Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 trung tâm GDNN - GDTX Quảng Điền, Thừa Thiên Huế năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 trung tâm GDNN - GDTX Quảng Điền, Thừa Thiên Huế năm học 2015 - 2016. Đề gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 45 phút. Nội dung đề thi bám sát kiến thức SGK hóa học lớp 12 học kì 1. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 trường THPT Marie Curie, TP. Hồ Chí Minh năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 trường THPT Lê Hồng Phong, Đăk Lăk năm học 2015 - 2016
SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ TRUNG TÂM GDNN - GDTX QUẢNG ĐIỀN | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: HÓA HỌC LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút |
Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 2: Etyl fomat có công thức là
A.CH3COOCH3 B. HCOOC2H5
C. HCOOCH = CH2. D. HCOOCH3.
Câu 3: Cho 10,56 gam etyl axetat phản ứng hết với dung dịch NaOH (dư), đun nóng. Khối lượng muối khan thu được là
A. 7,2 gam. B. 11,52 gam. C. 9,84 gam. D. 8,88 gam.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam este đơn chức X thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Công thức phân tử của este là
A. C5H8O2 B. C4H8O2 C. C2H4O2 D. C3H6O2
Câu 5: Chất béo là trieste của axit béo với
A. Glicogen. B. Glyxin. C. Glixerol. D. Etylen glicol.
Câu 6: Khi xà phòng hóa tripanmitin ((C15H31COO)3C3H5) ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 7: Chất tham gia phản ứng tráng gương là
A. Xenlulozơ. B. Tinh bột. C. Glucozơ. D. Saccarozơ.
Câu 8: Đun nóng dung dịch chứa 21,6 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3/NH3. Khối lượng bạc thu được là
A. 12,96 gam. B. 38,88 gam. C. 6,48 gam. D. 25,92 gam.
Câu 9: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?
A.[C6H7O2(OH)3]n B. [C6H8O2(OH)3]n
C. [C6H7O3(OH)3]n D. [C6H5O2(OH)3]n
Câu 10: Chất thuộc loại đisaccarit là
A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Xenlulozơ. D. fructozơ.
Câu 11: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A. Hoà tan Cu(OH)2. B. Trùng ngưng.
C. Tráng gương. D. Thủy phân.
Câu 12: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 75%, khối lượng ancol etylic thu được là
A. 184 gam. B. 276 gam. C. 92 gam. D. 138 gam.
Câu 13: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?
A. H2N-[CH2]6–NH2 B. CH3–CH(CH3)–NH2
C. CH3–NH–CH3 D. C6H5NH2
Câu 14: Dãy nào sắp xếp các chất theo chiều tính bazơ giảm dần?
A. NH3, CH3NH2, C6H5NH2, (CH3)2NH
B. CH3NH2, (CH3)2NH, NH3, C6H5NH2
C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2, (CH3)2NH
D. (CH3)2NH, CH3NH2, NH3, C6H5NH2
Câu 15: Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức X cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C2H5N B. CH5N C. C3H9N D. C3H7N
Câu 16: Anilin (C6H5NH2) có phản ứng với dung dịch
A. NaCl. B. HCl. C. Na2CO3. D. NaOH.
Câu 17: Công thức cấu tạo của alanin là
A. H2N-CH2-CH2-COOH. B. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH
C. CH3-CH(NH2)-COOH. D. H2N-CH2-COOH.
Câu 18: X là một - aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 9 gam X tác dụng với HCl dư thu được 13,38 gam muối. Công thức cấu tạo của X là
A. H2N-CH2-CH2-COOH. B. C6H5NH2.
C. CH3-CH(NH2)-COOH. D. H2N-CH2-COOH.
Câu 19: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là
A. α-aminoaxit. B. β-aminoaxit. C. axit cacboxylic. D. este.
Câu 20: Thuốc thử dùng để phân biệt Val-Gly-Ala với Gly-Ala là
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch NaCl. D. Cu(OH)2/OH-
Câu 21: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng
A. Nhiệt phân. B. Trao đổi.
C. Trùng hợp. D. Trùng ngưng.
Câu 22: Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là
A. CH3-CH2-Cl. B. CH3-CH3.
C. CH2=CH-CH3 D. CH3-CH2-CH3.
Câu 23: Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420000. Hệ số polime hoá của PE là
A. 12.000 B. 13.000 C. 15.000 D. 17.000
Câu 24: Trong các loại tơ dưới đây, tơ nhân tạo là
A. Tơ tằm. B. Tơ capron. C. Tơ visco D. Tơ nitron.
Câu 25: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vàng. B. Bạc. C. Đồng. D. Nhôm.
Câu 26: Cho các ion sau: Fe2+, Cu2+, Ag+. Thứ tự tính oxi hoá của các ion trên tăng dần là
A.Fe2+, Ag+, Cu2+. B. Fe2+, Cu2+, Ag+.
C. Cu2+, Ag+, Fe2+. D. Ag+, Cu2+, Fe2+.
Câu 27: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. Tính bazơ. B. Tính oxi hóa.
C. Tính axit. D. Tính khử.
Câu 28: Cho 21,4 gam hỗn hợp gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sau khi phản ứng kết thúc thu được 7,84 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp đầu là
A. 60,75%. B. 39,25%. C. 7,85%. D. 92,15%.
Câu 29: Cho các phát biểu sau:
(1) Dung dịch glucozơ bị oxi bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.
(2) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(3) Chất béo nhẹ hơn nước nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(4) Etylamin trong nước không phản ứng với dung dịch NaOH.
Phát biểu đúng là
A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (4) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (4)
Câu 30: Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch HCl.
C. Natri kim loại. D. Quỳ tím.