Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 1

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa học có đáp án đi kèm, là tài liệu ôn tập môn Hóa THPT Quốc gia, tài liệu luyện thi Đại học khối A, khối B hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, những bạn chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia 2016. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 bài thi Khoa học tự nhiên - môn Hóa học trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 1)

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 1

Tuyển tập 20 đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2016

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học - Số 1

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa

Chi tiết: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN


TỔ: LÍ - HÓA

ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA - KSCL LẦN 1
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 357

Cho khối lượng nguyên tử của các nguyên tố:

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.

Câu 1: Có bao nhiêu hiđrocacbon mạch hở là chất khí ở điều kiện thường, phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3?

A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.

Câu 2: Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều no, đơn chức, mạch hở) và este Z được tạo bởi X, Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 40,32 lít O2 (đktc), thu được 31,36 lít CO2 (đktc). Đun nóng m gam E với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 5,68 gam chất rắn khan. Công thức của X là

A. C3H7COOH. B. HCOOH. C. C2H5COOH. D. CH3COOH.

Câu 3: Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành các thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau:

Dung dịch

(1)

(2)

(4)

(5)

(1)

khí thoát ra

có kết tủa

(2)

khí thoát ra

có kết tủa

có kết tủa

(4)

có kết tủa

có kết tủa

(5)

có kết tủa

Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là

A. H2SO4, MgCl2, BaCl2. B. H2SO4, NaOH, MgCl2.

C. Na2CO3, BaCl2, BaCl2. D. Na2CO3, NaOH, BaCl2.

Câu 4: Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 15,15 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl 2M vào Y, được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 16,9. B. 15,6. C. 19,5. D. 27,3.

Câu 5: Cho một hỗn hợp chứa benzen, toluen, stiren với nhiệt độ sôi tương ứng là 800C, 1100C, 1460C. Để tách riêng các chất trên người ta dùng phương pháp

A. sắc ký. B. chiết. C. chưng cất. D. kết tinh.

Câu 6: Hòa tan hết m gam FeS bằng một lượng tối thiểu dung dịch HNO3 (dung dịch X), thu được dung dịch Y và khí NO. Dung dịch Y hòa tan tối đa 3,84 gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều là NO. Số mol HNO3 trong X là

A. 0,48. B. 0,12. C. 0,36. D. 0,24.

Câu 7: Cho các phát biểu sau:

(a) Glucozơ được dùng để tráng gương, tráng ruột phích.

(b) Ở người, nồng độ glucozơ trong máu được giữ ổn định ở mức 0,1%.

(c) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.

(d) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để chế tạo thuốc súng không khói.

Số phát biểu đúng là

A. 3. B. 7. C. 9. D. 5.

Câu 8: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm:

Đề thi thử đại học môn Hóa năm 2016

Phản ứng xảy ra trong bình đựng dung dịch Br2

A. SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4. B. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O.

C. 2SO2 + O2 → 2SO3. D. Na2SO3 + Br2 + H2O → Na2SO4 + 2HBr.

Câu 9: Cho phản ứng sau: CnH2n + KMnO4 + H2O → CnH2n(OH)2 + KOH + MnO2.

Tổng hệ số (nguyên, tối giản) của các chất trong phương trình phản ứng trên là

A. 16. B. 18. C. 14. D. 12.

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe(OH)2, FeCO3 (trong đó Fe3O4 chiếm 25% số mol hỗn hợp) bằng dung dịch HNO3 dư, khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa (m + 284,4) gam muối và 15,68 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và CO2. Tỉ khối của Z so với H2 bằng 18. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là

A. 151,2. B. 102,8. C. 78,6. D. 199,6.

(Còn tiếp)

Chi tiết: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT Phương Sơn, Bắc Giang

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa có đáp án

SỞ GD & ĐT BẮC GIANG

TRƯỜNG THPT PHƯƠNG SƠN

(Đề thi có 4 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN THI HÓA HỌC

Thời gian lаm bаi: 90 phút;

(50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 209

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Cd=112; Ba = 137.

Câu 1: Vinyl fomat được điều chế bằng phản ứng nào sau đây?

A. HCOOH + C2H5O B. HCOOH + C2H3OH

C. HCOOH + C2H2 D. CH3COOH + C2H2

Câu 2: Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?

A. Na2SO4. B. SO2. C. H2S. D. H2SO4.

Câu 3: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố trên có dạng là

A. X3Y2. B. X2Y3. C. X2Y5. D. X5Y2.

Câu 4: Một hợp chất hữu cơ gồm C, H, O; trong đó cacbon chiếm 61,22% về khối lượng. Công thức phân tử của hợp chất là:

A. C5H6O2. B. C2H2O3. C. C4H10O. D. C3H6O2.

Câu 5: Trong các chất dưới đây, chất nào là glixin?

A. H2N-CH2-COOH B. HOOC-CH2CH(NH2)COOH

C. CH3–CH(NH2)–COOH D. H2N–CH2-CH2–COOH

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.

B. Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột thì không thu được fructozơ.

C. Phân tử xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc glucozơ.

D. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.

Câu 7: Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 cần vừa đủ 3,36 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được sau phản ứng là

A. 2,8. B. 8,4. C. 5,6. D. 16,8.

Câu 8: Cho 4 chất: metan, etan, propan và n-butan. Số lượng chất tạo được một sản phẩm thế monoclo duy nhất là:

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 9: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là

A. X có số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VA. B. X có số thứ tự 13, chu kì 3, nhóm IIIA.

C. X có số thứ tự 12, chu kì 3, nhóm IIA. D. X có số thứ tự 14, chu kì 3, nhóm IVA.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic đồng đẳng kế tiếp thu được 11 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Công thức của 2 axit là:

A. HCOOH và CH3COOH. B. C2H3COOH và C3H5COOH.

C. C2H5COOH và C3H7COOH. D. CH3COOH và C2H5COOH.

(Còn tiếp)

Chi tiết: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa có đáp án

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

Đề thi có 04 trang

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 LỚP 12

NĂM HỌC 2015-2016

ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

Mã đề thi 132

Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Sn = 119; Ba = 137; Pb = 207.

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 52,2 gam MnO2 trong dung dịch HCl đặc, nóng, dư thì sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí Cl2 ở đkc?

A. 11,2. B. 13,44. C. 8,96. D. 6,72.

Câu 2: Chất nào sau đây có phản ứng trùng hợp tạo polime?

A. Ancol etylic B. Etilen C. Benzen D. Toluen

Câu 3: Cho 0,02 mol amino axit X (trong phân tử có một nhóm -NH2) phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa 3,82 gam muối. Công thức của X là

A. H2N-C2H4-COOH. B. H2N-C2H3-(COOH)2.

C. H2N-CH2-COOH. D. H2N-C3H5-(COOH)2.

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam Mg bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V ml khí N2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là

A. 560. B. 840. C. 784. D. 672.

Câu 5: Thêm 250 ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch H3PO4 1,5M. Muối tạo thành và khối lượng tương ứng là:

A. 28,4 gam Na2HPO4; 16,4 gam Na3PO4. B. 24,0 gam NaH2PO4; 14,2 gam Na2HPO4.

C. 14,2 gam Na2HPO4; 32,8 gam Na3PO4. D. 12,0 gam NaH2PO4; 28,4 gam Na2HPO4.

Câu 6: Dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M; dung dịch Y gồm HCl 0,125M và H2SO4 0,375M. Trộn 10 ml X với 40 ml Y, được dung dịch Z. Giá trị pH của Z là

A. 1. B. 12. C. 2. D. 13.

Câu 7: Dung dịch X gồm 0,3 mol K+; 0,6 mol Mg2+; 0,3 mol Na+; 0,6 mol Cl- và a mol Y2-. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối khan. Ion Y2- và giá trị của m là

A. và 169,5. B. và 126,3. C. và 111,9. D. và 90,3.

Câu 8: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3p1. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

A. 13. B. 14. C. 12. D. 11.

Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 12,05 gam hỗn hợp X gồm CuO, ZnO, Fe2O3 bằng 171,5 gam dung dịch H2SO4 20% thì phản ứng vừa đủ. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là

A. 46,35 gam. B. 183,55 gam. C. 40,05 gam. D. 45,65 gam.

Câu 10: Phenol không tham gia phản ứng với tác nhân nào cho dưới đây?

A. Dung dịch Br2. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch HCl. D. Kim loại K.

(Còn tiếp)

Chi tiết: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 2 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG

TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2

NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: HÓA HỌC LỚP 12 THPT

Thời gian làm bài: 90 phút

Mã đề thi 132

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85; Ag = 108.

Câu 1: Cho cân bằng (trong bình kín) sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa

Phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi

A.Thêm một lượng CO2. B. Tăng áp suất.

C. Tăng nhiệt độ. D. Thêm một lượng H2O.

Câu 2: Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol HCO3-; 0,15 mol CO32- và 0,05 mol SO42-. Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là

A. 33,8 gam B. 28,5 gam C. 29,5 gam D. 31,3 gam

Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí (chu kỳ, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

A. chu kỳ 3, nhóm VA. B. chu kỳ 3, nhóm VIIA.

C. chu kỳ 2, nhóm VIIA. D. chu kỳ 2, nhóm VA.

Câu 4: Ion nào sau đây không có cấu hình electron của khí hiếm?

A. Na+ B. Mg2+ C. Al3+ D. Fe2+

Câu 5: Cho Zn vào dung dịch AgNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và phần không tan Y. Hai kim loại trong Y và muối trong X là

A. Ag và Zn(NO3)2 B. Zn và AgNO3

C. Zn, Ag và AgNO3 D. Ag và Zn(NO3)2, AgNO3

Câu 6: Hòa tan hết 4,68 gam kim loại kiềm M vào H2O dư, thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là

A. Na B. K C. Li D. Rb

Câu 7: Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là

A. 8 và 1,5. B. 7 và 1,5. C. 7 và 1,0. D. 8 và 1,0.

Câu 8: Hệ số trùng hợp của poli(etylen) là bao nhiêu nếu trung bình một phân tử polime có khối lượng khoảng 120 000 đvC?

A. 4280 B. 4286 C. 4281 D. 4627

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phenol (C6H5OH)?

A. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím

B. Phenol tác dụng với nước brom tạo kết tủa

C. Phenol thuộc loại ancol thơm, đơn chức

D. Phenol ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng

Câu 10: Tên thay thế của CH3-CH=O là

A. metanal B. metanol C. etanol D. etanal

(Còn tiếp)

Chi tiết: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa có đáp án

TRƯỜNG THPT NGỌC TẢO

Năm học 2015-2016

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KHỐI 12

Môn: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 107

Câu 1: Cho 15,84 gam este no, đơn chức, mạch hở vào cốc chứa 30ml dung dịch MOH 20% (d = 1,2g/ml) với M là kim loại kiềm. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn X. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 9,54gam M2CO3 và hỗn hợp gồm CO2, H2O. Kim loại M và este ban đầu là

A) Na và CH3COOC2H5. B) K và CH3COOCH3.

C) K và HCOO-CH3 D) Na và HCOO-C2H5.

Câu 2: Hỗn hợp X gồm một axit no, hở, đơn chức và hai axit không no, hở, đơn chức (gốc hiđrocacbon chứa một liên kết đôi), kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho X tác dụng hoàn toàn với 150 ml dung dịch NaOH 2,0 M. Để trung hòa vừa hết lượng NaOH dư cần thêm vào 100 ml dung dịch HCl 1,0 M được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận Y thu được 22,89 gam chất rắn khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch NaOH đặc, khối lượng bình tăng thêm 26,72 gam. Phần trăm khối lượng của axit không no có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp X là:

A) 40,82% B) 44,24% C) 35,52% D) 22,78%

Câu 3: Hỗn hợp X gồm ancol metylic và ancol A no, đơn chức, mạch hở. Cho 7,6 gam X tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít H2 (đo ở đktc). Mặt khác oxi hóa hoàn toàn 7,6 gam X bằng CuO nung nóng rồi cho toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 21,6 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của A là

A) CH3CH2CH2OH. B) CH3CH(OH)CH3. C) CH3CH2CH(OH)CH3. D) C2H5OH.

Câu 4: Có các phát biểu sau đây:

  1. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
  2. Mantozơ bị khử hóa bởi dd AgNO3 trong NH3.
  3. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
  4. Saccarozơ làm mất màu nước brom.
  5. Fructozơ có phản ứng tráng bạc.
  6. Glucozơ tác dụng được với dung dịch nước brom.
  7. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng và một phần nhỏ ở dạng mạch hở.

Số phát biểu đúng là:

A) 3. B) 6. C) 5. D) 4.

Câu 5: Tên gọi nào sau đây đúng với C2H5-NH2:

A) Metyl amin. B) Anilin. C) Alanin. D) Etyl amin.

Câu 6: Đun nóng 3,42 gam mantozơ trong dung dịch axit sunfuric loãng, đun nóng, trung hòa axit sau phản ứng rồi cho hỗn hợp tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 3,78 gam Ag. Vậy hiệu suất phản ứng thủy phân mantozơ là:

A) 75,0% B) 87,5% C) 69,27% D) 62,5%

Câu 7: Hỗn hợp A gồm Etan, Etilen, Axetilen và Butađien-1,3. Đốt cháy hết m gam hỗn hợp A. Cho sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch nước vôi dư, thu được 100 gam kết tủa và khối lượng dung dịch nước vôi sau phản ứng giảm 39,8 gam. Trị số của m là:

A) 58,75g B) 13,8g C) 60,2g D) 37,4g

Câu 8: Cho 4,25 g kim loại Na và K vào 100 ml dung dịch HCl 1M sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,68 (l) khí hidro, cô cạn dung dịch thu được m g chất rắn. Giá trị của m là:

A) 8,65 g. B) 9,575 g. C) 7,8 g. D) 7,75 g.

Câu 9: Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch chứa chất X thấy tạo kết tủa T màu vàng. Cho kết tủa T tác dụng với dung dịch HNO3 dư thấy kết tủa tan. Chất X là

A) KCl. B) KBr. C) KI. D) K3PO4.

Câu 10: Chất nào dưới đây không phải là este?

A) HCOOC6H5. B) CH3COO–CH3. C) CH3–COOH. D) HCOO–CH3.

(Còn tiếp)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm