Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 môn Hóa học lớp 12 trường THPT Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk năm học 2016 - 2017
Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 môn Hóa học lớp 12
Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 môn Hóa học lớp 12 trường THPT Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk năm học 2016 - 2017. Đề thi gồm có 32 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 45 phút. Đáp án và thang điểm chi tiết đã được chúng tôi cập nhật đầy đủ. Mời các bạn tham khảo.
SỞ GD&ĐT ĐĂK LĂK TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT | ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: HÓA HỌC - LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút |
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
B. Anilin tác dụng với axit nitrơ khi đun nóng thu được phenol.
C. Benzen làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.
D. Metylamin tác dụng với dung dịch kiềm cho muối amoni.
Câu 2. Trùng ngưng 60 gam glyxin thu được m (gam) poli glyxin và 10,8 g nước. Vậy giá trị m là
A. 34,8 gam B. 49,2 gam C. 34,2 gam D. 45 gam
Câu 3. Amin có công thức phân tử C3H9N có bao nhiêu đồng phân cấu tạo amin bậc 1:
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 4. Đun nóng alanin thu được 1 số peptit trong đó có peptit A mạch hở có phần trăm khối lượng nitơ là 18,54%. Vậy số liên kết peptit trong phân tử A là
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 5. Cho 9 gam etyl amin tác dụng với HCl vừa đủ thu được m gam muối. Giá trị m là
A. 13,6 gam B. 16,3 gam C. 9,15 gam D. 7,5 gam
Câu 6. Có bao nhiêu đồng phân amin ứng với công thức phân tử C4H11N:
A. 4 B. 6 C. 8 D. 7
Câu 7. Tên gọi của aminoaxit có công thức cấu tạo CH3 - CH(NH2) - COOH là
A. glicocol B. anilin C. axit α- aminoaxetic D. axit -α- aminopropionic
Câu 8. Phát biểu nào dưới đây về amino axit là không đúng?
A. Thông thường dạng ion lưỡng cực là dạng tồn tại chính của amino axit.
B. Amino axit ngoài dạng phân tử (H2NRCOOH) còn có dạng ion lưỡng cực.
C. Hợp chất H2NCOOH là amino axit đơn giản nhất
D. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và cacboxyl.
Câu 9. Cho 0,02 mol aminoaxit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là:
A. H2NC3H5(COOH)2 B. H2NC2H3(COOH)2
C. (H2N)2C3H5COOH D. H2NC3H6COOH
Câu 10. Cho a gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 1,5a gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là:
A. 4 B. 6 C. 5 D. 8
Câu 11. Số đồng phân cấu tạo của α-amino axit có công thức phân tử C4H9O2N là:
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 12. Số tripeptit mạch hở tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin chứa đồng thời cả hai amino axit khác nhau là:
A. 6 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 13. Cho 8,85g hỗn hợp X gồm 3 amin: propylamin, etylmetylamin, trimetylamin X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:
A. 250 B. 150 C. 200 D. 200
Câu 14. Cho α- aminoaxit mạch hở X có công thức H2NR(COOH)2 tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 8,85 gam muối. Tổng số nguyên tử H trong phân tử X là
A. 5 B. 9 C. 11 D. 7
Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức, mạch hở, bậc một, là đồng đẳng liên tiếp thu được 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức cấu tạo của hai amin là:
A. C2H5NH2 và C3H7NH2. B. C4H9NH2 và C5H11NH2
C. C3H7NH2 và C4H9NH2 D. CH3NH2 và C2H5NH2
Câu 16. Hợp chất hữu cơ sau, tên gọi nào chưa chính xác: HOOCCH2-CH2-CH(NH2)COOH
A. Axit -α-amino- glutaric B. Axit glutamic
C. Axit 2-Amino - pentandioic D. Axit glutaric
Câu 17. Chất A có công thức phân tử C7H9N là amin có chứa vòng benzen. Vậy số đồng phân amin bậc một của A là
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
Câu 18. Người ta cho glyxin phản ứng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là để chứng minh glyxin:
A. Là hợp chất đa chức B. Có khả năng trùng ngưng
C. Không đổi màu quỳ tím D. Là hợp chất lưỡng tính
Câu 19. Thủy phân hoàn toàn 500 gam protein X được tạo thành từ Alanin, thu được 246 gam alanin. Nếu khối lượng protein X là 135000 đvC thì số mắc xích alanin trong X là
A. 746 B. 781 C. 358 D. 724
Câu 20. Phát biểu nào dưới đây về tính chất vật lý của amin là không đúng?
A. Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc.
B. Anilin là chất lỏng, khó tan trong nước, màu đen.
C. Metyl-, etyl-, dimetyl-, trimetylamin là những chất khí, dễ tan trong nước.
D. Độ tan của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng.
Câu 21. Dãy các chất nào dưới đây là tơ nhân tạo:
A. Tơ visco, tơ axetat.
B. Nilon 6,6, Nilon 7, Nilon-6
C. Tơ lapsan, olon, tơ caproamit, nilon-10
D. Tơ tằm, len thú, tơ olon, xenlulozơ, tơ axetat
Câu 22. Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly - Ala - Gly với Gly - Ala là:
A. Quỳ tím B. Phenol
C. Dung dịch HCl D. Cu(OH)2/OH
Câu 23. Khẳng định về tính chất vật lý nào của amino axit dưới đây không đúng?
A. Tất cả đều là tinh thể, màu trắng
B. Tất cả đều có nhiệt độ nóng chảy cao
C. Tất cả đều tan trong nước
D. Tất cả đều là chất rắn
Câu 24. Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 7,12 gam Ala, 8,0 gam Ala-Ala và 6,93 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 111,74. B. 81,54 C. 90,6. D. 20,385
Câu 25. Thủy tinh hữu cơ có thể điều chế được bằng cách thực hiện phản ứng trùng hợp monome nào sau đây:
A. Metylmetacrylat B. Etilen glicol
C. Axit metacrylic D. Axit acrilic
Câu 26. Khi clo hóa PVC thu được tơ clorin có chứa 63,96% khối lượng clo. Giả sử số mắt xích trong phân tử PVC không đổi, vậy trung bình có bao nhiêu mắt xích vinyl clorua phản ứng với một phân tử clo?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 27. Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính bazơ của amin?
A. C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl.
B. Fe3+ + 3CH3NH2 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3CH3NH3+
C. CH3NH2 + HNO2 → CH3OH + N2 + H2O.
D. CH3NH2 + H2O → CH3NH3+ + OH-
Câu 28. Nhựa phenol fomandethit được tổng hợp bằng phản ứng hóa học:
A. Đồng trùng ngưng phenol với metanal
B. Trùng hợp phenol.
C. Đồng trùng ngưng phenol với axit- α - amino axetic
D. Đồng trùng hợp vinyl benzen
Câu 29. Các nhận định sau nhận định nào sai:
A. Anilin có tính bazơ. B. Lys làm quỳ ẩm hóa hồng
C. Amino axit là hợp chất lưỡng tính. D. Amino axit là hợp chất lưỡng tính.
Câu 30. Cho các chất sau: (1) NH3; (2) C2H5NH2; (3) CH3NH2. Dãy nào sau đây là đúng về thứ tự tăng dần lực bazơ
A. (1)(3)(2) B. (3)(1)(2) C. (1)(2)(3) D. (3)(2)(1)
Câu 31. Chất nào dưới đây không tham gia phản ứng trùng hợp?
A. isopren. B. stiren. C. axetilen D. cumen
Câu 32. Chất A có công thức phân tử C2H7O2N là hợp chất lưỡng tính. Khi cho A tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thoát ra khí Y làm xanh quỳ tím. Vậy khối lượng phân tử của Y là:
A. 45 B. 31 C. 75 D. 59