Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 trường THPT Đông Du, TP.HCM năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 trường THPT Đông Du, TP.HCM năm học 2015 - 2016. Đây là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm để gửi tới quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 12 đang trong quá trình ôn tập và củng cố kiến thức để chuẩn bị cho kì thi học kì 1. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 trường THPT Lê Hồng Phong, Đăk Lăk năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12 trường THPT Marie Curie, TP. Hồ Chí Minh năm học 2015 - 2016
SỞ GD&ĐT TP.HCM TRƯỜNG THPT ĐÔNG DU | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: HÓA HỌC LỚP 12 Thời gian làm bài 60 phút |
Câu 1: Một este có công thức phân tử là C3H6O2 có phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là:
A. HCOOC2H5 B. CH3COOCH3 C. C2H5COOCH3 D. HCOOC3H7
Câu 2: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra:
A. Sự oxi hóa Fe và sự khử Cu
B. Sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+
C. Sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu
D. Sự oxi hóa Fe2+ và sự khử Cu2+
Câu 3: Tráng gương hoàn toàn một dung dịch chứa 12,15g glucozơ bằng AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nhẹ. Khối lượng Ag phủ lên gương là (C = 12, H = 1, O = 16, Ag = 108):
A. 29,16g B. 14,58g C. 7,29g D. 16,2g
Câu 4: Xà phòng hóa hoàn toàn 8,8g CH3COOCH3 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 16,4 B. 4,1 C. 3,2 D. 8,2
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 3,2g Cu bằng dung dịch HNO3 thu được V lít NO2 (duy nhất, đktc). Giá trị của V là (Cu = 64, N = 14, O = 16)
A. 2,24 B. 0,28 C. 0,75 D. 1,12
Câu 6: Trong các loại tơ sau: Tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo:
A. Tơ visco và tơ axetat
B. Tơ visco và tơ nilon-6,6
C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron
D. Tơ tằm và tơ enang
Câu 7: Có bao nhiêu đồng phân amino axit (với nhóm amin bậc nhất) ứng với CTPT C4H9NO2
A. 5 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 8: Hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3. Hòa tan hoàn toàn 44g X bằng dd HCl dư, sau pứ thu được dd chứa 85,25g muối. Mặt khác, nếu khử hoàn toàn 22g X bằng CO (dư), cho hỗn hợp khí thu được sau pứ lội từ từ qua dd Ba(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 76,755 B. 78,875 C. 73,875 D. 147,750
Câu 9: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dd NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các pứ kết thúc, cô cạn dd thu được 72,48g muối khan của các amino axit đều có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 trong phân tử. Giá trị của m là (C = 12, H = 1, N = 14, Na = 23, O = 16):
A. 66,00 B. 44,48 C. 54,30 D. 51,72
Câu 10: Chất không có khả năng pứ với dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) giải phóng Ag là:
A. etyl fomat B. glucozơ C. fomanđehit D. axit axetic
Câu 11: Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất:
A. C2H5OH B. CH3COOCH3 C. CH3COOH D. HCOOH
Câu 12: Đun 6g CH3COOH với C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 5,5g este. Hiệu suất của phản ứng este hóa tính theo axit là (C = 12, H = 1, O = 16):
A. 50% B. 62,5% C. 74,3% D. 75%
Câu 13: Cho m gam bột Fe vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,15 mol CuSO4 và 0,2 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,725m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là:
A. 16 B. 18 C. 16,8 D. 11,2
Câu 14: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là:
A. Dung dịch NaCl. B. Dung dịch NaOH
C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. D. Dung dịch HCl.
Câu 15: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3COOCH2CH3. Tên gọi của X là:
A. metyl axetat B. metyl propionat C. propyl axetat D. etyl axetat
Câu 16: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh:
A. CH3COOH B. C6H5NH2 C. C2H5NH2 D. C2H5OH
Câu 17: Cho 0,5g một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch H2SO4 dư, thu được 0,28 lít H2 (đktc). Kim loại đó là (Ca = 40, Fe = 56, Mg = 24, Ba = 137):
A. Ba B. Mg C. Fe D. Ca
Câu 18: Cho dãy các kim loại: Zn, Cu, Fe, Al, Sn, Ag, Ca. Số kim loại trong dãy có thể tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. 3 B. 6 C. 4 D. 5
Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Dung dịch etylamin và anilin đều làm quỳ tím hóa xanh
B. Có thể phân biệt các dung dịch: C2H5NH2, NH2CH2COOH và CH3COOH bằng quỳ tím
C. Có thể phân biệt phenol và anilin bằng dung dịch brom
D. Glucozơ bị khử khi tác dụng với dd AgNO3/NH3
Câu 20: Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp của chất nào sau đây:
A. C6H5CH=CH2 B. CH2=C(CH3)COOCH3
C. CH2=CHCOOCH3 D. CH3COOCH=CH2
Câu 21: Cho các chất: Alanin, phenol, anilin, phenyl amoniclorua, ancol etylic, axit axetic. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là:
A. 2 B. 5 C. 3 D. 4
Câu 22: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại:
A. Bạc B. Vàng C. Nhôm D. Đồng
Câu 23: Dãy kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là:
A. K, Na, Ca, Ba B. Cu, Pb, Rb, Ag C. Fe, Zn, Li, Sn D. Al, Hg, Cs, Sr
Câu 24: Công thức cấu tạo của glixin là:
A. CH2(OH)-CH(OH)-CH2OH B. H2N-CH2-COOH
C. CH3-CH(NH2)-COOH D. H2N-CH2-CH2-COOH
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2:
A. Chất béo B. Tinh bột C. Protein D. Xenlulozơ
Câu 26: Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại gồm Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là (Zn = 65, Cu = 64, H = 1, Cl = 35,5):
A. 2,0 B. 6,4 C. 8,5 D. 13
Câu 27: Cho các chất: Lòng trắng trứng, glixerol, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, axit axetic, etyl axetat. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam là:
A. 5 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 28: Trong các chất dưới đây chất nào có lực bazơ mạnh nhất:
A. NH3 B. C6H5NH2 C. (CH3)2NH D. C6H5CH2NH2
Câu 29: Chất béo là tri este của axit béo với:
A. ancol metylic B. etylen glicol C. glixerol D. ancol etylic
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp, thu được 22g CO2 và 14,4g H2O. CTPT của hai amin là (C = 12, H = 1, N = 14, O = 16):
A. C3H9N và C4H11N B. C2H7N và C3H9N C. C4H11N và C5H13N D. CH4N và C2H7N
Câu 31: Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, PbO, Al2O3 và MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:
A. Cu, Pb, MgO, Al2O3
B. Cu, Mg, PbO, Al2O3
C. Cu, Pb, Mg, Al2O3
D. Cu, Pb, Al, MgO
Câu 32: CH3COOCH3 và CH3COOH đều tác dụng được với:
A. HCl B. Zn C. NaOH D. CaCO3
Câu 33: X là một amino axit chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm –COOH. Cho 0,89g X phản ứng vừa đủ với HCl tạo ra 1,255g muối. CTCT của X là (C = 12, H = 1, O = 16, N = 14)
A. CH3-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
B. CH3-CH(NH2)-COOH
C. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH
D. NH2-CH2-COOH
Câu 34: Cho 3,12g Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,344 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan (Mg = 24, N = 14, O = 16, H = 1):
A. 19,24 B. 5,92 C. 13,32 D. 20,04
Câu 35: Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất:
A. Ca2+ B. Cu2+ C. Ag+ D. Zn2+
Câu 36: Cho phản ứng sau: Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Tổng hệ số (là số nguyên tối giản) trong phản ứng giữa trên là:
A. 10 B. 9 C. 11 D. 8
Câu 37: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng:
A. Tráng gương B. Cu(OH)2 C. Tráng gương D. Thủy phân
Câu 38: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Cu, Fe và Mg, Fe và Sn, Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là:
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 39: Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây thuộc phương pháp thủy luyện:
A. MgCl2 → Mg + Cl2 B. C + ZnO → Zn + CO
C. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu D. 2Al2O3 → 4Al + 3O2
Câu 40: Những cacbohiđrat không tham gia phản ứng thủy phân là:
A. glucozơ, xenlulozơ
B. glucozơ, tinh bột
C. xenlulozơ, tinh bột.
D. glucozơ, fructozơ
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC LỚP 12
1 | A | 11 | C | 21 | D | 31 | A |
2 | B | 12 | B | 22 | A | 32 | C |
3 | B | 13 | A | 23 | A | 33 | B |
4 | D | 14 | C | 24 | B | 34 | D |
5 | A | 15 | D | 25 | C | 35 | C |
6 | A | 16 | C | 26 | A | 36 | B |
7 | A | 17 | D | 27 | B | 37 | D |
8 | C | 18 | D | 28 | C | 38 | A |
9 | D | 19 | B | 29 | C | 39 | C |
10 | D | 20 | B | 30 | B | 40 | D |