: số nào có chữ số hàng phần trăm lớn hơn sẽ lớn hơn.
Cứ tiếp tục như thế đối với các hàng sau cho đến khi được số lớn hơn. (Nếu số chữ số ở hàng thập phân của hai số không bằng nhau thì khi cần ta sẽ viết thêm chữ số 0 vào hàng còn thiếu bên phải).
Quy tắc 2: Muốn so sánh hai số thập phân ta làm như sau:
- Làm cho số chữ số ở phần thập phân của chúng bằng nhau( bằng cách viết thêm chữ số 0 vào hàng còn thiếu bên phải).
- Bỏ dấu phẩy, ta nhận được hai số tự nhiên.
- So sánh hai số tự nhiên vừa nhận được, số nào lớn hơn thì số thập phân ứng với nó lớn hơn.
Bài tập áp dụng
Bài 1 : Viết số thập phân.
a, Gồm 5 đơn vị, 3 phần mười, 4 phần trăm và 2 phần nghìn.
b, Gồm 1 đơn vị, 1 phần trăm và 1 phần vạn.
c, Gồm 32 đơn vị, 32 phần nghìn và 32 phần triệu.
d, Gồm 2 đơn vị, 0,02 đơn vị và 0,0002 đơn vị.
Bài 2: Cho 4 chữ số 3, 0, 4, 1.
a, Viết tất cả các số thập phân bé hơn 1 có mặt đủ bốn chữ số đã cho.
b, Viết tất cả các số thập phân có mặt đủ bốn chữ số dã cho, mà phần nguyên có hai chữ số.
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a, 28,3 – 13,6 – 4,4 =
b, 218,76 – (18,26 + 30,5) =
c, 94,57 – 38,75 – 43,35 + 18,75 – 21,22 =
d, 29,45 0,2 5 =
e, 40 201,5 1,25 0,2 =
f, 42,46 19,75 57,54 19,75 =
g, 7,8 : 1,5 + 9,7 : 1,5 – 2,5 :1,5 =
Các thầy cô và các em học sinh tham khảo chi tiết tại file tải về.