Lành Nguyễn Thị Hỏi Chung

Các yếu tố tạo nên sự gắn kết quốc gia

3
3 Câu trả lời
  • Hai lúa
    Hai lúa

    - Phát huy lòng yêu nước với ý chí, khát vọng mới:

    + Yêu nước là truyền thống nổi bật trong hệ giá trị của dân tộc Việt Nam.

    + Lòng yêu nước của người Việt Nam không chỉ là tư tưởng, tình cảm mà đã trở thành triết lý, là chủ nghĩa yêu nước, là ý chí, khí phách, quyết tâm và hành động của mỗi con người.

    + Ngày nay, lòng yêu nước của người dân Việt Nam là tinh thần phấn đấu, hy sinh vì cộng đồng; vượt qua khó khăn, hợp tác trong lao động, sản xuất; thái độ lạc quan, dám nghĩ, dám làm; nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng đạo lý; sáng tạo trong tư duy, không ngừng nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, vì sự phát triển của đất nước.

    - Nhân lên tinh thần, sức mạnh đại đoàn kết

    + Tinh thần đoàn kết trở thành giá trị vững bền, là “chất keo” kết dính tự nhiên, là mạch nguồn của sức mạnh Việt Nam. Đoàn kết là nhân tố quyết định sự tồn vong của dân tộc ta qua suốt chiều dài lịch sử và sự thành công của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ mới.

    + Bồi đắp đạo lý nhân ái, khoan dung, nghĩa tình

    Người Việt Nam có lòng tự trọng, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý. Phẩm chất này giúp cho người lao động biết yêu quý, tôn trọng lẫn nhau, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày, biết quý trọng của công, biết quan tâm đến nỗi bất hạnh của người khác, biết ngăn chặn cái ác, phát huy cái thiện.

    - Nêu cao đức tính cần cù, thông minh, sáng tạo

    + Một phẩm chất cao quý của người Việt Nam là có lòng tự trọng cao, không cam chịu nhẫn nhục, đói nghèo mà luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Ngày nay, phẩm chất ấy cần phải được phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực để tạo ra được một đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ để tiếp thu khoa học-công nghệ, phát triển kinh tế, làm cho đất nước giàu mạnh.

    0 Trả lời 09:24 11/05
    • Thiên Bình
      Thiên Bình

      Dù cách mạng Việt Nam trải qua những thời kỳ lịch sử khác nhau, song chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh luôn được xây dựng, hoàn thiện và tuân theo những nguyên tắc nhất quán sau.

      1. Đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm những lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích của nhân dân lao động và quyền thiêng liêng của con người

      2. Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân

      3. Đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đại đoàn kết rộng rãi, lâu dài, bền vững

      4. Đại đoàn kết chân thành, thân ái, thẳng thắn theo nguyên tắc tự phê bình, phê bình vì sự thống nhất bền vững

      4. Đại đoàn kết chân thành, thân ái, thẳng thắn theo nguyên tắc tự phê bình, phê bình vì sự thống nhất bền vững

      0 Trả lời 09:33 11/05
      • Lang băm

        Hỏi Chung

        Xem thêm