Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dàn ý Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò Sông Đà và Ai đặt tên cho dòng sông?

VnDoc.com xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Dàn ý Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò Sông Đà và Ai đặt tên cho dòng sông, với cách lập dàn ý chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh làm bài văn số 6 đề 2 lớp 12 được hay hơn. Mời thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo.

Dàn ý Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò Sông Đà và Ai đặt tên cho dòng sông - Bài mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường, hai tác phẩm và hình tượng dòng sông Đà và sông Hương.

2. Thân bài

a. Sông Đà

Khi từ tàu bay nhìn xuống: Sông Đà “tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình... đốt nương xuân”. Sông Đà đổi màu theo từng mùa một cách độc đáo: mùa xuân xanh ngọc bích, mùa thu đỏ.

Khi đi rừng lâu ngày bất ngờ gặp lại con sông: Niềm vui vô hạn của tác giả khi bất ngờ gặp sông Đà: “như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm”, “nối lại chiêm bao đứt quãng”, “như gặp lại cố nhân”. Sông Đà gợi cảm như một cố nhân, có vẻ đẹp như trò chơi trẻ con tinh nghịch, có vẻ đẹp Đường thi.

Khi đi thuyền trên sông phía hạ lưu: Cảnh thiên nhiên thi vị, mơn mởn: trôi qua một nương ngô “nhú lá non”, con hươu thơ ngộ, “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”. Sông Đà như một “người tình nhân chưa quen biết”.

→ Hình tượng sông đà vừa mang nét hung bạo lại vừa trữ tình thơ mộng. Qua hình tượng sông Đà đã thể hiện tình cảm của Nguyễn Tuân với thiên nhiên Tây Bắc.

b. Sông Hương

Khi về gặp thành phố Huế sông Hương vui tươi hẳn lên, tiếp tục uốn mình mềm mại.

Sông Hương khi đi qua thành phố đã trôi đi chậm, thật chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh.

Tác giả so sánh sông Hương như Điệu “slow tình cảm” dành cho Huế, trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy.

→ Sông Hương khi chảy qua thành phố đẹp trữ tình, thơ mộng, cổ kính, gần gũi, giản dị, sinh động, có tâm hồn và gắn bó với bản sắc văn hóa Huế.

Sông Hương chia tay thành phố đầy luyến tiếc, vấn vương. Sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông - tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.

→ Dù phải ra đi nhưng sông Hương luôn nhớ về thành phố của nó, vẫn giữ trọn lời thề ân tình thủy chung với xứ này.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật hai tác phẩm.

Dàn ý Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò Sông Đà và Ai đặt tên cho dòng sông - Bài mẫu 2

I. Hình ảnh thơ mộng và trữ tình của sông Đà qua tác phẩm "người lái đò sông Đà"

Bên cạnh vẻ thất thường, hung bạo và dữ dội vốn có, sống Đà còn mang 1 dáng vẻ trữ tình rất mực: "Sông Đà tuôn dài như 1 áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc...":

Dáng hình sông Đà mềm mại xinh đẹp được tác giả ví như "1 áng tóc dài ngàn ngàn vạn sải..." → 1 cách so sánh rất tài hoa, phong tình. Nước sông Đà thay đổi ở bốn mùa nhưng đẹp nhất vẫn là mùa thu và mùa xuân:

"Mùa xuân dòng sông xanh ngọc bích... Mùa thu nước sông Đà lừ lừ đỏ chín..."

Sông Đà còn có những không gian, những cảnh sắc đây thơ mộng, được thể hiện qua đoạn thơ đầy chất thơ: "Thuyền tôi trôi trên sông... có phải ông vừa nghe thấy một tiếng còi sương?". Một bức tranh bằng thơ bằng chất liệu ngôn từ:

+ Nền cảnh: Tĩnh lặng tuyệt đối được thể hiện qua các từ: lặng tờ, lặng tờ đến thế mà thôi, tĩnh không 1 bóng người. Sự tĩnh lặng ấy khiến cho người lữ khách di chuyển tự do trong khung cảnh của 1 khung trời "huyền sử".

Lấy tĩnh nói động: Ngô non "nhú", "cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp". Hình ảnh đẹp: Nhú, đang ra những nõn búp nói về sự sinh sôi của 1 miền cổ tích, nét bút mềm mại, câu chữ đầy chất thơ.

+ Trung tâm của bức tranh: Con hươu thơ ngộ. (phân tích hình ảnh con hươu và cuộc đối thoại ngầm giữa người lữ khách và con hươu).

→ Giữa đôi bờ sông Đà, Nguyễn Tuân đã dựng lên những thước phim trữ tình để miêu tả vẻ đẹp của dòng sông, đầy thơ mộng và cũng đầy chất thơ.

II. Hình ảnh con sông Hương trong "Ai đã đặt tên cho dòng sông"

Tập trung khắc họa hình ảnh thơ mộng và trữ tình của sông Hương trong đoạn: "Phải qua nhiều thế kỉ qua đi... mãi mãi chung tình với quê hương, xứ sở":

+ Sông Hương đã trải qua những hành trình gian khổ và nhiều thử thách để trở thành "người tình" dịu dàng và chung thủy với kinh thành Huế.

+ Khi về đồng bằng - vùng ngoại vi thành phố giữa đồng bằng Châu Hóa đầy hoa dại:

Sông Hương là "cô gái đẹp ngủ mơ màng".

Qua khỏi vùng núi, sông Hương như được chàng hoàng tử đa tình đánh thức, khiến nàng sông Hương lên sức trẻ và niềm khát khao của tuổi thanh xuân trong sự chuyển dòng liên tục.

Hành trình của Hương Giang vượt qua, để đi giữa "am vang" và trôi đi "giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách".

Có lúc Hương giang "mềm như tấm lụa"

Có khi ánh lên "những phản quang nhiều màu sắc, sớm xanh, trưa vàng, chiều tím" như tâm hồn cô gái đương xuân.

Khi qua những lăng tẩm đọng hồn thu thảo, sông Hương mang vẻ đẹp trầm mặc.

Khi nghe tiếng Chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, sông Hương không còn mang vẻ trầm mặc mà bừng lên vẻ tươi tắn, trẻ trung.

→ Đoạn tả dòng sông Hương đã làm nổi bật lên những vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình khác nhau khi đi qua từng chặng đường, từng địa điểm ủa dòng ông Hương.

III. Cảm nhận

Qua vẻ đẹp của hai dòng sông Đà và sông Hương cho ta thêm một cái nhìn, một khám phá mới mẻ về những vẻ đẹp tiềm ẩn trên đất nước, quê hương ta, khiến ta càng thêm yêu, thêm trân trọng Tổ quốc mình.

Khái quát chung về tác phẩm Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông?

1. Người lái đò sông Đà

a. Hoàn cảnh ra đời

Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó.

b. Bố cục (3 phần)

Phần 1 (từ đầu đến “cái gậy đánh phèn”): Vẻ hung dữ của con sông Đà.

Phần 2 (tiếp đó đến “dòng nước sông Đà”): Cuộc sống của con người trên sông Đà và hình ảnh người lái đò sông Đà.

Phần 3 (còn lại): vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà.

c. Giá trị nội dung và nghệ thuật

Nội dung: Người lái đò sông Đà ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc

Nghệ thuật: Tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật vào trong tác phẩm. Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo: liên tưởng, tưởng tượng thú vị; so sánh nhân hóa quái dị, mới lạ…

2. Ai đã đặt tên cho dòng sông?

a. Hoàn cảnh ra đời

Bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông được viết tại Huế tháng 1 - 1981, in trong tập bút kí cùng tên.

b. Chủ đề của tác phẩm

Bài tùy bút lột tả vẻ đẹp nhiều khía cạnh để bộc lộ những vẻ đẹp khác nhau nhưng vô cùng trọn vẹn của dòng sông Hương. Qua đó thể hiện tình cảm yêu thương, quý mến của tác giả không chỉ đối với dòng sông này mà còn đối với thành phố Huế và con người nơi đây.

c. Bố cục (2 phần)

Phần 1 (từ đầu đến “quê hương xứ sở”): Thủy trình của sông Hương.

Phần 2 (còn lại): Vẻ đẹp lịch sử, văn hóa và thi ca của sông Hương.

d. Giá trị nội dung và nghệ thuật

Nội dung: Bài kí góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với dòng sông và cũng là với quê hương, đất nước. Qua bài kí, sông Hương thực sự trở thành “gấm vóc” của giang sơn tổ quốc.

Nghệ thuật: Văn phong hướng nội, súc tích, tinh tế và tài hoa. Sức liên tưởng phong phú, vốn hiểu biết phong phú trên nhiều lĩnh vực. Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa…).

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Dày ý Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò Sông Đà và Ai đặt tên cho dòng sông? Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu đề thi học kì 1 lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Văn mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm