Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dàn ý Phân tích một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh chị yêu thích

Dàn ý bài làm văn số 6 lớp 12 đề 3

Để học tốt Ngữ văn lớp 12, VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu: Dàn ý Phân tích một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh chị yêu thích, với cách lập dàn ý chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh có kết quả cao hơn trong học tập. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Dàn ý Phân tích một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh chị yêu thích

Bài làm 1

A. Mở bài

  • Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 - 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân. Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiện tinh thần kháng chiến của người nông dân.
  • Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Truyện nhanh chóng được khẳng định vì nó thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

B. Thân bài

1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước.

Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Truyện ngắn
  • Đứa con người vợ lẽ
  • Nên vợ nên chồng
  • Làng
  • Vợ nhặt

2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.

a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai.

  • Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê.
  • Cái làng đó với người nồn dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.

b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.

  • Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái khong khí "đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá..."; rồi ông lo "cái chòi gác,... những đường hầm bí mật,..." đã xong chưa?
  • Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bìh luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi "Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm".

c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc

  • Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi.
  • Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó "cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi". Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ "đổ đốn" ra thế. Nhưng cái tâm lí "không có lửa làm sao có khói", lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.
  • Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cai tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Khong khí nặng nề bao trùm cả nhà.
  • Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù". Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt.

Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này:

  • Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: "ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!" nữa là ông, bố của nó.
  • Ông mong "Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông".

Qua đó, ta thấy rõ:

  • Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc).
  • Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biẻu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng : có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.

d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.

C. Kết bài

Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước....

Bài làm 2

I. Mở bài:

- Kim Lân - nhà văn thành công về đề tài người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.

- Truyện ngắn “Làng” đã thể hiện sâu sắc tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng của những người nông dân Việt Nam, thể hiện “những chuyển biến mới” trong tình cảm của họ.

II. Thân bài

1. Giải thích“chuyển biến mới” trong tình cảm của người nông dân: tình cảm yêu làng, yêu nước của người dân quê Việt Nam trong không chiến chống Pháp đã có những nét mới mẻ so với những tình cảm truyền thống (yêu làng gắn với yêu nước, tích cực tham gia kháng chiến, theo Cụ Hồ, đánh đuổi bọn Tây, tiêu diệt bọn Việt gian bán nước - đó là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước).

2. Những biển hiện của những “chuyển biến mới” trong tình cảm của người nông dân:

a. Ở nhân vật ông Hai: (tình yêu làng quê gắn với tình yêu đất nước)

- Thể hiện trong cách khoe làng mới mẻ (kiêu hãnh, tự hào về việc làng theo kháng chiến, tích cực tham gia kháng chiến…).

- Thể hiện bằng hành động cụ thể (tham gia tự vệ để bảo vệ làng, đào hào, đắp ụ phục vụ kháng chiến, đi tản cư, hăng say sản xuất…).

- Nhớ làng khi đi tản cư, mong được trở về cùng du kích lập làng kháng chiến.

- Lắng nghe tin tức kháng chiến: đau đớn, tủi nhục khi nghe tin làng giặc; căm thù làng khi nghe tin làng theo Tây (“Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”); sung sướng, hả hê khi nghe tin cảichính (khoe nhà bị Tây đốt…).

b. Ở những nhân vật phụ:

- Những người phụ nữ tản cư: khinh bỉ những kẻ theo giặc“cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.

- Thằng cu Húc dù còn nhỏ đã có tinh thần kháng chiến “ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm”.

- Mụ chủ nhà khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc thì đuổi khéo gia đình ông Hai, khi nghe tin cải chính thì vui vẻ, thân thiện, cởi mở, mời mọc…

3. Suy nghĩ vềnhững “chuyển biến mới” trong tình cảm của người nông dân:

- Chuyển biến tình cảm phù hợp với nhận thức, với chuyển biến của thời đại, với yêu cầu của công cuộc giữa nước (tình cảm yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm tình yêu làng quê, yêu nước gắn với yêu kháng chiến, ủng hộ kháng chiến…)

- Cảm động trước tình cảm yêu làng, yêu nước chân thành của những người nông dân chất phác, hồn hậu.

- Trân trọng lòng trung thành tuyệt đối với Cách mạng, với Cụ Hồ, với kháng chiến.

- Yêu làng, yêu quê hương, đất nước - đó là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.

- Trong hoàn cảnh chiến tranh, tình yêu làng, yêu nước càng trở nên sâu sắc và cảm động hơn.

- Tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

III. Kết bài:

- Những chuyển biến mởi mẻ trong tâm hồn những người nông dân trong kháng chiến chống Pháp càng giúp ta thêm hiểu, thêm trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của những con người mộc mạc, giản dị…

- Họ đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng chung của toàn dân tộc.

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Dàn ý Phân tích một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh chị yêu thích? Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn, đề thi học kì 2 lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm