Đề KSCL đội tuyển HSG môn Địa lí lớp 11 năm học 2017 - 2018 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Lần 2)
Đề KSCL đội tuyển HSG môn Địa lí lớp 11
VnDoc mời bạn đọc tham khảo tài liệu Đề KSCL đội tuyển HSG môn Địa lí lớp 11 năm học 2017 - 2018 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Lần 2), nội dung tài liệu kèm theo lời giải chi tiết, thời gian làm bài 180 phút. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Bình năm học 2016 - 2017
Đề KSCL đội tuyển HSG môn Địa lí lớp 11 có lời giải
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC | ĐỀ KSCL ĐỘI TUYỂN HSG LẦN 2 NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 11 (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề) |
Câu 1 (1,0 điểm). Trình bày tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội thế giới.
Câu 2 (1,0 điểm). Chứng minh rằng dân số thế giới đang có xu hướng già hóa. Giải thích nguyên nhân và cho biết dân số già dẫn tới những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội?
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu rõ những nguyên nhân bất ổn về chính trị, xã hội ở khu vực Tây Nam Á.
Câu 4 (1,0 điểm). Dựa vào bảng số liệu sau
Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số của Hoa Kì thời kì 1970 - 2004
Năm | 1970 | 1980 | 1988 | 2004 |
Số dân (triệu người) | 204 | 227 | 245 | 292 |
Tỉ lệ gia tăng (%) | 1,1 | 1,0 | 0,9 | 0,82 |
Hãy nhận xét và giải thích về số dân, tỉ lệ gia tăng dân số Hoa Kì thời kì 1970 - 2004
Câu 5 (1,0 điểm). Nêu ý nghĩa của việc ra đời đồng Ơ-rô - đồng tiền chung của EU.
Câu 6 (0,5 điểm). Vì sao tổng số dân của Liên bang Nga giai đoạn từ 1991 - 2005 lại giảm?
Câu 7 (1 điểm). Vì sao các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản lại phân bố chủ yếu ở vùng duyên hải Thái Bình Dương?
Câu 8 (0,5 điểm). Vì sao sản xuất lúa gạo của Trung Quốc lại tập trung chủ yếu ở các đồng bằng phía Đông Nam?
Câu 9 (0,5 điểm). Vì sao Nhật Bản phát triển cơ cấu kinh tế hai tầng?
Câu 10 (2,5 điểm). Cho bảng số liệu:
Sản lượng một số nông sản của Trung Quốc (Đơn vị: triệu tấn)
Năm | 1985 | 1995 | 2000 | 2004 |
Lương thực | 339,8 | 418,6 | 407,3 | 422,5 |
Bông (sợi) | 4,1 | 4,7 | 4,4 | 5,7 |
Lạc | 6,6 | 10,2 | 14,4 | 14,3 |
Mía | 58,7 | 70,2 | 69,3 | 93,2 |
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng một số nông sản của Trung Quốc thời kì 1985 – 2004.
b. Nhận xét sự tăng trưởng đó và giải thích tại sao Trung Quốc có sản lượng lương thực tăng nhanh và luôn dẫn đầu thế giới.
Đáp án Đề KSCL đội tuyển HSG môn Địa lí lớp 11
Câu | Ý | Nội dung trình bày | Điểm | ||||||||||||||||||||||||||
1 | Trình bày tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội thế giới. | ||||||||||||||||||||||||||||
- Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp (sản xuất phần mềm, công nghiệp điện tử,...), làm xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao, các dịch vụ nhiều kiến thức. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
- Thay đổi cơ cấu lao động (tỉ lệ những người làm việc trí óc để trực tiếp tạo ra sản phẩm tăng cao). | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
- Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư nước ngoài trên phạm vi toàn cầu. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
- Làm cho nền kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
2 | Chứng minh rằng dân số thế giới đang có xu hướng già hóa. Giải thích nguyên nhân và cho biết dân số già dẫn tới những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội? | ||||||||||||||||||||||||||||
* Chứng minh dân số thế giới đang già hóa: Trong cơ cấu dân số theo độ tuổi: tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao và tuổi thọ trung bình ngày càng tăng. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
* Nguyên nhân: - Kinh tế phát triển, đời sống con người ngày càng nâng cao. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
- Y tế ngày càng tiến bộ chăm sóc sức khỏe cho con người,… | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
* Hậu quả của dân số già: - Thiếu lao động trong tương lai, nguy cơ suy giảm dân số, chi phí phúc lợi cho người già lớn ... | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
3 | Nêu rõ những nguyên nhân bất ổn về chính trị, xã hội ở khu vực Tây Nam Á. | ||||||||||||||||||||||||||||
- Vị trí mang tính chiến lược, nằm ở ngã ba đường của ba châu lục Á, Âu, Phi. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
- Nguồn tài nguyên khoáng sản dầu, khí trữ lượng rất lớn, phân bố quanh vịnh Pecxich (các nước có nhiều dầu khí là Arập Xêut, I rắc, I ran, Côoet, …). | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
- Xung đột sắc tộc, tôn giáo với sự tồn tại các vấn đề dân tộc mang tính lịch sử các tôn giáo, tín ngưỡng khác biệt và các phần tử cực đoan của các tôn giáo, giáo phái. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
- Sự can thiệp mang tính vụ lợi của các thế lực bên ngoài và nạn khủng bố. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
4 | - Nhận xét: từ 1970 – 2004: + Dân số Hoa Kì không ngừng tăng qua các năm, từ 204 triệu người (năm 1970) lên 292 triệu người (năm 2004), tăng 88 triệu người trong vòng 34 năm. Tốc độ tăng dân số khác nhau giữa các giai đoạn. | 0,25 | |||||||||||||||||||||||||||
+ Dân số tăng nhanh trong khi tỉ lệ gia tăng dân số giảm (dẫn chứng) | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
- Giải thích: + Do dân số nhập cư vào Hoa Kỳ lớn. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
+ Do quy mô dân số ngày càng lớn, mặc dù gia tăng dân số giảm xuống dưới 1% nhưng dân số vẫn tăng nhanh. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
5 | Ý nghĩa của đồng Ơ-rô: - Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu. | 0,25 | |||||||||||||||||||||||||||
- Xoá bỏ những rủi do khi chuyển đổi tiền tệ. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
- Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
- Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
6 | Đầu thập niên 90 (thế kỷ XX) Liên Xô tan rã, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động làm cho: - Gia tăng dân số tự nhiên âm. | 0,25 | |||||||||||||||||||||||||||
- Nhiều người Nga di cư ra nước ngoài. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
7 | Vì sao các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản lại phân bố chủ yếu ở vùng duyên hải Thái Bình Dương? | ||||||||||||||||||||||||||||
- Vùng duyên hải Thái Bình Dương có đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vịnh kín thuận tiện cho xây dựng các hải cảng. Đồng thời đây cũng là vùng tập trung đông dân cư, lao động, các cơ sở phát triển kinh tế của Nhật Bản,... tạo tiền đề cho việc hình thành các trung tâm công nghiệp. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
- Nhật Bản nghèo tài nguyên để phát triển công nghiệp nên nguồn nguyên, nhiên, vật liệu phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu vì vậy các trung tâm công nghiệp phân bố ở vùng ven biển để thuận tiện cho việc nhập khẩu. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
- Hàng công nghiệp của Nhật Bản được bán ra thị trường thế giới nhiều nên cũng phải đặt các trung tâm công nghiệp ở gần biển để tiết kiệm chi phí sản xuất, vận chuyển, hạ giá thành,… | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
- Nguyên nhân khác: hạn chế được ô nhiễm môi trường vùng nội địa. Mặt khác, vùng biển này thông ngay ra vùng biển quốc tế nên thuận tiện cho việc đi lại của Nhật Bản,… | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
8 | Sản xuất lúa gạo của Trung Quốc tập trung ở phía Đông Nam do: - Có các đồng bằng lớn, đất phù sa màu mỡ, khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, nguồn nước dồi dào. | 0,25 | |||||||||||||||||||||||||||
- Lao động đông, có tập quán canh tác lúa nước, nhu cầu lương thực lớn,… | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
9 | Nhật Bản duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng vì: - Tận dụng được nguồn nguyên liệu, lao động, thị trường tại chỗ, tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. | 0,25 | |||||||||||||||||||||||||||
- Bên cạnh các cơ sở sản xuất lớn hiện đại thì các cơ sở sản xuất nhỏ năng động, dễ chuyển đổi khi bị cạnh tranh và tạo nên sự đa dạng về sản phẩm. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
10 | Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số nông sản của Trung Quốc (ĐV: %)
| 0,25 | |||||||||||||||||||||||||||
- Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng, biểu đồ khác không cho điểm. Lưu ý: biểu đồ vẽ chính xác, khoa học, đủ các yếu tố. Thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm | 1,0 | ||||||||||||||||||||||||||||
b | Nhận xét: Thời kì 1985 - 2004, nhìn chung tất cả sản lượng nông sản của TQ đều tăng, nhưng tốc độ khác nhau: - Lương thực tăng 24,3%, tuy nhiên không đều, giai đoạn 1995 - 2000 có xu hướng giảm từ 123,2% xuống còn 119,9%. -Bông có tốc độ tăng trưởng đạt 139% (2004), tuy nhiên cũng bị giảm sút từ năm 1995 -2000, sau đó lại tiếp tục tăng. - Lạc có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, và tăng liên tục, tăng 116,7% - Mía cũng có tốc độ tăng nhanh nhưng không đều, đạt 158% (2004), giảm nhẹ trong giai đoạn 1995 -2000. | 0,25 | |||||||||||||||||||||||||||
- Như vậy, có thể thấy lạc có tốc độ tăng nhanh nhất, sau đó đến mía, bông và lương thực có tốc độ tăng chậm nhất. (dẫn chứng) | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
* Giải thích - Do TQ áp dụng nhiều chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp như: + Giao quyền sử dụng đất cho nông dân + Cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, hệ thống thủy lợi + Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới + Miễn thuế nông nghiệp + Tổ chức sản xuất thay đổi | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
- Đa dạng hóa nông phẩm, giảm diện tích cây nông phẩm tăng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
- Sự phát triển mạnh của công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước…. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||
TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI: 10 ĐIỂM |
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Đề KSCL đội tuyển HSG môn Địa lí lớp 11 năm học 2017 - 2018 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Lần 2). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Địa lí 11, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.