Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai năm học 2015 - 2016 là đề kiểm tra học kì I lớp 11 dành cho các bạn tham khảo, hệ thống kiến thức môn Ngữ văn. Đề thi có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp các bạn ôn luyện chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 1 môn Văn sắp tới hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 tỉnh Bắc Ninh năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm học 2015 - 2016 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

THPT THỐNG NHẤT A

ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016

MÔN: NGỮ VĂN 11

(Thời gian làm bài: 90 phút)

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (4 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Nêu ý nghĩa văn bản đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" (Vũ Trọng Phụng)?

Câu 2: (1.5 điểm)

Chi tiết mà nhà văn Nam Cao miêu tả về hành động giết Bá Kiến và tự sát của Chí Phèo trong tác phẩm có ý nghĩa gì?

Câu 3: (1.5 điểm)

Vì sao nói cảnh cho chữ trong "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân là cảnh tượng xưa nay chưa từng có?

II. LÀM VĂN: (6 điểm)

Diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên trong đêm đợi tàu và ý nghĩa chuyến tàu đêm trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam).

Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11

I. Đọc – hiểu văn bản: 4,0 điểm

1. Ý nghĩa văn bản của đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" (Vũ Trọng Phụng):

Đoạn trích là một bi hài kịch, phơi bày bản chất giả dối, nhố nhăng, đồi bại về đạo lý, nhân phẩm của một gia đình cũng như bóc trần bộ mặt xấu xa của xã hội thượng lưu ở thành thị trước Cách mạng tháng Tám.

2. Ý nghĩa hành động Chí Phèo giết Bá Kiến và tự sát:

Đây là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân đã thức tỉnh về quyền sống nhưng cùng đường và họ đã vùng lên một cách manh động rồi tự sát.

→ Nam Cao muốn lên án, tố cáo mạnh mẽ XH đương thời: không có chỗ cho người lầm lạc trở về cuộc sống lương thiện. Thương cảm cho cuộc sống, số phận bị áp bức, bị đẩy vào đường cùng không có lối thoát của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.

3. Cảnh cho chữ trong "Chữ người tử tù" là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có là vì:

  • Không gian và thời gian rất đặc biệt (nơi ngục tù bẩn thỉu, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián; cảnh diễn ra vào lúc đêm khuya trong nhà ngục tối tăm).
  • Vị thế các nhân vật bị đảo ngược:
    • Người cho chữ: trong cảnh "cổ đeo gông, chân vướng xiềng..."; ngày mai lại phải vào kinh chịu án tử hình nhưng tư thế vẫn ung dung, đường hoàng, đĩnh đạc...
    • Người nhận chữ: Ngục quan thì tỏ vẻ khúm núm...

→ Tử tù thành thần tượng, ân nhân của ngục quan >< ngục quan thành người ngưỡng mộ, chịu ơn tử tù.

II. Làm văn: 6,0 điểm

1. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả, đặc điểm truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam: sáng tạo ra lối truyện không có cốt truyện hoặc cốt truyện đơn giản - truyện tâm tình.
  • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tâm trạng đợi tàu của nhân vật Liên và ý nghĩa chuyến tàu đêm trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ"

2. Thân bài:

a. Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng đợi tàu:

  • Vì cảnh vật và cuộc sống ở ph huyện quá buồn tẻ, nghèo khó, tăm tối.
    • Liên lại là cô bé rất nhạy cảm nên cô cảm thấy buồn thương, ngao ngán.
  • Tâm trạng buồn dẫn đến khát vọng muốn thoát khỏi cuộc sống hiện tại, phải tìm đến một cái gì đó để ước mơ → Thức đợi để ngắm nhìn đoàn tàu chạy qua phố huyện.
    • Đoàn tàu là một nhu cầu bức thiết về tinh thần của ch em Liên, là niềm vui duy nhất trong ngày và đem đến những giây phút bừng sáng và hạnh phúc của hai đứa trẻ.

b. Diễn biến tâm trạng đợi tàu:

  • Khi tàu chưa đến:
    • Hồi hộp, mong ngóng.
    • Thể hiện qua các chi tiết:
      • Tuy buồn ngủ ríu cả mắt nhưng vẫn gắng thức để đợi tàu.
      • Dọn hàng xong, hai đứa ngồi trên chiếc chõng tre trước gian hàng để ngắm cảnh phố huyện và chờ đợi tàu đến.
      • Trong lúc đợi tàu, tâm hồn Liên có những cảm giác mơ hồ không hiểu, đó chính là sự xốn xang, hồi hộp của con người khi đang mong đợi một cái gì đó hệ trọng.
  • Khi tàu đến:
    • Phấn chấn, tâm hồn như bị cuốn hút ngay vào đoàn tàu.
    • Biểu hiện:
      • Tiếng gọi em vội vàng, giục giã
      • Hành động dắt tay em đứng dậy, nghển cổ nhìn vào trong các toa tàu.
      • Quan sát kĩ lưỡng, tỉ mỉ mọi chi tiết của đoàn tàu từ dấu hiệu đầu tiên đến dấu hiệu cuối cùng.
  • Khi tàu đi qua:
    • Luyến tiếc (Liên nhìn theo mãi, lắng nghe mãi, lặng theo mơ tưởng).
    • Vừa vui vừa buồn (Vui vì như được sống trong một thế giới khác đầy ắp ánh sáng và náo nhiệt trong giây lát, vì sống lại kí ức tuôi thơ tươi đẹp.)
    • Buồn vì càng nhận thức rõ hơn cuộc sống tăm tối, nghèo khó của phố huyện và sự sống mờ nhạt, vô nghĩa của chính mình "như chiếc đèn con của chị Tích chiếu sáng một vùng đất cát".

→ Trạng thái tâm lí phức tạp này đã thể hiện được sự thức tỉnh của ý thức cá nhân.

c. Ý nghĩa của chuyến tàu đêm:

  • Là biểu tượng của một thế giới khác đẹp đẽ hơn, đáng sống với sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng. Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh, bế tắc... của người dân phố huyện.
  • Khát vọng, ước mơ đổi đời, thoát khỏi cuộc sống buồn tẻ, tối tăm, tù túng...

→ Giá trị nhân bản của truyện.

3. Kết bài:

  • Đánh giá:
    • Tài năng viết truyện và miêu tả nội tâm nhân vật của Thạch Lam.
    • Giá trị hiện thực và tư tưởng nhân đạo của tác giả: Thương xót cho cuộc sống của những kiếp người nghèo khó với ước mơ nhỏ nhoi, tội nghiệp.

→ Trân trọng ước mơ, khao khát đổi đời của họ.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 11

    Xem thêm