Đề cương ôn tập thi học kì 2 môn Địa lý 11 Cánh diều
Đề cương ôn tập thi học kì 2 lớp 11 môn Địa lý Cánh diều
Đề cương ôn tập thi học kì 2 môn Địa lý 11 Cánh diều được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu ôn thi học kì 2 lớp 11 sắp tới nhé.
I. Lý thuyết
Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc
Bài 26: Kinh tế Trung Quốc
Bài 29: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Cộng hòa Nam Phi.
Bài 30: Kinh tế Cộng hòa Nam Phi.
II. Đề minh họa
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Ngành công nghiệp nào dưới đây giữ vai trò mũi nhọn ở Nhật Bản?
A. Công nghiệp sản xuất rô – bốt.
B. Công nghiệp điện tử - tin học.
C. Công nghiệp sản xuất ô tô.
D. Công nghiệp khai thác khoáng sản.
Câu 2 (0,25 điểm). Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở:
A. miền Bắc.
B. miền Tây.
C. miền Nam
D. miền Đông.
Câu 3 (0,25 điểm). Ngành kinh tế nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP của Trung Quốc?
A. Ngành dịch vụ.
B. Ngành nông nghiệp.
C. Ngành công nghiệp.
D. Ngành thủy sản.
Câu 4 (0,25 điểm). Các cây trồng, vật nuôi chủ yếu của Ô – xtrây – li – a là:
A. lúa gạo, ngô, nho, cam, chanh, trâu, bò, lợn…
B. lúa mì, bông, thuốc lá, mía, ngô, nho, cừu, bò…
C. lúa gạo, ngô, sắn, thuốc lá, cam, bò, lợn…
D. lúa mì, lúa mạch, ngô, khoai tây, trâu, bò…
Câu 5 (0,25 điểm). Cộng hòa Nam Phi nằm ở:
A. bán cầu Bắc.
B. bán cầu Nam.
C. cả bán cầu Đông và Tây.
D. hoàn toàn ở bán cầu Tây.
Câu 6 (0,25 điểm). Nhật Bản là một trong những quốc gia đứng hàng đầu thế giới về:
A. hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
B. nhận đầu tư từ các quốc gia khác.
C. xuất khẩu bằng nông sản.
D. xuất khẩu khoáng sản chế biến
Câu 7 (0,25 điểm). Trong chiến lược phát triển kinh tế của Nhật Bản qua từng giai đoạn, hoạt động kinh tế đối ngoại được biểu hiện ở:
A. chú trọng đầu tư hiện đại hóa ngành công nghiệp.
B. xây dựng các ngành công nghiệp có kĩ thuật cao.
C. đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài và mở rộng ODA.
D. xúc tiến các chương trình cải cách lớn về kinh tế.
Câu 8 (0,25 điểm). Vùng phía nam của Cộng hòa Nam Phi có kiểu khí hậu:
A. nhiệt đới lục địa khô hạn.
B. nhiệt đới ẩm.
C. cận nhiệt địa trung hải.
D. nhiệt đới gió mùa.
Câu 9 (0,25 điểm). Các mặt hàng xuất khẩu chính của Cộng hòa Nam Phi là:
A. dược phẩm, hóa chất và lương thực.
B. máy móc, thiết bị điện tử.
C. xăng, dầu, thực phẩm chế biến.
D. quặng kim loại và nông sản.
Câu 10 (0,25 điểm). Tài nguyên khoáng sản ở Cộng hòa Nam Phi:
A. phong phú và đa dạng.
B. phân bố khá đồng đều.
C. dùng để xuất khẩu toàn bộ.
D. được khai thác thủ công
Câu 11 (0,25 điểm). Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Trung Quốc?
A. Các thành phố lớn.
B. Các đồng bằng châu thổ.
C. Khu tự trị ở vùng núi và biên giới.
D. Dọc biên giới phía nam.
Câu 12 (0,25 điểm). Giai đoạn phát triển kinh tế “thần kì”, tốc độ tăng trường cao của Nhật Bản là:
A. 1973 – 1980.
B. từ năm 1991 đến nay.
C. 1945 – 1950.
D. 1955 – 1973.
Câu 13 (0,25 điểm). Mạng lưới giao thông nào của Trung Quốc phát triển bậc nhất thế giới.
A. Mạng lưới đường ô tô.
B. Mạng lưới đường cao tốc.
C. Mạng lưới hàng không.
D. Mạng lưới cảng biển.
Câu 14 (0,25 điểm). Dân cư ở Cộng hòa Nam Phi tập trung chủ yếu ở vùng:
A. đông bắc, đông và nam.
B. đông bắc, tây và tây bắc.
C. đông nam, tây và đông.
D. tây bắc, đông bắc và tây.
Câu 15 (0,25 điểm). Các trung tâm công nghiệp lớn của Ô – xtrây – li – a là:
A. Đác – uyn, Pho – xait, Xít – ni, Bru – mê, Niu – men.
B. Bri – xbên, Pho – xait, Bru – mê, A – đê – lai.
C. Bri – xbên, Đác – uyn, A – li – xơ Xping, Men – bơn.
D. Xít – ni, Bri – xbên, Men – bơn, Gi – lông, A – đê – lai, Pớc.
Câu 16 (0,25 điểm). Các đối tác thương mại chính của Nhật Bản là:
A. Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU.
B. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên bang Nga.
C. Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Liên bang Nga.
D. Trung Quốc, Hàn Quốc, EU.
Câu 17 (0,25 điểm). Cộng hòa Nam Phi đứng hàng đầu thế giới về công nghiệp khai thác các loại khoáng sản nào sau đây?
A. Quặng kim loại màu, quặng sắt.
B. Man – gan, u – ra – ni – un, chì, kẽm.
C. Vàng, kim cương, u – ra – ni – um.
D. Crôm, ni – ken, ti – tan, kim cương.
Câu 18 (0,25 điểm). Chăn nuôi quảng canh chiếm:
A. 1/2 diện tích đất nông nghiệp.
B. 2/5 diện tích đất nông nghiệp.
C. 4/5 diện tích đất nông nghiệp.
D. 3/5 diện tích đất nông nghiệp.
Câu 19 (0,25 điểm). Vùng duyên hải chiếm khoảng bao nhiêu % GDP của Trung Quốc năm 2021?
A. 55
B. 50
C. 70
D. 90
Câu 20 (0,25 điểm). Đặc điểm khí hậu miền Tây Trung Quốc là:
A. khí hậu ôn hòa.
B. mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
C. chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa ít.
D. khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.
B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp Nhật Bản.
Câu 2 (2,0 điểm). Cho bảng số liệu:
Cơ cấu GDP của Cộng hòa Nam Phi giai đoạn 2000 - 2020
(Đơn vị: %)
| Năm 2000 | Năm 2010 | Năm 2015 | Năm 2020 |
Công nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản | 2,6 | 2,1 | 2,2 | 2,5 |
Công nghiệp, xây dựng | 28,2 | 25,3 | 23,7 | 23,4 |
Dịch vụ | 61,2 | 64,3 | 64,1 | 64,6 |
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm | 8,0 | 8,3 | 10,0 | 9,5 |
(Nguồn: WB, 2022)
- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP của Cộng hòa Nam Phi giai đoạn 2000 – 2020.
- Nhận xét sự thay đổi về cơ cấu GDP của Cộng hòa Nam Phi giai đoạn 2000 – 2020.
Câu 3 (1,0 điểm). Có nhận định cho rằng: “Quan hệ kinh tế đối ngoại có vai trò quan trọng trong việc cải cách kinh tế - xã hội của Trung Quốc”. Em có đồng ý với nhận định đó không? Tại sao?
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN
A. Phần trắc nghiệm (5,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
A | D | A | B | B | A | C | C | D | A |
Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 |
C | D | B | A | D | A | C | C | A | D |
B. Phần tự luận (5,0 điểm)
Câu 1:
* Tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp Nhật Bản
- Nông nghiệp Nhật Bản thu hút khoảng 3% lực lượng lao động và chiếm khoảng 1,0% GDP (năm 2020).
- Nhật Bản có nền nông nghiệp hiện đại, công nghệ tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm cao.
- Hình thức sản xuất là trang trại quy mô vừa và nhỏ.
- Trồng trọt: chiếm hơn 63% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm chủ yếu như lúa gạo, rau, hoa quả tập trung chủ yếu ở đảo Hô cai – đô, tỉnh Ca – ga – oa, tỉnh A – ki – ta….
- Chăn nuôi: phát triển với các vật nuôi chủ yếu là gà, bò, lợn… Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh, có sản lượng cao tập trung ở Hô – cai – đô.
- Lâm nghiệp: diện tích rừng lớn chiếm khoảng 66% diện tích lãnh thổ. Nhật Bản quan tâm đến việc bảo vệ rừng và tăng diện tích rừng.
- Thủy sản:
+ Đánh bắt thủy sản được hiện đại và áp dụng kĩ thuật số, trí tuệ nhân tạo. Sản lượng đánh bắt hằng năm cao chủ yếu là cá thu, cá ngừ, tôm, cua…
+ Nuôi trồng thủy sản phát triển phân bố rộng rãi với vật nuôi chủ yếu là tôm, rong biển, sò…
Câu 2:
a. Vẽ biểu đồ
b. Nhận xét
- Trong giai đoạn 2000 - 2020, cơ cấu GDP của Cộng hòa Nam Phi đã có sự thay đổi không ổn định: ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 2,6% vào năm 2000 xuống 2,5% năm 2020, ngành công nghiệp và xây sựng giảm từ 28,2% vào năm 2000 xuống còn 23,4% năm 2020, ngành dịch vụ tăng từ 61,2% năm 2000 lên 64,6% năm 2020.
- Từ năm 2000 - 2020, tỉ trọng các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP của Cộng hòa Nam Phi có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỷ trọng ngành nông – lâm - thủy sản, giảm tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, tăng tỷ trọng dịch vụ.
- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm có xu hướng tăng từ 8,0% năm 2000 lên 9,5% năm 2020.
Câu 3:
Đồng ý với nhận định: “Quan hệ kinh tế đối ngoại có vai trò quan trọng trong việc cải cách kinh tế - xã hội của Trung Quốc“
Giải thích:
- Qua các hoạt động kinh tế đối ngoại như: ngoại thương, hợp tác quốc tế về đầu tư, lao động, du lịch… Trung Quốc đã:
+ Thành lập các đặc khu kinh tế ở một số thành phố và vùng ven biển để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hiện đại hóa công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm…
+ Vay tiền nước ngoài để phát triển kinh tế.
+ Tăng cường trao đổi KH – KT, kinh nghiệm quản lí kinh tế với nước ngoài.