Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, là tài liệu ôn tập môn Hóa hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12. Bộ đề gồm 8 mã đề có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp các bạn ôn tập và chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2016 hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC

ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1

NĂM HỌC 2015-2016

Môn: HOÁ HỌC

Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời gian giao đề

Mã đề thi 182

Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố:

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.

Câu 1: Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng vừa đủ 2,24 lít H2 (đktc). Khối lượng Fe thu được là

A. 15 gam. B. 16 gam. C. 18 gam. D. 17 gam.

Câu 2: Dung dịch muối nào có pH = 7?

A. AlCl3. B. CuSO4. C. Na2CO3. D. KNO3.

Câu 3: Cho từ từ dung dịch X chứa 0,35 mol HCl vào dung dịch Y chứa 0,15 mol Na2CO3 và 0,15 mol KHCO3 thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 1,12 lít.

Câu 4: Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau:

Dung dịch

(1)

(2)

(4)

(5)

(1)

khí thoát ra

có kết tủa

(2)

khí thoát ra

có kết tủa

có kết tủa

(4)

có kết tủa

có kết tủa

(5)

có kết tủa

Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là

A. H2SO4, NaOH, MgCl2. B. Na2CO3, NaOH, BaCl2.

C. H2SO4, MgCl2, BaCl2. D. Na2CO3, BaCl2, BaCl2.

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 9,95 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Ba vào 100 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 13,5. B. 17,05. C. 15,2. D. 11,65.

Câu 6: Phát biểu không chính xác là

A. Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) được gọi là hiện tượng đồng đẳng.

B. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.

C. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học.

D. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử.

Câu 7: Đốt cháy 4,65 gam photpho ngoài không khí rồi hoà tan sản phẩm vào 500 ml dung dịch NaOH 1,2 M. Tổng khối lượng chất tan trong dung dịch sau phản ứng là

A. 24,6 gam B. 26,2 gam. C. 26,4 gam. D. 30,6 gam.

Câu 8: Cho các cặp chất sau: SO2 và H2S, F2 và H2O, Li và N2, Hg và S, Si và F2, SiO2 và HF. Số cặp chất phản ứng được với nhau ở điều kiện thường là

A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.

Câu 9: Cho sơ đồ thí nghiệm điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm (Hình 1) từ các chất ban đầu là MnO2 và dung dịch HCl đậm đặc. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện đun nóng, sẽ có một phần khí HCl bị bay hơi. Để thu được khí clo sạch bình số (3); (4) sẽ chứa lần lượt các chất nào trong các phương án sau?

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

A. NaOH bão hòa và H2SO4 đặc. B. KCl đặc và CaO khan.

C. NaCl bão hòa và H2SO4 đặc. D. NaCl bão hòa và Ca(OH)2.

Câu 10: Cho các cân bằng hóa học sau:

(1) 2HI (k) → H2 (k) + I2 (k). (2) CaCO3 (r) → CaO (r) + CO2 (k).

(3) FeO (r) + CO (k) → Fe (r) + CO2 (k). (4) 2SO2 (k) + O2 (k) → 2SO3 (k).

Khi tăng áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều thuận là

A. 2 B. 4. C. 1. D. 3.

Câu 11: Hỗn hợp X gồm Al, Fe và Mg. Cho 15,5 gam hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 8,96 lít NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Mặt khác cho 0,05 mol X vào 500ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi lấy toàn bộ kết tủa thu được đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2 gam chất rắn. Thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong X lần lượt là

A. 17,42%; 46,45% và 36,13%. B. 52,26%; 36,13% và 11,61%.

C. 36,13%; 11,61% và 52,26%. D. 17,42%; 36,13% và 46,45%.

Câu 12: Điều chế ancol etylic từ 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ, hiệu suất của toàn bộ quá trình là 85%. Khối lượng ancol thu được là

A. 485,85 kg. B. 398,80 kg. C. 458,58 kg. D. 389,79 kg.

Câu 13: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.

(4) Nối một dây Cu với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.

(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.

(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.

Trong các thí nghiệm trên, thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là

A. (1), (3), (5). B. (1), (3), (4), (5). C. (2), (4), (6). D. (2), (3), (4), (6).

Câu 14: Cho hỗn hợp X gồm C2H6; C2H2; C2H4. Tỉ khối của X so với H2 là 14,25. Đốt cháy hoàn toàn 11,4 gam X, cho sản phẩm vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng m gam và có a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là

A. 51,40 và 80. B. 62,40 và 80. C. 68,50 và 40. D. 73,12 và 70.

Câu 15: Cho hỗn hợp bột gồm 5,4 gam Al và 11,2 gam Fe vào 800ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 100,0. B. 97,00. C. 98,00. D. 92,00.

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Giá trị của m là:

A. 2,24. B. 2,80. C. 1,12. D. 0,56.

Câu 17: Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X (CxHyOzN4) và Y (CnHmO7Nt) với dung dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 63,312 gam. Giá trị gần đúng nhất của m là

A. 32. B. 18. C. 34. D. 28.

Câu 18: Cho 30,88 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 vào V lít dung dịch HCl 2M được dung dịch X và còn lại 1,28 gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư tác dụng với dung dịch X được 0,56 lít khí Y (ở đktc) không màu hoá nâu trong không khí và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. V và m lần lượt là

A. 5,04 lít và 153,45 gam. B. 0,45 lít và 153,45 gam.

C. 5,04 lít và 129,15 gam. D. 0,45 lít và 129,15 gam.

Câu 19: Cấu hình e nào sau đây là của nguyên tử kim loại?

A. 1s22s22p63s23p5. B. 1s22s22p63s23p4. C. 1s22s22p63s1. D. 1s22s22p6.

Câu 20: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic Y và một este Z (Y, Z đều mạch hở không phân nhánh). Đun nóng 0,275 mol X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 2M thu được hỗn hợp 2 muối và hỗn hợp 2 ancol. Đun nóng toàn bộ hỗn hợp 2 ancol này với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 7,5 gam hỗn hợp 3 ete. Lấy hỗn hợp 2 muối trên nung với vôi tôi xút chỉ thu được một khí duy nhất, khí này làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 44 gam Br2 thu được sản phẩm chứa 85,106% brom về khối lượng. Khối lượng của Z trong X là

A. 19,75 gam. B. 18,96 gam. C. 23,70 gam. D. 10,80 gam.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

Đáp án mã đề 182

1

B

11

D

21

B

31

A

41

D

2

D

12

C

22

D

32

B

42

B

3

C

13

A

23

A

33

A

43

D

4

A

14

A

24

D

34

B

44

C

5

C

15

D

25

D

35

A

45

B

6

B

16

A

26

C

36

A

46

A

7

D

17

D

27

A

37

B

47

C

8

C

18

B

28

B

38

C

48

B

9

C

19

C

29

C

39

D

49

D

10

C

20

A

30

A

40

B

50

A

Đánh giá bài viết
1 2.012
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm