Câu hỏi Ngữ văn 10: Chiến thắng Mtao Mxây
Câu hỏi bài Chiến thắng Mtao Mxây
Câu hỏi Ngữ văn 10: Chiến thắng Mtao Mxây được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Gồm 11 câu hỏi kèm lời giải chi tiết cho các bạn đánh giá so sánh, hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học tốt môn Ngữ văn lớp 10 này. Mời các bạn cùng tham khảo
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Câu 1: Trong văn bản “Chiến thắng Mtao- Mxây”, trận đánh diễn ra qua những chặng nào?
Trả lời:
Trận đánh diễn ra qua 4 hiệp đấu.
Tham khảo thêm: Phân tích nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây
Câu 2: Trong văn bản “Chiến thắng Mtao- Mxây”, tại sao Đăm Săn lại khiêu chiến? Thái độ của hai bên như thế nào?
Trả lời:
- Cuộc chiến xảy ra do Mtao – Mxây cướp vợ của Đăm Săn đó là Hơ Nhị.
- Người Ê-Đê lại tôn thờ chế độ mẫu hệ, cho nên việc bị cướp vợ không còn là nỗi đau của cá nhân, của gia đình mà nó trở thành nỗi sỉ nhục lớn của cộng đồng. Vì thế cuộc chiến của Đăm Săn và Mtao Mxây không chỉ là cuộc chiến là cuộc chiến để giành lại vợ mà còn là cuộc quyết đấu để bảo vệ danh dự cộng đồng.
- Đăm Săn khiêu chiến và thái độ của Mtao-Mxây.
+ Lời khiêu chiến của Đăm Săn: “Ta thách nhà ngươi”, ta sẽ “bổ đôi” sàn hiên, “chẻ ra kéo lửa” cầu thang, “hun” nhà, ví Mtao Mxây như lợn nái, trâu.
⇒Thái độ quyết liệt, tự tin.
+ Thái độ của Mtao- Mxây: “Không xuống vì bận ôm vợ hai chúng ta”, sợ bị đâm khi đang đi, không dám múa khiên trước.
⇒Thái độ từ chọc tức đến sợ hãi, tần ngần do dự.
Tham khảo thêm: Tóm tắt Chiến thắng Mtao Mxây
Câu 3: Sự đối lập giữa Đăm Săn và Mtao Mxây được thể hiện như thế nào trong văn bản “Chiến thắng Mtao- Mxây”?
Trả lời:
Đăm Săn | Mtao Mxây |
---|---|
Thái độ quyết liệt, tự tin. | Thái độ từ chọc tức đến sợ hãi, tần ngần do dự. |
+ Không nhúc nhích, châm biếm mỉa mai Mtao Mxây. + Một lần xốc tới vượt một đồi tranh, vượt một đồi lồ ô, chàng chạy vút qua phía Đông, vút qua phía Tây. ⇒ Đăm Săn là người bình tĩnh, tự tin, với sức mạnh và tài năng phi thường | + Múa khiên “kêu lạch cạch như quả mướp”. + Chạy bước thấp, bước cao chỉ chém trúng cái cọc cột trâu nhưng khoe được học thần Rồng, là tướng quen đánh trăm trận, quen xéo nát thiên hạ. ⇒ Mtao- Mxây kém cỏi nhưng huênh hoang, khoác lác, ngạo mạn. |
Hiệp đấu thứ hai: Nhờ miếng trầu của vợ, Đăm săn múa khiên chàng múa trên cao gió như bão, múa dưới thấp gió như lốc, núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ, … đâm trúng kẻ thù nhưng không thủng. Chi tiết miếng trầu là biểu hiện cho sức mạnh cộng đồng. Sức mạnh của Đăm Săn được tương trợ bởi cộng đồng. ⇒ Nổi bật sức mạnh phi thường của Đăm Săn. | + Mtao Mxây cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu nhưng càng yếu sức |
- Hiệp ba: + Đăm Săn múa dũng mãnh và đuổi theo Mtao Mxây + Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng không thủng được áo hắn. Chàng phải cầu cứu thần linh | |
- Hiệp bốn: + Đăm Săn được thần linh giúp sức + Chàng đuổi theo và giết chết kẻ thù. |
Câu 4: Trong văn bản “Chiến thắng Mtao- Mxây”, em có suy nghĩ gì về vai trò của thần linh trong cuộc chiến?
Trả lời:
- Vai trò của thần linh đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn:
+ Quan hệ giữa thần linh và con người rất gần gũi, mật thiết, thậm chí bình đẳng, thân tình.
+ Tuy có tham gia vào việc của con người, nhưng thần linh chỉ đóng vai trò “gợi ý”, “cố vấn” chứ không phải là người quyết định kết quả của cuộc chiến. Còn việc giết Mtao-Mxây là do tài trí của Đăm Săn.
Tham khảo: Cảm nhận về nhân vật Đăm Săn
Câu 5: Em hãy nêu nhận xét về hình tượng Đăm Săn qua cuộc đọ sức trong văn bản “Chiến thắng Mtao- Mxây”.
Trả lời:
- Với lối mô tả song hành, lối so sánh phóng đại, Đăm Săn hơn hẳn Mtao Mxây về cả tài năng, sức lực, phẩm chất và phong độ. Đòi vợ chỉ là cái cớ, cao hơn chính là mở mang bờ cõi, làm nổi uy danh cộng đồng.
- Đăm Săn là một nhân vật anh hùng sử thi đích thực.
Câu 6: Lời đáp của dân làng trong văn bản “Chiến thắng Mtao- Mxây” gợi cho em suy nghĩ gì?
Trả lời:
- Ba lần Đăm Săn kêu gọi thì cả ba lần mọi người đều hưởng ứng (số 3 tượng trưng cho số nhiều): “Không đi sao được, tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai”.
⇒ Họ nhất trí xem Đăm Săn là tù trưởng, là anh hùng của họ.
- Mỗi lần đối đáp có sự khác nhau, biến đổi, phát triển.
⇒ Qua ba lần hỏi – đáp, lòng trung thành tuyệt đối của mọi nô lệ đối với Đăm Săn ngày càng được tô đậm.
Câu 7: Cảnh mọi người theo Đăm Săn trở về trong văn bản “Chiến thắng Mtao- Mxây” thể hiện quan niệm gì của người dân Ê-đê về người anh hùng?
Trả lời:
Ý nghĩa:
+ Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng đối với cộng đồng, bộ tộc.
+ Thể hiện lòng yêu mến, sự tuân phục của tập thể cộng đồng đối cá nhân anh hùng. Đây cũng là biểu hiện của ý thức dân tộc.
Câu 8: Trong văn bản “Chiến thắng Mtao- Mxây”, khi Đăm Săn trở về, dân làng có thái độ như thế nào?
Trả lời:
- Hân hoan chào đón người anh hùng chiến thắng trở về
- Đồng lòng hưởng ứng lời kêu gọi của tù trưởng: mở tiệc ăn mừng chiến thắng
⇒ Phấn khởi, vui mừng, tự hào
Câu 9: Vì sao đoạn cuối tác phẩm “Chiến thắng Mtao- Mxây”, tác giả dân gian không miêu tả cảnh chết chóc mà miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng?
Trả lời:
- Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng với ý nghĩa:
+ Người anh hùng sử thi được toàn thể cộng đồng suy tôn tuyệt đối. Qua chiến thắng của cá nhân anh hùng, sử thi cho thấy sự vận động lịch sử của cả một cộng đồng tộc người.
+ Cuộc chiến tranh bộ tộc cho thấy bước đi của lịch sử vận động phát triển, mở rộng lãnh thổ, đất đai của các bộ tộc Ê –đê.
+ Là cách để dân gian ngợi ca tầm vóc và sứ mệnh lịch sử của người anh hùng ưu tú đã đứng lên thống nhất các thị tộc nhỏ lẻ lại với nhau, gom lại thành một cộng đồng lớn mạnh và giàu có.
Câu 10: Nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm “Chiến thắng Mtao- Mxây” là gì?
Trả lời:
- Nghệ thuật so sánh, phóng đại:
+ So sánh tương đồng: như lốc gào, như những vệt sao băng...
+ So sánh tăng cấp:
+ Đoạn tả cảnh Đăm Săn múa khiên.
+ Đoạn tả cảnh đoàn người đông đảo: “Tôi tớ … cõng nước”
+ Đoạn mô tả thân hình lực lưỡng của Đăm Săn: “Bắp chân xà dọc”
+ So sánh tương phản: tả cảnh múa khiên của Đăm Săn và Mtao Mxây.
- Các hình ảnh, sự vật được đem ra làm chuẩn so sánh được lấy từ thế giới thiên nhiên, từ vũ trụ bao la. Đề cao tầm vóc lớn lao của người anh hùng, khát vọng không có giới hạn của cộng đồng Ê-đê về một tương lai hùng mạnh, thịnh vượng.
Câu 11: Bài học được rút ra sau khi học xong đoạn trích “Chiến thắng Mtao- Mxây” là gì?
Trả lời:
Bài học: Đề cao hạnh phúc gia đình, sự tha thiết với cuộc sống phồn vinh, bình yên của cộng đồng người anh hùng Đăm Săn, qua đó làm nổi bật phẩm chất, khát vọng cao đẹp của người xưa.
Trên đây VnDoc đã chia sẻ Câu hỏi Ngữ văn 10: Chiến thắng Mtao Mxây. Hy vọng với tài liệu này các bạn sẽ nắm chắc kiến thức, hiểu được ý nghĩa Chiến thắng Mtao- Mxây đem lại bình yên cho bến nước, chứa đựng những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi. Chúc các bạn học tốt và các bạn nhớ thường xuyên tương tác với VnDoc để nhận được nhiều tài liệu hay bổ ích nhé
-----------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Câu hỏi Ngữ văn 10: Chiến thắng Mtao Mxây. Để học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời bạn đọc tham khảo bài soạn bài lớp 10: Chiến thắng Mtao-Mxây và bài văn mẫu lớp 10: Phân tích nhân vật người anh hùng Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.