Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm Tiểu học, THCS

Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm Tiểu học, THCS đầy đủ chi tiết sau đây cho các thầy cô cùng tham khảo.

I. Giáo viên chủ nhiệm có những nhiệm vụ sau đây

- Thứ nhất, phải xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh.

- Thứ hai, phải thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.

- Thứ ba, tham gia phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.

- Thứ tư, có những nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh.

- Cuối cùng, phải báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng trường học.

II. Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm trong trường Tiểu học

1. Giáo viên chủ nhiệm cấp Tiểu học có những nhiệm vụ sau đây

- Giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học phải dựa vào tình hình thực tế, vạch kế hoạch giúp lớp tổ chức thực hiện chương trình đào tạo (học tập, rèn luyện) trong từng tuần, từng tháng, học kỳ và năm học.

Giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học phối hợp cùng cán bộ lớp theo dõi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của lớp chủ nhiệm theo từng tháng, học kỳ và năm học; đồng thời báo cáo kết quả đó với nhà trường vào cuối mỗi tháng.

- Trong các trường hợp cần thiết, giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học cần liên hệ với gia đình học sinh để phối hợp giáo dục học sinh.

- Giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học ghi nhận xét, xác nhận các vấn đề thuộc về quản lý hành chính Nhà nước trong phạm vị hoạt động của lớp.

- Kết thúc thời gian năm học, chủ nhiệm lớp phải bàn giao hồ sơ công tác chủ nhiệm lớp cho cán bộ văn phòng và bàn giao tình hình lớp cho giáo viên chủ nhiệm mới.

- Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp.

- Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm HS, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh.

- Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.

- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;

- Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;

- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng, hoặc phó hiệu trưởng khi được ủy quyền.

- Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp, thường xuyên hướng dẫn học sinh tạo dựng môi trường thân thiện trong mỗi lớp học; là thành viên tích cực trong phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”.

2. Quyền hạn giáo viên trường Tiểu học

- Giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học được mời dự họp hoặc là thành viên hội đồng giải quyết các vấn đề về học sinh của lớp mình phụ trách.

- Giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học được liên hệ với các giáo viên bộ môn, Tổ trưởng tổ chuyên môn, ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh để phản ánh tình hình giảng dạy của giáo viên, tình hình học tập, rèn luyện của học sinh và bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh lớp mình phụ trách.

- Giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học được quyền cho học sinh nghỉ học (khi học sinh có đơn với lý do chính đáng).

- Giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học được gọi học sinh cá biệt đến nơi làm việc để giáo dục học sinh.

- Giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học được mời phụ huynh học sinh đến trường để phối hợp giáo dục khi cần thiết.

- Giáo viên chủ nhiệm là người chủ chốt của nhà trường và làm công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Việc giáo dục ở giai đoạn tiểu học giữ vai trò quan trọng. Trong đó, giáo viên giữ vai trò hướng dẫn, tổ chức, lãnh đạo và điều chỉnh hoạt động của học sinh, học sinh sẽ là người lắng nghe, tự giác thông qua việc nỗ lực của bản thân nhằm đạt tới mục đích dạy học. Giai đoạn giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản và cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người. Học sinh cần có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật. Giáo dục tiểu học phải giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng khả năng tự học và khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năn vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đồng thời đem lại hứng thú học tập cho học sinh.

III. Nhiệm vụ, quyền hạn của người giáo viên chủ nhiệm trong trường THCS

1. Giáo viên chủ nhiệm cấp THCS có những nhiệm vụ sau đây

- Giáo viên chủ nhiệm cấp THCS phải xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh.

- Giáo viên chủ nhiệm cấp THCS thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.

- Giáo viên chủ nhiệm cấp THCS phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.

- Giáo viên chủ nhiệm cấp THCS nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh.

- Giáo viên chủ nhiệm cấp THCS phải báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

2. Giáo viên chủ nhiệm THCS có những quyền hạn sau đây

- Giáo viên chủ nhiệm cấp THCS được tham gia dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình.

- Giáo viên chủ nhiệm cấp THCS được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình.

- Giáo viên chủ nhiệm cấp THCS được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.

- Giáo viên chủ nhiệm cấp THCS được quyền cho phép cá nhân hạc sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục.

- Giáo viên chủ nhiệm cấp THCS được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp.

Giáo dục Trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Trung học phổ thông, trung cấp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động và bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về Tiếng Việt, Toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kĩ thuật và hướng nghiệp.

IV. Quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm có quyền hạn nhất định để đảm bảo được sự quản lý và điều hành lớp học của mình. Sau đây là một số quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm:

  • Được tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường đối với việc lựa chọn, điều chỉnh nội dung giáo dục; vận dụng các hình thức hoạt động và phương pháp giáo dục, đánh giá học sinh phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường.
  • Được nhà trường hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
  • Được hưởng lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền khi được cử đi học tập, bồi dưỡng tại các lớp huấn luyện, nghiệp vụ.
  • Được khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài những quyền nêu trên thì còn có các quyền sau đây:
  • Quyền quyết định các quy định trong lớp học: quyền đưa ra các quy định, nội quy trong lớp học để đảm bảo sự tổ chức và kỷ luật trong lớp.
  • Quyền ra quyết định về hành vi của học sinh: quyền ra quyết định về hành vi của học sinh và áp dụng biện pháp kỷ luật phù hợp nếu cần thiết.
  • Quyền đánh giá và xếp loại học sinh: quyền đánh giá và xếp loại học sinh dựa trên thành tích học tập và hành vi của học sinh trong lớp học.
  • Quyền tổ chức các hoạt động giáo dục: quyền lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục, bao gồm cả các buổi học, thí nghiệm, bài kiểm tra, trò chơi và các chương trình giáo dục ngoài giờ học.
  • Quyền liên lạc với phụ huynh: quyền liên lạc với phụ huynh, cập nhật thông tin về tình trạng học tập của học sinh và hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ các em trong quá trình học tập.
  • Quyền tham gia vào quá trình định hướng giáo dục của trường: quyền tham gia vào các quyết định liên quan đến việc định hướng giáo dục của trường, bao gồm cả lộ trình giáo dục, chương trình học và các chính sách liên quan đến việc quản lý và điều hành trường học.
  • Được quyền cho phép học sinh trong lớp mình đang công tác chủ nhiệm được nghỉ học vì lý do sức khỏe, gia đình…nhưng không quá 03 ngày liên tục.
  • Được giảm giờ lên lớp hàng tuần và các quyền khác theo quy định

Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo, Chế độ quyền lợi của giáo viên, công chức, viên chức được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Tham khảo các tài liệu giáo viên

Đánh giá bài viết
1 2.490
Sắp xếp theo

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm