Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc gồm 6 đề có đáp án đi kèm, đây là tài liệu ôn tập môn Hóa hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12 luyện thi THPT Quốc gia và những bạn luyện thi đại học khối A, B. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 2 năm 2016 trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán lần 1 năm 2016 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Hóa học, Khối: 12
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Mã đề thi 132
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H = 1; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85; Sr = 88; Ag=108; Cs = 133; Ba = 137; Cd = 112.
Câu 1: Hòa tan 8,1 gam Al bằng một lượng dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 4,48 lít. B. 6,72 lít. C. 10,08 lít. D. 5,6 lít.
Câu 2: Số hợp chất hữu cơ đơn chức, có cùng công thức phân tử C3H6O2 và đều tác dụng được với NaOH là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 3: Cho các hiđroxit: NaOH; Mg(OH)2; Fe(OH)3; Al(OH)3. Hiđroxit có tính bazơ mạnh nhất là
A. Fe(OH)3. B. NaOH. C. Mg(OH)2. D. Al(OH)3.
Câu 4: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử cacbon. Tổng số mol của hai chất là 0,05 mol (Số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 3,36 lít khí CO2 (ở đktc) và 2,52 gam nước. Mặt khác nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hóa (hiệu suất là 80%) thì số gam este thu được là
A. 1,824 gam. B. 2,28 gam. C. 3,42 gam. D. 2,736 gam.
Câu 5: Cấu hình electron đúng của Na+ (Z = 11) là
A. [He]2s22p6. B. [He]2s1. C. [Ne]3s1. D. [Ne]3s23p6.
Câu 6: Khi nhiệt phân, dãy muối nitrat đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi là
A. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2; Mg(NO3)2. B. Cu(NO3)2; Zn(NO3)2; NaNO3.
C. KNO3; Zn(NO3)2; AgNO3. D. Fe(NO3)3; Cu(NO3)2; AgNO3.
Câu 7: Chất phản ứng được với CaCl2 là
A. HCl. B. Na2CO3. C. Mg(NO3)2. D. NaNO3.
Câu 8: Khi lên men 270 gam glucozơ với hiệu suất 75%, khối lượng ancol thu được là
A. 69 gam. B. 138 gam. C. 103,5 gam. D. 92 gam.
Câu 9: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch
A. HCl. B. H2SO4. C. NaNO3. D. NaOH.
Câu 10: Hỗn hợp X gồm Ba, Na, và Al (trong đó số mol Al bằng 6 lần số mol của Ba) được hòa tan vào nước dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,688 lít khí H2 (ở đktc) và 0,81 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 5,715 gam. B. 5,175 gam. C. 5,58 gam. D. 5,85 gam.
Câu 11: Cho dung dịch A chứa H2SO4 0,1M; HNO3 0,2M và HCl 0,3M. Trộn 300 ml dung dịch A với V lít dung dịch B gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M thu được dung dịch C có pH = 2. Giá trị của V là
A. 0,134. B. 0,424. C. 0,441. D. 0,414.
Câu 12: Dãy gồm các chất đều không tham gia phản ứng tráng bạc là
A. saccarozơ, tinh bột, xelulozơ. B. fructozơ, tinh bột, anđehit fomic.
C. anđehit axetic, fructozơ, xenlulozơ. D. axt fomic, anđehit fomic, glucozơ.
Câu 13: Cho 1,17 gam một kim loại thuộc nhóm IA vào nước dư thấy thu được 0,336 lít khí hiđro (đo ở đktc). Kim loại đó là
A. K. B. Rb. C. Na. D. Li.
Câu 14: Sục khí CO2 vào các dung dịch riêng biệt chứa các chất: Na[Al(OH)4]; NaOH dư; Na2CO3; NaClO; Na2SiO3; CaOCl2; Ca(HCO3)2. Số phản ứng hóa học xảy ra là
A. 6. B. 5. C. 7. D. 8.
Câu 15: Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch
A. HCl. B. HNO3 loãng. C. H2SO4 loãng. D. KOH.
Câu 16: Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
A. ancol đơn chức. B. este đơn chức. C. glixerol. D. phenol.
Câu 17: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit đun nóng, không tạo ra glucozơ. Chất đó là
A. bột gỗ. B. bột gạo. C. lòng trắng trứng. D. đường mía.
Câu 18: Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện màu
A. đen. B. tím. C. đỏ. D. vàng.
Câu 19: Cho phương trình hóa học: aAl + bFe3O4 => cFe + dAl2O3 (a, b, c, d là các số nguyên tối giản). Tổng các hệ số a, b, c, d là
A. 24. B. 21. C. 20. D. 16.
Câu 20: Cho phương trình hóa học của hai phản ứng sau:
Hai phản ứng trên chứng tỏ FeO là chất
A. chỉ có tính bazơ. B. chỉ có tính oxi hóa.
C. chỉ có tính khử. D. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học
Đáp án mã đề 132
1 | C | 11 | D | 21 | D | 31 | D | 41 | D |
2 | C | 12 | A | 22 | C | 32 | C | 42 | A |
3 | B | 13 | A | 23 | D | 33 | A | 43 | D |
4 | A | 14 | A | 24 | C | 34 | B | 44 | C |
5 | A | 15 | B | 25 | B | 35 | D | 45 | A |
6 | A | 16 | C | 26 | B | 36 | B | 46 | C |
7 | B | 17 | C | 27 | C | 37 | A | 47 | C |
8 | C | 18 | B | 28 | A | 38 | B | 48 | B |
9 | D | 19 | A | 29 | A | 39 | D | 49 | B |
10 | B | 20 | D | 30 | D | 40 | D | 50 | A |