Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều

Đề thi học kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều có đáp án được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Đây là tài liệu hay cho các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 1 lớp 12 sắp tới. Đề thi được biên soạn giống với cấu trúc đề thi THPT Quốc gia mới. Mời các bạn cùng theo dõi đề thi dưới đây nhé.

1. Đề thi cuối học kì 1 Sử 12 Cánh diều

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Tổ chức Liên hợp quốc ra đời trong bối cảnh nào?

A. Cuộc chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô đang diễn ra gay gắt.

B. Nhân dân thế giới có khát vọng được sống trong hòa bình.

C. Trật tự thế giới hai cực Ianta đã được xác lập hoàn chỉnh.

D. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ.

Câu 2. Tại Hội nghị I-an-ta (tháng 2/1945), các cường quốc Đồng minh đã thống nhất mục tiêu chung là

A. xây dựng nước Đức trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ.

B. thiết lập trật tự thế giới mới theo hướng “đa cực, nhiều trung tâm”.

C. tiêu diệt tận gốc phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

D. thủ tiêu chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Câu 3. Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào

A. an ninh.

B. kinh tế.

C. văn hóa.

D. chính trị.

Câu 4. Đặc trưng của trật tự thế giới mới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. hòa bình được củng cố trên phạm vi toàn cầu.

B. thế giới chia thành hai cực, hai phe đối lập nhau.

C. Mĩ trở thành cường quốc duy nhất có ảnh hưởng lớn.

D. sự vươn lên mạnh mẽ của nhiều cường quốc ở châu Á.

Câu 5. Nội dung nào sau đây không phảnh ánh đúng những đóng góp của Việt Nam cho sự phát triển của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Hoàn thành tốt các công việc của một quốc gia thành viên Liên hợp quốc.

B. Đóng góp quỹ và tham gia vào lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc.

C. Hoạt động tích cực cho sự nghiệp hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới.

D. Ra nhập sớm và hoạt động tích cực ngay từ khi Liên hợp quốc mới thành lập.

Câu 6. Các thành viên sáng lập tổ chức ASEAN (1967) gồm

A. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo,Thái Lan, Brunây.

B. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo,Thái Lan, Philippin

C. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo,Thái Lan,Việt Nam.

D. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Mianma.

Câu 7. Đâu không phải là một trong những trụ cột của Cộng đồng ASEAN?

A. Cộng đồng Kinh tế.

B. Cộng đồng Văn hóa-Xã hội.

C. Cộng đồng Chính trị-An ninh.

D. Cộng đồng An ninh-Quốc phòng.

Câu 8. Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do

A. có nhiều khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia dân tộc.

B. nguyên tắc hoạt động của ASEAN không phù hợp với một số nước.

C. tác động của cuộc Chiến tranh lạnh và cục diện hai cực, hai phe.

D. các nước thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau.

Câu 9. Nhận xét nào sau đây là đúng về quá trình thành lập Cộng đồng ASEAN?

A. Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN được đề ra ngay khi thành lập tổ chức.

B. Sự tương đồng về thể chế chính trị là cơ sở thành lập Cộng đồng ASEAN.

C. Quá trình thành lập Cộng đồng ASEAN không chịu tác động từ bên ngoài.

D. Cộng đồng ASEAN ra đời là kết quả của quá trình chuẩn bị lâu dài.

Câu 10. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, 4 địa phương giành được chính quyền sớm nhất là

A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

B. Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

C. Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Nam.

D. Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

Câu 11. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai ở Việt Nam với tên gọi

A. Đảng Lao động Việt Nam.

B. Đảng cộng sản Việt Nam.

C. Đảng cộng sản Đông Dương.

D. Đảng Dân chủ Việt Nam.

Câu 12. Trong cuộc đấu tranh chống chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965-1968), thắng lợi nào sau đây của quân dân miền Nam Việt Nam mở ra khả năng đánh thắng quân viễn chinh Mĩ?

A. Vạn Tường.

B. Lai Châu.

C. Biên giới.

D. Việt Bắc.

Câu 13. Đối với cách mạng Việt Nam, việc phát xít nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện (tháng 8/1945) đã

A. tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa từng phần.

B. mở ra thời kì trực tiếp vận động giải phóng dân tộc.

C. tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa.

D. tạo cơ hội cho quân Đồng minh hỗ trợ nhân dân khởi nghĩa.

Câu 14. Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí

A. án ngữ Hành lang Đông - Tây của thực dân Pháp.

B. ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ.

C. có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp.

D. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp.

Câu 15. Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kì 1954 - 1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân

A. tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam - Bắc.

B. thực hiện nhiệm vụ đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C. hoàn thành cách mạng dân chủ và xã hội chủ nghĩa trong cả nước.

D. hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước.

Câu 16. Trong quá trình bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông, Việt Nam đã luôn kiên định con đường đấu tranh bằng

A. mọi biện pháp, không đàm phán.

B. sức mạnh quân sự; không thỏa hiệp.

C. các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế.

D. biện pháp hòa bình; luôn nhân nhượng, thỏa hiệp.

Câu 17. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam mang tính chất dân chủ vì

A. đã xoá bỏ hoàn toàn chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến.

B. đã đưa nhân dân lên địa vị người làm chủ đất nước.

C. giải quyết triệt để mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam.

D. nông dân đã thực sự làm chủ về kinh tế, chính trị ở nông thôn.

Câu 18. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam?

A. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

B. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp.

C. Đánh thắng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ.

D. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.

Câu 19. Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở Việt Nam có điểm chung là

A. xóa bỏ được tình trạng đất nước bị chia cắt.

B. hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.

C. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

D. được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân thế giới.

Câu 20. Thắng lợi của quân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam có tác động như thế nào đến Cách mạng Campuchia?

A. Tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Campuchia giành thắng lợi.

B. Quyết định thắng lợi của Campuchia trong việc tiêu diệt Khơ-me Đỏ.

C. Củng cố quan hệ hợp tác giữa Việt Nam, Campuchia và tổ chức ASEAN.

D. Củng cố tình đoàn kết của hai nước trong đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

Câu 21. Một trong những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986) là

A. sự khủng hoảng của các nước xã hội chủ nghĩa.

B. các nước Đông Nam Á đều đã giành độc lập.

C. sự ra đời của tổ chức Liên Hợp Quốc.

D. chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Câu 22. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem đến cho Việt Nam cơ hội nào sau đây?

A. Dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn đầu tư.

B. Tiếp cận với nguồn nguyên liệu giá rẻ.

C. Nhận chuyển giao công nghệ miễn phí.

D. Được miễn thuế khi bán hàng nông sản.

Câu 23. Những thành tựu đạt được trong giai đoạn đầu của công cuộc Đổi mới (1986-1995) đã tạo cơ sở để

A. Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện.

B. Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

C. đưa đất nước vươn lên trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình.

D. đưa đất nước bước vào giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp đổi mới toàn diện hơn.

Câu 24. Công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam từ năm 1986 đến nay vấp phải khó khăn nào sau đây?

A. Chưa tiếp cận được thị trường châu Âu.

B. Ngành kinh tế phát triển thiếu cân đối.

C. Thị trường buôn bán bị thu hẹp.

D. Lệ thuộc hoàn toàn thị trường Trung Quốc.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG - SAI. (4 điểm)

(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng - Sai trong mỗi ý A, B, C, D)

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. “Cách mạng tháng Tám năm 1945 nhanh chóng giành thắng lợi trên cả nước là do có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng nhân dân đã được tập dượt, chuẩn bị và trưởng thành qua các phong trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939 và 1939-1945.”

A. Tư liệu trên đã phản ánh đầy đủ nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945).

B. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương là nguyên nhân quyết định dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.

C. Trong suốt 15 năm, lực lượng cách mạng Việt Nam đã từng bước được xây dựng và rèn luyện qua thực tiễn đấu tranh.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương đã có quá trình chuẩn bị và xây dựng lực lượng cho cách mạng giải phóng dân tộc ngay từ năm 1930.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu. “Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển ở các nước tư bản. Sự hình thành Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và tình trạng Chiến tranh lạnh cũng tác động to lớn đến tình hình Việt Nam.

Ở Việt Nam, nhân dân đã giành quyền làm chủ, bước đầu được hưởng những quyền lợi do chế độ mới mang lại nên đồng lòng ủng hộ cách mạng. Tuy nhiên, cách mạng Việt Nam cũng đứng trước những thử thách to lớn như: Quân đội các nước đế quốc dưới danh nghĩa Đồng minh kéo vào Việt Nam, các thế lực phản động trong nước ra sức chống phá cách mạng, trên đất nước vẫn còn khoảng sáu vạn quân Nhật chờ giải giáp...”.

A. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách.

B. Ngoại xâm và nội phản là khó khăn lớn nhất, đe dọa đến nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

C. Thuận lợi cơ bản của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám là: nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của lực lượng Đồng minh.

D. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước nhiều khó khăn và thuận lợi đan xen.

Câu 3. Đọc tư liệu sau đây:

Tư liệu. Ở miền Nam, từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhân dân đấu tranh chính trị chống Mỹ - Diệm đòi thi hành hiệp định, đòi các quyền tự do dân chủ, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam (1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đứng lên khởi nghĩa. Phong trào bắt đầu từ các cuộc nổi dậy của nhân dân ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) vào tháng 02 - 1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi) vào tháng 8 - 1959, rồi lan khắp miền Nam thành phong trào cách mạng rộng lớn, tiêu biểu là cuộc Đồng khởi ở Bến Tre tháng 01 - 1960.

Thắng lợi của phong trào Đồng khởi đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, đưa đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20 - 12 - 1960), thúc đẩy lực lượng vũ trang cách mạng phát triển.

A. Phong trào Đồng khởi đã lật đổ chính quyền tay sai, giành chính quyền cho nhân dân.

B. Nhân dân miền Nam “Đồng khởi” nhằm chống lại chính quyền Mỹ-Ngô Đình Diệm.

C. Sau Đồng khởi, Mỹ phải đưa quân viễn chinh vào tham chiến nhằm giành thế chủ động.

D. Thắng lợi của phong trào Đồng khởi đã đưa cách mạng miền Nam sang thế tiến công.

Câu 4. Đọc tư liệu sau đây:

Tư liệu. “Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: thương mại, kể cả thương mại điện tử, các loại hình vận tải, bưu chính-viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, chuyển giao công nghệ, tư vấn pháp lý, thông tin thị trường,... Sớm phổ cập sử dụng tin học và mạng thông tin quốc tế (internet) trong nền kinh tế và đời sống xã hội. Xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng: giao thông, điện lực, thông tin, thủy lợi, cấp nước, thoát nước,... Phát triển mạng lưới đô thị phân bố hợp lý trên các vùng. Hiện đại hóa dần các thành phố lớn, thúc đẩy quá trình đổ thị hóa nông thôn.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 66).

A. Việt Nam chú trọng nâng cao chất lượng các ngành kinh tế thuộc nhóm ngành dịch vụ.

B. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là một trong những nội dung của đường lối đổi mới kinh tế của Việt Nam.

C. Trong quá trình đổi mới, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam được đẩy mạnh, đạt được thành tựu tuyệt đối về mọi mặt.

D. Đời sống văn hóa - tinh thần của nhân dân Việt Nam được cải thiện do nước ta đã hoàn thành việc phổ cập sử dụng tin học và mạng thông tin quốc tế internet.

2. Đáp án đề thi cuối học kì 1 Sử 12 Cánh diều

Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

- Mỗi câu hỏi trả lời đúng, thí sinh được 0,25 điểm

1-B

2-C

3-B

4-B

5-D

6-B

7-D

8-C

9-D

10-A

11-A

12-A

13-C

14-C

15-A

16-C

17-B

18-C

19-A

20-A

21-A

22-A

23-D

24-B

Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai

Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm.

- Thi sinh chi lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm.

- Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.

Nội dung A

Nội dung B

Nội dung C

Nội dung D

Câu 1

Sai

Đúng

Đúng

Đúng

Câu 2

Đúng

Đúng

Sai

Đúng

Câu 3

Sai

Đúng

Sai

Đúng

Câu 4

Đúng

Đúng

Sai

Sai

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 12

    Xem thêm