Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Trang Nguyễn Hỏi Chung

Có những ưu điểm và hạn chế gì đối với từng trường phái lý thuyết quản trị?

6
6 Câu trả lời
  • 000 000
    000 000

    Sơ lược lịch sử phát triển quản trị kinh doanh.Kinh doanh ra đời cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, lúc đầu nó chưa phải là một ngành khoa học độc lập mà chỉ là một lĩnh vực kiến thức mang tính ước lệ, kinh nghiệm của các nhà kinh doanh và đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 mới tách thành một ngành khoa học mang tính độc lập với nhiều bước tiến khác nhau và nhiều trường phái khác nhau.Nhiều khái niệm và thực tiễn quản trị hiện nay bắt nguồn từ những lý thuyết quản trị từ hàng ngàn năm trước đây. Khi quá trình lao động và sản xuất ngày càng mang tính xã hội hóa cao, sự ra đời của các lý thuyết quản trị ngày càng cần thiết nhằm giải quyết những công việc quản trị do nhu cầu phát triển sản xuất đặt ra. Hầu hết các nhà quản lý ngày nay đều nhận ra tầm quan trọng của lịch sử và lý thuyết về công việc của họ. Lý thuyết đơn giản là một khung khái niệm để sắp xếp các kiến thức và cung cấp kếhoạch chi tiết cho một hành động. Mặc dù có một vài lý thuyết khá trừu tượng, nhưng nhìn chung các lý thuyết đều đơn giản và có tính ứng dụng thực tiễn. Phần lớn các lý thuyết về quản lý được dùng để xây dựng các tổ chức và hướng dẫn các tổ chức xây dựng các mục tiêu của họcó cơ sở vững chắc trong thực tế. Và hầu hết các nhà quản lý phát triển và làm tinh tế hơn các lý thuyết của họ để làm thế nào có thể quản trị tổ chức thông qua việc sửdụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực hạn chế của tổ chức, ra quyết định, phối hợp các nguồn lực và quản trị các nhân viên của họ tốt nhất.Bên cạnh đó, hiểu biết về lịch sử của quản trị sẽ giúp các nhà quản trị cảm nhận được giá trị tinh hoa do lịch sử quản trị để lại và từ đó giúp họ có thể tìm ra cách thức tốt nhất để quản lý tốt một tổ chức. Do đó, việc nghiên cứu quá trình phát triển của tư tưởng quản trị có vai trò quan trọng đối với các nhà quản trị. Ngày nay nhiều tổ chức đang thích ứng với những thay đổi của môi trường bên ngoài, đặc biệt là những đột phá về công nghệ và phát triển các hoạt động dựa trên các trang web.Những mô hình kinh doanh mới cho thấy thông tin có thể được chia sẻ và trao đổi tức thời trên toàn cầu.Mục đích của bài này là chứng minh rằng kiến thức về lịch sử quản trị có thể giúp hiểu rõ được những lý thuyết và thực tiễn quản trị.- Học thuyết hay còn gọi là lý thuyết là những khái quát lý luận về một lĩnh vực nào đó, thông qua nghiên cứu và khảo nghiệm thực tế, từ đó vận dụng vào các hoạt động thực tiễn trong mỗi lĩnh vực.- Học thuyết về lãnh đạo, quản trị kinh doanh là những khái quát lý luận về lãnh đạo, quản trị các hoạt động kinh doanh. - Các học thuyết về lãnh đạo, quản trị là cơ sở, là nền tảng dẫn đường cho hoạt động sản xuất kinh doanh một cách khoa học, có hệ thống.- Từ những năm 1800 khi nền công nghiệp và các hoạt động sản xuất phát triển mạnh, thực tiễn đã tổng kết và rút ra thành những lý thuyết với nhiều trường phái hay các nhóm lý thuyết khác nhau.Có thể chia thành bốn nhóm học thuyết lãnh đạo, quản trị học:• Các học thuyết quản trị1 – Học thuyết lãnh đạo, quản trị cổ điển Trường phái cổ điển bao gồm một số tác giả với những nghiên cứu về quản trị kinh doanh, dưới đây là một số tác giả điển hình và những tư tưởng chủ yếu của họ.a – Học thuyết lãnh đạo, quản trị khoa học Frederich Taylor (1856 - 1915): Taylor xuất thân là một công nhân và trở thành kỹ sư trải qua quá trình ban ngày đi làm, ban đêm đi học hàm thụ đại học. Trong quá trình làm việc trong nhà máy luyện cán thép, Taylor đã có nhiều cơ hôi quan sát và thực hành lãnh đạo, quản trị trong nhà máy. Ông là tác giả với những nghiên cứu và lý thuyết khá nổi tiếng về lãnh đạo, quản trị trong thời gian từ 1890 đến 1930.Những nguyên tắc cơ bản trong học thuyết của Taylor là:-Xây dựng các phương pháp khoa học để thực hiện công việc, nhiệm vụ của từng công nhân-Lựa chọn công nhân một cách khoa học và huấn luyện họ phương pháp khoa học để thực hiện công việc-Tổ chức giáo dục và giám sát công nhân để đảm bảo họ thực hiện theo đúng phương pháp-Xây dựng và củng cố quan hệ giữa người lao động và nhà lãnh đạo, quản trịBiện pháp thực hiện: Ðể thực hiện những nguyên tắc của mình, Taylor đã tiến hành:-Nghiên cứu các loại thời gian làm việc của công nhân theo từng công việc.-Phân chia công việc của từng công nhân thành những công việc bộ phận nhỏ để cải tiến và tối ưu hóa.-Xây dựng hệ thống khuyến khích người lao động làm việc, thực hiện trả công theo lao động.Những kết quả qua áp dụng lý thuyết của Taylor là năng suất lao động tăng lên rất nhanh và khối lượng sản phẩm tăng nhiều. Tuy nhiên, lý thuyết của Taylor nghiêng về "kỹ thuật hóa, máy móc hóa" con người, sức lao động bị khai thác kiệt quệ làm cho công nhân đấu tranh chống lại các chính sách về lãnh đạo, quản trị.Herny L. Gantt: Là kỹ sư chuyên về hệ thống kiểm soát trong nhà máy. Trên cơ sở các lý thuyết của Taylor, Gantt đã phát triển và đưa ra lý thuyết của mình, trong đó chủ yếu tập trung vào mở rộng hệ thống khuyến khích vật chất cho người lao động với các biện pháp như :-Khuyến khích công nhân sau một ngày làm việc nếu họ làm việc tốt.-Khuyến khích cho đốc công, quản đốc dựa vào kết quả làm việc của công nhân dưới sự giám sát trực tiếp của họ nhằm động viên họ trong công việc lãnh đạo, quản trị.Biện pháp này đã khuyến khích các đốc công quản lý tốt hơn.Cũng trên cơ sở này, các phương pháp quản trị tiến độ thực hiện mới được đưa vào trong quản lý như phương pháp đường găng (CPhần mềm -Critical Path Method) và phương pháp sơ đồ mạng lới (PERT - Program Evaluation and Revie Technique).Trong lý thuyết này, khía cạnh lợi ích được chú ý hơn nhiều.Frank B (1868 - 1924) và Liliant M. Gibreth (1878 -1972). Hai tác giả này đã nghiên cứu rất chi tiết quá trình thực hiện và quan hệ giữa các thao tác, động tác và cử động với một mức độ căng thẳng và mệt mỏi nhất định của công nhân trong quá trình làm việc, từ đó đưa ra phương pháp thực hành tối ưu nhằm tăng năng suất lao động, giảm sự mệt mỏi của công nhân. Các phương pháp thuộc trường phái này đã có những đóng góp có giá trị cho sự phát triển của tư tưởng lãnh đạo, quản trị, phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản trị qua phân công, chuyên môn hóa quá trình lao động, đồng thời là những người đầu tiên nêu lên tầm quan trọng của việc tuyển chọn và huấn luyện nhân viên, dùng đãi ngộ để tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, các tác giả đã phát triển một phương pháp lãnh đạo, quản trị mang tính khoa học hóa một cách thuần túy như "máy móc hóa con người", gắn chặt con người vào một dây chuyền công nghệ để lãnh đạo, quản trị và tăng năng suất lao động. b – Học thuyết lãnh đạo, quản trị hành chính Trường phái lãnh đạo, quản trị hành chính đã phát triển những nguyên tắc lãnh đạo, quản trị chung cho cả tổ chức, tiêu biểu cho trường phái này có các tác giả với các công trình nghiên cứu và lý thuyết như sau:Henry Fayol (1841 - 1925): Quan điểm của Fayol là tập trung vào xây dựng một tổ chức tổng thể để lãnh đạo, quản trị quá trình làm việc. Ông cho rằng, năng suất lao động của con người làm việc chung trong một tập thể tùy thuộc vào sự sắp xếp, tổ chức của nhà lãnh đạo, quản trị. Ðể có thể làm tốt việc sắp xếp, tổ chức doanh nghiệp, Fayol đã đề ra và yêu cầu các nhà lãnh đạo, quản trị nên áp dụng 14 nguyên tắc trong lãnh đạo, quản trị:-Phân công lao động trong quá trình làm việc một cách chặt chẽ-Phải xác định rõ mối quan hệ quyền hành và trách nhiệm.-Phải xây dựng và áp dụng chế độ kỷ luật nghiêm ngặt trong quá trình làm việc .-Thống nhất trong các mệnh lệnh điều khiển, chỉ huy-Lãnh đạo tập trung-Lợi ích cá nhân phải gắn liền và phục vụ cho lợi ích của tập thể , lợi ích chung.-Xây dựng chế độ trả công một cách xứng đáng theo kết quả lao động-Lãnh đạo, quản trị thống nhất-Phân quyền và định rõ cơ cấu lãnh đạo, quản trị trong tổ chức-Trật tự-Công bằng: tạo quan hệ bình đẳng trong công việc-Công việc của mỗi người phải được ổn định trong tổ chức-Khuyến khích sự sáng tạo trong quá trình làm việc-Khuyến khích phát triển các giá trị chung trong quá trình làm việc của một tổ chức.Max Weber (1864 - 1920): Nhà xã hội học ngời Ðức, tác giả đã phát triển một tổ chức quan liêu bàn giấy. Khái niệm quan liêu bàn giấy được định nghĩa: là hệ thổng chức vụ và nhiệm vụ được xác định rõ ràng, phân công phân nhiệm chính xác, hệ thống quyền hành có tôn ti trật tự. Theo Weber, hệ thống tổ chức kinh doanh phải được:-Xây dựng một cơ cấu tổ chức chặt chẽ.-Ðịnh rõ các quy định, các luật lệ, chính sách trong hoạt động lãnh đạo, quản trị.-Ðịnh rõ quyền lực và thừa hành trong lãnh đạo, quản trị. Chester Barnard (1886 - 1961): Tác giả cho rằng một tổ chức là một hệ thống hợp pháp của nhiều người với ba yếu tố cơ bản

    Trả lời hay
    1 Trả lời 12/11/22
    • KTLGD 024_Quách Thị Ngọc Ánh
      KTLGD 024_Quách Thị Ngọc Ánh

      ưu điểm và hạn chế về trường phái tâm lý học hành vi

      0 Trả lời 00:04 18/01
      • Chuột Chít
        Chuột Chít

        Môn gì vậy?

        0 Trả lời 10/11/22
        • 000 000
          000 000

          Môn Kinh tế và Tài chính nhé

          0 Trả lời 12/11/22
      • Chanaries
        Chanaries

        Cái này khó thế

        0 Trả lời 10/11/22
        • chang
          chang

          Học quản trị trả lời giúp mình nha

          0 Trả lời 10/11/22
          • 000 000
            000 000

            1. Phân tích các ưu, nhược điểm của các học thuyết quản trị. - Trường phái quản trị cổ điển : Con người rất duy lý, luôn chọn một đường lối hành động một cách hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế nhất. + Trường phát quản trị khoa học : Quan tâm đến năng suất lao động thông qua việc quản lý và hợp hóa công việc.* Ưu điểm: Có những đóng góp có giá trị cho sự phát triển của tư tưởng lãnh đạo, quản trị, phát triển kỹ n ăng lãnh đạo, quản trị qua phân công chuyên môn hóa quá trình lao động, là những người đầu tiên nêu lên tầm quan trọng của việc tuyển chọn và huấn luyện nhân viên, dùng đãi ngộ để tăng NSLĐ.* Nhược điểm : Chỉ áp dụng tốt trong môi trường ổn định, đề cao bản chất kinh tế và duy lý của con người, đánh giá thấp nhu cầu xã hội và tự thể hiện của con người. Vấn đề nhân bản ít được quan tâm. Gắn chặt con người vào một dây chuyền lãnh đạo, quản tr5i và tăng NSLD. + Trường phái quản trị hành chính: phát triển những nguyên tắc quản trị chung cho cả một tổ chức, còn gọi là tư tưởng quản trị cổ điển.* Ưu điểm : Đóng góp rất nhiều trong lý luận cũng như thực hành quản trị. Các hình thức tổ chức, nguyên tắc tổ chức, quyền lực và sự ủy quyền ... đang ứng dụng phổ biến ngày nay là sự đóng góp quan trọng của trường phái này.* Nhược điểm : Các tư tưởng được thiết lập trong một tổ chức ổn định, quan điểm quản trị cứng rắn, ít chú ý đến con người và xã hội ==> xa rời thực tế. - Trường phái tâm lý xã hội trong quản trị : Nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố tâm lý, tình cảm, quan hệ xã hội của con người trong công việc, thỏa mãn các nhu cầu tâm lý xã hội của con người .* Ưu điểm : Năng suất không chỉ thuần túy là vấn đề kỹ thuật, giúp cải tiến cách thức và tác phong quản trị trong tổ chức. Xác nhận mối liên hệ giữa năng suất và tác phong hoạt động. Nhà quản trị hiểu rõ hơn về sự động viên của con người, về ảnh hưởng của tập thể đối với tác phong cũng như các vấn đề tâm lý quản trị.* Nhược điểm : quá chú ý đến yếu tố xã hội của con người khiến trở thành thiên lệch. Khái niệm "con người xã hội" chỉ bổ sung cho khái niệm "con người kinh tế" chứ không thể thay thế. Không phải lúc nào " con người thỏa mãn đều là những lao động có năng suất cao. Coi con người là phần tử trong hệ thống khép kín, điều đó không thể có trên thực tế.Trong các yếu tố của quản trị thì con người là yếu tố khó sử dụng nhất và cũng thường gây lãng phí nhất. Quản trị là hoàn thành công việc bằng thông qua con người.

            2. Phân tích qui trình HĐ ? Bước nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Vì sao ?

            a) HĐ là lựa chọn phương án hành động trong tương lai. Đó là tiến trình hoạch định mục tiêu, chiến lược, chính sách, quy trình, quy tắc, kế hoạch phân bổ các nguồn lực ... Để thực hiện mục tiêu của tổ chức đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện môi trường luôn luôn biến đổi.Các bước trong quy trình HĐ :- Bước 1: Nhận thức khái quát vấn đề, nắm dc cơ hội, thách thức.- Bước 2: Xác định các mục tiêu: xác định các bước đi trong từng giai đoạn để đạt được mục tiêu chung, vận dụng phối hợp các nguồn lực để đạt được mục tiêu có hiệu quả nhất. Các yêu cầu: phải cụ thể, đo lường được, phát triển.Các căn cứ: môi trường, nhiệm vụ, năng lực.- Bước 3: Xác lập các dự báo: luôn xảy ra các phát sinh nên cần dự báo để chuẩn bị đối mặt và hạn chế các rủi ro, tận dụng tốt cơ hội và thay đổi để phù hợp với sự biến động của môi trường.Có 3 loại dự báo : yếu tố ngoài tầm kiểm soát, chi phối 1 phần, chi phối hoàn toàn.- Bước 4: xây dựng nhiều phương án khác nhau.Thấy được hết các cơ hội và thách thức để so sánh và lựa chọn dc hướng đi tốt nhất.- Bước 5: so sánh, lựa chọn phương án tối ưu nhất.- Bước 6: Hoạch định kế hoạch hỗ trợ : để tận dụng tốt tối đa các nguồn lực.- Bước 7: Hoạch định ngân sách : để kiểm soát chi phí và bảo đảm mức chi phí thấp nhất.

            3.Điều khiển hay lãnh đạo là gì ? Phân tích các kĩ năng của lãnh đạo ?

            a) Điều khiển là gì ?- Điều khiển là tiến trình khởi động, duy trì hoạt động của tổ chức, bằng cách tác động lên các nguồn lực của tổ chức thông qua các hoạt động hướng dẫn, chỉ huy phối hợp, khuyến khích động viên để dẫn dắt tổ chức đạt mục tiêu đã định 1 cách hiệu quả nhất. Trong tiến trình quản trị, nhà quản trị thực hiện các chức năng điều khiển bằng qui trình tác động đến ng` khác để họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức đưa ra .Yêu cầu của nhà quản trị :+ Có sự tỉnh táo, nhạy bén và hiểu biết thấu đáo về tâm lí, giao tế nhân sự.+ Có những kỹ thuật chuẩn mạch tốt để xác định nguyên nhân của những vấn đề khó khăn về mặt nhân sự.+ Có những phương pháp hữu hiệu để bồi đưỡng đào tạo nhân viên.+ Có sự hiểu biết đầy đủ về nghệ thuật cải tiến con ng`.+ Xác định chính xác phương pháp lãnh đạo và phối hợp các pp đó phù hợp với điều kiện bên trong và bên ngoài tổ chức.Các kĩ năng của nhà lãnh đạo :- Nhận thức- Khả năng khích lệ- Khả năng hành động theo một phương pháp nhất định.+ Nhận thức : nhà lãnh đạo giỏi cần nhận thức dc vấn đề trong mọi tình huống, động lực thúc đẩy con người ở những hoàn cảnh, điều kiện, ko gian và thời gian khác nhau.• Kỹ năng này bao gồm khả năng bao quát doanh nghiệp như một tổng thể , việc thừa nhận các bộ phận khác nhau của tổ chức phụ thuộc lẫn nhau như th61 nào và nhữn thay đổi trong một bộ phận bất kì ảnh hưởng đến tất cả những bộ phận khác ra sao.• Trc hết, nhà qt cần tự nhận thức bản thân họ đang làm những gì. Cần xác định điểm mạnh, điểm yếu và các giả định của mình, động cơ làm việc của bản thân. Việc này đòi hỏi nhà qt phải có sự hiểu biết sâu sắc về hành vi, động lực và tài năng của chính mình, phải kiểm soát và làm chủ những phản ứng cảm xúc của mình trong nhiều tình huống.• Nhận thức dc khuyết điểm của bản than và sẵn sa`ng thừa nhận điều đó, luôn phấn đấu để phát triển và tiếp thu lời khuyên từ bên ngoài để cải thiện, sửa chữa sai sót, điều này khuyến khích nhân viên .• Động lực thúc đẩy mỗi ng` là khác nhau trong tình huống khác nhau. Nhà qt cần nhận thức được điều này để có thể có những định hướng trong việc phân phối và sd nhân viên 1 cách hợp lí để đem lại hiệu quả cao cho mục tiêu của tổ chức, cần linh hoạt trong từng tình huống vì con ng luôn thay đổi linh hoạt trong mọi tình huống cụ thể.+ Khả năng khích lệ, động viên : thành công của nhà quản trị phụ thuộc chủ yếu vào việc khả năng động viên để huy động tối đa năng lực và nhiệt tình làm việc của mọi ng` trong tổ chức, nhưng động cơ thúc đẩy của mỗi nhân viên là rất phức tạp vì vậy đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt của nhà qt vào hoạt động động viên. Để khuyến khích ng lao động có 1 số cách thức.• Làm phong phú công việc : tránh nhàm chán trong công việc, luôn đưa ra những yêu cầu cao hơn, đòi hỏi sự cố gắng nhất định mới hoàn thành tốt công việc.• Thăng chức, thăng tiến : thực hiện chính sách thăng chức công bằng, thực hiện tốt vấn đề này sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ trong ng` lao động, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ.• hỗ trợ, cải thiện môi trg` làm việc• Duy trì mối qhe với nhân viên+ Khả năng hành động theo một phương pháp nhất định : trong một môi trg` kinh doanh đầy cạnh tranh, nhà quản trị cần xây dựng cho mình phong cách làm việc riêng biệt. Một nhà lãnh đạo phải đảm bảo rằng mục tiêu of cty dc xác định rõ rang, phải đc bồi dưỡng và hoạt động theo 1 phg pháp nhất định . If như nhà lãnh đạo cũng khuyến khích nvien hiểu dc mục tiêu, phương pháp của họ và làm thế nào nó lien kết với mục tiêu chung of cty thì sự tham gia of nhân viên, sự hài long cá nhân và hiệu quả công việc gia tăng.Những phẩm chất và kỹ năng cần có ở họ có thể là :- Lòng chính trực- Nhất quán- Tính kiên định- Tính đáng tin cậy- Quan tâm đến ng` khác- hướng đến những thành công mới với sự sa’ng tạo và chấp nhận rủi ro.- Biết lắng nghe- Khả năng khơi dậy sự tự tin- Biết tin tưởng vào ng` khác- Công bằng trong việc đánh giá con ng`.- Tự tin, có chí hướng, trách nhiệm và biết cách đối xử với nhân viên.

            5. Vì sao phải ktra? Nội dung chủ yếu của ktra là gì? Phân tích ưu nhược điểm của các hình thức ktra?

            a) Vì sao phải ktra ? - Ktra là thực hiện qdinh đánh giá, so sánh thành tựu thực hiện dc với mục tiêu thong qua hệ thống những tiêu chuẩn để điều chỉnh các sai sót và đảm bảo rằng những nguồn lực đã và đang dc sử dụng với hiệu quả cao nhất, để đạt dc mục tiêu của đơn vị.Trong công tác quản trị cần phải có ktra vì : + Ktra giúp nhà qt nắm dc kịp thời mọi diễn biến đang xảy ra trong tổ chức of mình, đồng thời phát hiện ra những sai sót of bản thân để khắc phục. + Ktra nhằm đảm bảo các thành viên các bộ phận trong tổ chức luôn luôn có ý thức về việc chấp hành nghiêm chỉnh những quy định, quy trình, nguyên tắc of tổ chức. + Ktra phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm of các thành viên, các bộ phận và cả nhà quản trị. + Ktra giúp cho việc đánh giá đúng từng thành viên từ đó động viên khuyến khích các thành viên hăng hái, thi đua làm việc, tạo dk tăng năng suất, hiệu quả. + Đảm bảo nguồn lực of tổ chức dc sử dụng 1 cách hữu hiệu + Phát hiện kịp thời những vde` và những đơn vị bộ phận chịu trách nhiệm để sửa sai. + Xác định và dự đoán những chiều hướng thay đổi of môi trường có thể diễn ra để điều chỉnh kịp thời các chiến lược, chính sác của tổ chức về sản phẩm, thị trường, giá cả để thích nghi tốt w môi trường + Đảm bảo tính đúng đắn of các qdinh quản trị và các hoạt động of tổ chức ko đi chệch hướng w mục tiêu đã định.b) Nội dung chủ yếu của ktra :- Xác định tiêu chuẩn ktra : là xd loại mục tiêu cần đạt và định lượng, định tính mức độ cần đạt để có căn cứ đánh giá kết quả thực tế, tiêu chuẩn bằng bất cứ khái niệm nào dung để đo lường thành quả kể cả những khái niệm tâm lý như mức độ vui long of khách hang.- Đánh giá chênh lệch giữa thực tế với dự kiến : So sánh công việc đã hoàn thành với các dự kiến thong qua tiêu chuẩn đã đề ra. Việc đánh giá chênh lệch chỉ dễ dàng if các tiêu chuẩn dc xác định đúng đắn và thành quả of nhân viên dc xác định chính xác.- Điều chỉnh cho hợp lý : các hoạt động điều chỉnh phải dựa trên cơ sở phân tích các nguyên nhân dẫn đến sai lệch. Xây dựng phương án, kế hoạch để điều chỉnh sai lệch. Các hoạt động điều chỉnh phải dc tiến hành kịp thời, phù hợp w yêu cầu thực tế, tổ chức thực hiện điều chinh theo phương án kế hoạch đề ra .c) Ưu nhược điểm of các hình thức ktra :- Từ quan sát cá nhân : cảm nhận, quan sát hoạt động of tổ chức thong qua việc cảm nhận các vấn đề tiềm ẩn và hiểu dc con ng`.* Ưu : bản thân nhà qt có thể nhìn nhận vấn đề một cách trực tiếp.* Nhược điểm : mang tính chủ quan- Báo cáo thống kê : báo cáo = số liệu có hệ thống - hợp pháp nhưng ko cập nhật * Ưu: mang tính khách quan, số liệu rõ rang, có hệ thống.* Nhược : số liệu nhập sẵn từ trc, nhưng qua thời gian có thể sai lệch.- Báo cáo miệng : nhận dc sự diễn cảm of ng` báo cáo vì họ báo cáo w nhà qt thong qua việc đối thoại trực tiếp.* Ưu : nhanh, thông qua sự diễn cảm of nhà qt để nắm bắt dc vấn đề* Nhược: trong 1 số trường hợp mà việc báo cáo đòi hỏi tính chính xác, tính pháp lý báo cáo miệng ko thể đáp ứng dc.- Báo cáo bằng văn bản* Ưu : có tính pháp lý* Nhược: chậm, trong 1 số tình huống cấp bách nếu sử dụng báo cáo bằng văn bản sẽ ko phù hợp.d) Ktra có hiệu quả- Ktra từng kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể : ktra phải theo sát từng hoạt động gắn liền w kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể of tổ chức để đem lại tính chính xác và sự hiệu quả cao cho mục tiêu. Việc ktra phải thường xuyên và dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn đã đề ra.- Ktra phù hợp với đặc điểm tâm lý và yêu cầu of qt : ktra phải dựa trên những yêu cầu, mục tiêu of quản trị sao cho sau khi kiểm tra xong công việc sẽ đc tiến hành có hiệu quả hơn, trôi chảy hơn- Ktra ở các khâu trọng yếu, đặc biệt là khâu trọng yếu nhất: sự ktra phải dc thực hiện tại các điểm trọng yếu, nhà qt nên quan tâm đến những khâu có ý nghĩa, quan trọng đối với hoạt động of tổ chức để tiến hành ktra, khi ktra ở khâu trọng yếu thì lập tức các khâu khác sẽ có sự sửa đổi và điều chỉnh -Ktra phải khách quan: nếu thực hiện việc ktra mà có định kiến w đối tượng ktra sẽ làm cho kết quản ktra ko phù hợp w thực tế, gây ảnh hưởng tâm lý đến đối tượng ktra và còn gây lãng phí lớn, do đó việc ktra cần đảm bảo tính khách quan, nhà qt cần có thái độ vô tư, tinh thần trách nhiệm cao, ko để cảm xúc cá nhân chen vào quá trình ktra.-Ktra có sai lệch phải điều chỉnh : ktra dc coi là đúng đắn if những sai lệch so với kế hoạch được tiến hành điều chỉnh thong qua việc làm lại kế hoạch, sắp xếp lại tổ chức or thay đổi phong cách lãnh đạo. Cần tránh hiện tượng ktra nhưng ko đưa ra dc kết luận đúng, sai và ko đưa ra dc phương pháp khắc phục sai sót.-Hệ thống ktra phải phù hợp w bầu ko khí of tổ chức: tùy theo môi trường văn hóa of tổ chức mà xây dựng quy trình, chế độ ktra cho phù hợp, hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực of việc ktra đối với tâm lý, năng suất lao động of cấp dưới.

            6. Bạn lựa chọn phong cách lãnh đạo nào? Tại sao?

            Khái niệm các phong cách lãnh đạo :Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc of nhà lãnh đạo, là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng of hoạt động quản lý của nhà lãnh đạo, dc quy định bởi các đặc điểm cá nhân of họ, phong cách lãnh đạo là kết quả of mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện.Có 3 phong cách lãnh đạo lớn:- Phong cách lãnh đạo độc đoán : là phong cách trong đó nhà lãnh đạo sẽ trực tiếp đưa ra quyết định mà ko cần tham khảo ý kiến of ng` dưới quyền, đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay 1 ng` quản lí.- Phong cách lãnh đạo dân chủ : là phong cách trong đó nhà lãnh đạo ra quyết định sau khi bàn bạc, trao đổi và tham khảo ý kiến of cấp dưới, đặc trưng bằng việc nhà quản lí phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ vào việc khởi thảo các quyết định.- Phong cách lãnh đạo tự do: là phong cách trong đó nhà lãnh đạo cho phép cấp dưới ra quyết định of mình và họ ít tham gia vào qdinh of tổ chức, mặc dù vậy, nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm với các qdinh được đưa ra.Mỗi phong cách lãnh đạo có những ưu, nhược điểm riêng. Vì vậy, đối w nhà quản trị ko đơn giản là áp dụng nguyên bản 1 kiểu phong cách lãnh đạo nào đó vào trong hoạt động lãnh đạo mà nhà qt sẽ vận dụng 1 cách linh hoạt, sang tạo phong cách lãnh đạo of mình vào từng tình huống cụ thể. Chẳng hạn khi vấn đề ra những yêu cầu cứng rắn, những tình huống cần phải giải quyết ngay trong 1 thời gian ngắn thì phong cách lãnh đạo độc đoán là thích hợp.Ngược lại, khi phát triển 1 dự án of tổ chức , cần có những ý kiến đóng góp, những ý tưởng sang tạo of nhân viên thì phong cách lãnh đạo dân chủ là thích hợp hơn cả.Ngoài ra, dựa theo những đặc trưng, những tình huống cụ thể khác nhau mà nhà qt nên áp dụng phong cách lãnh đạo phù hợp:- Dựa theo thâm niên công tác of nhân viên: đối với các nhân viên mới đang trong giai đoạn học việc, nhà qt nên sd phong c ách lãnh đạo độc đoán, nhờ đó nhân viên sẽ dc động viên để học hỏi những kĩ năng mới.- Dựa theo các giai đoạn phát triển of tổ chức:+ Giai đoạn bắt đầu hình thành : là giai đoạn tập thể chưa ổn định, mọi thành viên thường chỉ thực hiện công việc dc giao theo nhiệm vụ, nhà lãnh đạo nên sd phong cách độc đoán.+ Giai đoạn tương đối ổn định : khi các thành viên chưa có sự thống nhất, tự giác trong hoạt động, tính tích cực, sự đoàn kết chưa cao, nên dung phong cách lãnh đạo dân chủ, mềm dẻo, linh hoạt.+ Giai đoạn tập thể phát triển cao: Tập thể có bầu ko khí tốt đẹp, có tinh thần đoàn kết, có khả năng tự quản, tự giác cao, nên dung kiểu dân chủ hoặc tự do.

            - Dựa vào tính cách of nhân viên : đối với những nhân viên thiếu tính tự chủ, kém tính sang tạo, cần sd phong cách lãnh đạo độc đoán, đối với nhân viên có tinh thần hợp tác, lối sống tập thể nên sử dụng phong cách dân chủ, sdd phong cách tự do đối với những ng ko thích giao thiệp.

            0 Trả lời 12/11/22

            Hỏi Chung

            Xem thêm