Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đinh Thị Mộng Mi Toán học

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 6cm; BC = 10 cm; AC = 8cm

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 6cm; BC = 10 cm; AC = 8cm.

a) So sánh các góc của tam giác ABC.

b) Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho A là trung điểm của đoạn thẳng BD. Gọi K là trung điểm của cạnh BC, đường thẳng DK cắt cạnh AC tại M. Tính MC.

c) Đường trung trực d của đoạn thẳng AC cắt đường thẳng DC tại Q. Chứng minh ba điểm B, M, Q thẳng hàng.

6
6 Câu trả lời
  • Bé Gạo
    Bé Gạo

    a) Ta có: AB < AC < BC

    => \hat{C} <\hat{B} <\hat{A}

    Trả lời hay
    21 Trả lời 13/04/23
    • Vợ cute
      Vợ cute

      b) Xét tam giác BCD có CA và DK là đường trung tuyến

      CA cắt DK tại M

      => M là trọng tâm tam giác BCD

      => MC=\frac{2}{3}AC=\frac{2}{3}.8=\frac{16}{3}cm

      Trả lời hay
      18 Trả lời 14/04/23
      • Bùi Mai
        Bùi Mai

        a, Ta có: AB < AC < BC

        => C < B< A

        b, Xét tam giác BCD có CA và DK là đường trung tuyến

        CA cắt DK tại M

        => M là trọng tâm tam giác BCD

        => MC= 2/3 AC= 2/3.8= 16/3 cm

        c, Xét tam giác ABC và tam giác ADC có:

        AB = AD

        BAC= DAC= 90°AC chung

        => tam giác ABC = tam giác ADC (cgc)

        => ACB= ACD (2 góc tương ứng) và BC = DC ( 2 cạnh tương ứng) (1)

        KQ là đường trung trực của AC

        => KQ vuông góc với AC tại E

        Xét tam giác KCE và tam giác QCE có:

        KCE= QCE

        EC chung

        KEC= QEC=90°

        => tam giác KCE = tam giác QCE (gcg)

        => KC = QC (2 cạnh tương ứng) (2)

        Mà K là trung điểm BC (3)

        Từ (1), (2) và (3) suy ra Q là trung điểm của DC

        Xét tam giác BCD có M là trong tâm

        => M thuộc đường trung tuyến BQ

        => B, M, Q thẳng hàng

        #buiphuongmai

        Trả lời hay
        14 Trả lời 15:56 23/06
        • Vi Emm ✔️
          Vi Emm ✔️

          c) gọi E là giao điểm của AC và d, F là chân đường vuông góc kẻ từ d trên AC 

          Do đó DF // AE, AD //EF 

          Xét tam giác ADF và tam giác FEA có:

          \hat{DAF}=\hat{EFA} (2 góc so le trong) 

          AF chung

          \hat{DFE}=\hat{EAF} (2 góc so le trong) 

          => tam giác ADF = tam giác FEA (gcg)

          => DF = EA ( 2 cạnh tương ứng)

          Mà EA = EC 

          => DF = EC

          Xét tam giác DFQ và tam giác CEQ có:

          \hat{DFQ}=\hat{CEQ}=90^{\circ}

          DF = EC (cmt)

          \hat{FDQ}=\hat{ECQ} (2 góc so le trong)

          => tam giác DFQ = tam giác CEQ (gcg)

          => DQ = CQ (2 cạnh tương ứng) (2)

          => Q là trung điểm của DC

          => BQ là đường trung tuyến của tam giác BCD

          Mà M là trọng tâm của tam giác BCD

          => B, M, Q thẳng hàng

          Trả lời hay
          13 Trả lời 14/04/23
          • Tường Vy Đoàn (Vyy)
            Tường Vy Đoàn (Vyy)

            KQ đã là đường trung trực của AC đâu (Vì người ta chỉ cho đường trung trực d của đoạn thẳng AC cắt đường thẳng DC tại Q chứ chưa cho đường thẳng d d cắt BC tại K.)

            3 Trả lời 03/05/23
          • Vi Emm ✔️
            Vi Emm ✔️

            Cảm ơn bạn, mình đã sửa lại cách khác

            10 Trả lời 04/05/23
        • Thủy Vũ
          Thủy Vũ

          Ủa ko có hình à

          Trả lời hay
          5 Trả lời 21:07 16/04
          • Tran Khoi
            Tran Khoi

            mik can hiình


            0 Trả lời Hôm qua

            Toán học

            Xem thêm