Đề thi giữa học kì 2 năm 2021 môn Văn 11 - Đề 5
Đề thi giữa học kì 2 năm 2021 môn Văn 11 - Đề 5 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 11 trong quá trình ôn thi giữa học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.
Ngữ văn 11 - Đề thi giữa học kì 2
Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:
- Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
- Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi học kì môn Ngữ văn lớp 11.
Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 11.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.
Đề thi giữa học kì 2 năm 2020 môn Văn 11
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
Chiếm hết chỗ
Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho lại còn mắng:
- Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy!
Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:
Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy.
Người nhà giàu nói:
- Đã xuống địa ngục sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?
Người ăn mày đáp:
- Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!
(Theo Trương Chính - Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)
Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của câu chuyện.
Câu 2 (1đ): Người nhà giàu có thái độ gì với người ăn xin?
Câu 3 (1,5đ): Bài học được rút qua câu chuyện là gì?
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về vai trò của sự trải nghiệm đối với tuổi trẻ.
Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ).
Đáp án Đề thi giữa học kì 2 năm 2021 môn Văn 11
Đáp án Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5đ):
Phương thức biểu đạt chính: tự sự.
Câu 2 (1đ):
Thái độ của người nhà giàu: khinh bỉ, coi thường, xua đuổi người ăn xin và cho rằng họ chỉ thuộc về nơi địa ngục.
Câu 3 (1,5đ):
Bài học được rút ra từ câu chuyện: không được coi thường người khác, sống có tấm lòng, biết chia sẻ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ):
Dàn ý Nghị luận xã hội về vai trò của sự trải nghiệm đối với tuổi trẻ
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của sự trải nghiệm đối với tuổi trẻ.
2. Thân bài
a. Giải thích
Sự trải nghiệm: là tri thức hay sự thông thạo về một sự kiện hay một chủ đề, lĩnh vực nào đó được con người tìm hiểu, va chạm và tiếp xúc.
Câu nói khuyên nhủ con người đặc biệt là những người trẻ tuổi hãy biết tìm tòi, học hỏi và va chạm thực tế nhiều hơn nữa để tự đúc rút ra bài học cho bản thân mình.
b. Phân tích
Tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất, thích hợp nhất dành để học tập, tiếp thu và lĩnh hội các nguồn kiến thức khác nhau và áp dụng chúng vào thực tế để rút ra bài học kinh nghiệm cho mỗi người.
Giữa lí thuyết trong sách vở và thực tiễn cuộc sống có nhiều sự chênh lệch và khác biệt. Nếu chúng ta chỉ học trong sách vở thôi là chưa đủ, kiến thức ngoài thực tế cuộc sống vô cùng quan trọng.
Nếu không có những trải nghiệm, con người sẽ không rút ra được bài học và sẽ không tiến bộ hơn được.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người trẻ tuổi nhưng luôn ham học hỏi, có nhiều trải nghiệm quý báu để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, tiêu biểu và xác thực, được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn có nhiều người lười biếng, không chịu tìm tòi học hỏi, cũng như không chịu áp dụng lí thuyết vào thực tế để đánh giá, lại có những người có cái nhìn sai lệch về trải nghiệm cũng như việc học tập,… những người này đáng bị chỉ trích, phê phán.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: vai trò của sự trải nghiệm đối với tuổi trẻ.
Câu 2 (5đ):
Dàn ý phân tích bài thơ Chiều tối
1. Mở bài
Khái quát về tác giả Hồ Chí Minh và giới thiệu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
2. Thân bài
Trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo suốt một ngày dài với xiềng xích đi bộ đường rừng đến tận chiều tối mà chưa được nghỉ chân.
Chiều tối sự chuyển giao giữa ngày với đêm và cảm xúc của Bác - một con người xa quê.
Khung cảnh chiều tối nơi núi rừng.
Bút pháp chấm phá.
Bức tranh chiều đầy ấn tượng.
Phong vị cổ điển của thơ đường thơ tống và sự sáng tạo riêng trong nghệ thuật của Bác.
→ Vẻ đẹp tâm hồn Người.
Bác xuất hiện như một con người đời thường hoà mình với cảnh vật thiên nhiên.
Bao cảm xúc, bao khát khao chợt tràn về trong khung cảnh hùng vĩ ấy.
Ý chí nghị lực phi thường của Bác.
Bức tranh con người trong đời sống sinh hoạt.
Hình ảnh con người trở thành trung tâm của bức tranh chiều.
Cuộc sống lao khổ của người lao động.
→ Tình yêu thương lòng nhân ái của Bác đã vượt qua biên giới bao trùm cả nhân loại.
Sự vận động hình tượng thơ.
Lặp từ điệp ngữ.
Nhịp điệu câu thơ và ý nghĩa của nó.
Phân tích rõ chữ "hồng" ở cuối câu.
→ Cảm nhận về trái tim của Người
→ Trong thơ có cảnh trong cảnh có tình
3. Kết bài
Khái quát nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
-----------------------
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- 110 đề đọc hiểu Ngữ văn 11 có đáp án
- 20 đề và bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ
- Soạn văn 11 bài: Vào phủ Chúa Trịnh
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi giữa học kì 2 năm 2021 môn Văn 11 - Đề 5. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 11, Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Giải bài tập Toán 11, Trắc nghiệm Vật lý 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.