Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 9 trường THCS Thới An Đông năm 2015 - 2016
Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 9
Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm học 2015 - 2016 trường THCS Thới An Đông là đề thi học kì I môn Hóa lớp 9 có đáp án được VnDoc sưu tầm và giới thiệu dành cho các em học sinh luyện đề, tự kiểm tra kiến thức cũng như ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra cuối học kì 1 sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm học 2014 - 2015 tỉnh Bến Tre
Trường THCS Thới An Đông | BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: Hóa Học 9 (Thời gian 45 phút) |
A) Phần trắc nghiệm: (4đ)
Câu 1: Nhỏ một giọt dung dịch axit sunfuric loãng lên mẫu giấy quỳ tím thì có hiện tượng gì xảy ra:
A. Quỳ tím không đổi màu.
B. Quỳ tím chuyển sang màu xanh
C. Quỳ tím chuyển sang màu đỏ
D. Quỳ tím chuyển sang màu vàng
Câu 2: Có những chất khí sau: CO2, H2, O2, SO2, CO các khí làm đục nước vôi trong là:
A. CO2, H2 B. H2, O2 C. CO2, SO2 D. SO2, CO
Câu 3: Cho kim loại M tác dụng với khí Cl thu được muối x. Cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl thu được muối y. Hỏi M là kim loại nào sau đây:
A. Mg B. Fe C. Al D. Zn
Câu 4: Có những bazơ sau: NaOH; Ca(OH)2; Fe(OH)3; KOH; Cu(OH)2. Dãy bazơ nào sau đây bị nhiệt phân hủy:
A. NaOH, KOH, Fe(OH)3
B. Cu(OH)2; Fe(OH)3
C. NaOH, KOH, Ca(OH)2
D. cả A, B, C đều đúng
Câu 5: Cho các cặp chất sau đây, cặp chất nào xảy ra phản ứng:
A. Zn và CuSO4
B. Cu và AgNO3
C. Ag và PbCl2
D. Cả A và B
Câu 6: Nhỏ từ từ dung dịch HCl và ống nghiệm chứa dng dịch BaCO3. Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm đó là
A. Có khí thoát ra.
B. Có kết tủa màu trắng.
C. Có kết tủa màu xanh lơ.
D. Không có hiện tượng gì
Câu 7: Cho những kim loại sau: Ag, Mg, Al, Cu, Au và Fe, kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Ag, Mg, Al B. Mg, Al, Fe C. Cu, Au, Fe D. Tất cả đều đúng
Câu 8: Cho hỗn hợp bột gồm CaCO3 và CaSO4 tác dụng với dung dịch HCl dư tạo thành 448ml khí (đktc). Khối lượng của CaCO3 trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 0,2g B. 20g C. 12g D. 2g
B/ Phần tự luận: (6đ)
Câu 9: Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe(SO4)3.
Câu 10: Chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết mỗi dung dịch được đựng trong các lọ bị mất nhãn sau: H2SO4, NaOH, Ba(OH)2 và NaCl.
Câu 11: Trung hòa 300ml dung dịch Ca(OH)2 1M bằng 200ml dung dịch HCl 0,2M.
a) Tính khối lượng muối tạo thành
b) Muốn phản ứng xảy ra hoàn toàn phải thêm dung dịch Ca(OH)2 1M hay dung dịch HCl 0,2M và thêm với thể tích là bao nhiêu?
c) Tính nồng độ mol của dung dịch tạo thành sau phản ứng trong trường hợp phản ứng xảy ra hoàn toàn. (Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi)
(Biết Ca = 40, O = 16, H =1, Cl = 35,5)
Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 9
A. Phần trắc nghiệm: (4đ) (Mỗi câu đúng được 0,5đ)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | C | B | B | D | A | B | D |
B. Phần tự luận (6đ)
Câu 9: (2đ)
Viết đúng mỗi PTHH: (0,5đ). Thiếu điều kiện, cân bằng sai trừ 0,25đ/PT
Câu 10: (1đ)
- Nhận ra dung dịch H2SO4 (quỳ tím hóa đỏ) và NaOH và Ba(OH)2 (quỳ tím hóa xanh) và dung dịch NaCl (quỳ tím không đổi màu) (0,5đ)
- Dùng dung dịch H2SO4 để nhận ra dung dịch Ba(OH)2 (xuất hiện kết tủa trắng), còn lại là dung dịch NaOH (không có hiện tượng) (0,25đ)
PTHH: H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2H2O (0,25đ)
Câu 11 : (3đ)
Tính đúng số mol Ca(OH)2 = 0,3 mol (0,25đ)
Số mol HCl = 0,04 mol (0,25đ)
Viết đúng PTHH : Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O (0,5đ)
Tính số mol Ca(OH)2 phản ứng = 0,02 mol
Số mol Ca(OH)2 dư = 0,28 mol
Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng = 2,22g (0,5đ)
Muốn PƯ xảy ra hoàn toàn cần phải thêm dung dịch HCl 0,2M vì Ca(OH)2 dư
Số mol HCl thêm = 2 x số mol Ca(OH)2 dư = 0,56 mol
Thể tích dung dịch HCl cần thêm = 2,8 lít (0,5đ)
Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol CaCl2 = 0,03 mol (0,25đ)
Thể tích dung dịch sau phản ứng = 3,3 lít (0,25đ)
Nồng độ mol của dung dịch tạo thành sau phản ứng = 0,09M (0,5đ)