Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh học trường THPT Lạc Long Quân, Bến Tre năm học 2019 - 2020

Nhằm giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt cho đợt thi học kì 2 sắp tới, VnDoc.com xin giới thiệu: Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh học trường THPT Lạc Long Quân, Bến Tre năm học 2019 - 2020 có đáp án kèm theo. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn đạt điểm cao trong bài thi cuối năm lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

1. Đề kiểm tra cuối học kì 2 lớp 10 môn Sinh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE

TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN

MÃ ĐỀ 01

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: SINH HỌC - Lớp: 10

Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian giao đề

Học sinh làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm

A. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Khi nói về miễn dịch không đặc hiệu phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Miễn dịch không đặc hiệu chỉ xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.

B. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể nằm trong thể dịch của cơ thể.

C. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của tế bào T độc.

D. Miễn dịch không đặc hiệu mang tính bẩm sinh nhờ có các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể.

Câu 2: Bệnh nào sau đây không phải là bệnh truyền nhiễm?

A. Bệnh lao.      B. Bệnh bạch tạng.       C. Bệnh AIDS.    D. Bệnh đậu mùa.

Câu 3: Bệnh truyền nhiễm nào sau đây là bệnh ở đường tiêu hóa?

A. Bệnh quai bị.     B. Bệnh SARS.        C. Bệnh bại liệt.      D. Bệnh viêm họng.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không là đặc điểm của miễn dịch thể dịch?

A. Miễn dịch thể dịch là loại miễn dịch đặc hiệu.

B. Miễn dịch thể dịch có được khi tiếp xúc với kháng nguyên.

C. Miễn dịch thể dịch có sự tham gia của tế bào T độc.

D. Miễn dịch thể dịch có sự hình thành kháng thể.

Câu 5: Cho các pha sau đây:

(1) pha lũy thừa.        (2) pha suy vong.       (3) pha cân bằng.     (4) pha tiềm phát.

Trình tự đúng các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục là

A. (4) →(1) → (3) →(2).              B. (4) →(1) → (2) →(3).

C. (1) →(4) → (3) →(2).              D. (4) → (3) → (1) →(2).

Câu 6: Trong các đặc điểm sau đây, có bao nhiêu đặc điểm đúng với vi sinh vật ?

(1) Phân bố rộng.              (2) Sinh trưởng và sinh sản rất nhanh.

(3) Kích hước nhỏ.            (4) Cơ thể đơn bào hoặc đa bào.

A.1                      B. 2                    C. 3                      D. 4

Câu 7: Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn cacbon chủ yếu đều là chất hữu cơ. Chủng vi khuẩn nêu trên có kiểu dinh dưỡng nào sau đây?

A. Quang dị dưỡng.                  B. Hóa tự dưỡng.

C. Quang tự dưỡng.                  D. Hóa dị dưỡng.

Câu 8: Quang dị dưỡng là kiểu dinh dưỡng của những vi sinh vật nào sau đây?

(1) Vi khuẩn lam.               (2) Động vật nguyên sinh.

(3) Nấm.                            (4) Tảo đơn bào.

A. (1), (2).                   B. (2), (3).                  C. (1), (4).                D. (2), (4).

Câu 9: Một chủng vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4-1,5; KH2PO4-1,0; MgSO4-0,2; CaCl2-0,1. Môi trường nuôi cấy chủng vi sinh vật trên là loại môi trường

A. tự nhiên.             B. bán tổng hợp.            C. tổng hợp.        D. hỗn hợp.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không có ở pha tiềm phát?

A. Vi khuẩn thích nghi với môi trường.

B. Enzim cảm ứng được hình thành.

B. Số tế bào trong quần thể chưa tăng.

D. Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất.

Câu 11: Trong nuôi cấy không liên tục, đặc điểm sinh trưởng của quần thể vi sinh vât ở pha lũy thừa là

A. số tế bào sinh ra bằng với số tế bào chết đi.

B. số tế bào trong quần thể chưa tăng.

C. số tế bào sinh ra ít hơn số tế bào chết đi.

D. số tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.

Câu 12: Chất nào sau đây không được dùng diệt khuẩn trong bệnh viện?

A. Kháng sinh.             B. Cồn.           C. Iốt.          D. Các hợp chất kim loại nặng.

Câu 13: Đưa vi sinh vật vào môi trường nhiều đường, muối

A. có tác dụng ôxi hóa mạnh làm vi sinh vật bị bất hoạt.

B. làm ôxi hóa các thành phần tế bào nên vi sinh vật bị chết.

C. gây co nguyên sinh làm cho vi sinh vật không phân chia.

D. làm cho prôtêin của vi sinh vật bị biến tính.

Câu 14: Cơ chế tác động của các loại cồn là

A. làm biến tính các loại màng.                     B. ôxi hoá các thành phần tế bào.

C. thay đổi sự cho đi qua của lipit màng.      D. diệt khuẩn có tính chọn lọc.

Câu 15: Khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến vi sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Người ta sử dụng nhiệt độ cao để thanh trùng.

(2) Dựa vào khả năng chịu nhiệt, chia làm 2 nhóm vi sinh vật là vi sinh vật ưa ấm và vi sinh vật ưa nhiệt.

(3) Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh làm cho vi sinh vật gây bệnh ở người sẽ chết.

(4) Vi sinh vật kí sinh động vật thích hợp nhiệt độ từ 30oC– 40oC.

A.1.                        B. 2.                           C. 3.                          D. 4.

Câu 16: Hai thành phần cơ bản của tất cả các virut là

A. vỏ prôtêin và lõi axit amin.            B. vỏ prôtêin và lõi axit nuclêic.

C. vỏ lipit và lõi axit amin.                 D. vỏ lipit và lõi axit nuclêic.

Câu 17: Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều tạo nên cấu trúc của virut nào sau đây?

A. Virut bại liệt.        B. Virut cúm.          C. Virut sởi.             D. Virut khảm thuốc lá.

Câu 18: Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi axit nuclêic ra khỏi vỏ prôtêin của chủng virut A và chủng virut B (cả hai chủng đều gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở những vết tổn thương mà chúng gây ra trên lá). Sau đó lấy axit nuclêic của chủng Atrộn với prôtêin của chủng B thì chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai. Nhiễm virut lai này vào các cây thuốc lá chưa bị bệnh thì các cây thuốc lá này bị nhiễm bệnh. Phân lập từ dịch chiết lá của cây bị bệnh này sẽ thu được

A. chủng virut lai.                      B. chủng virut A và chủng virut B.

C. chủng virut B.                       D. chủng virut A.

Câu 19: Chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ gồm 5 giai đoạn theo trình tự nào sau đây?

A. Xâm nhập → Sự hấp phụ →Sinh tổng hợp →Lắp ráp →Phóng thích.

B. Sự hấp phụ → Xâm nhập →Sinh tổng hợp →Lắp ráp →Phóng thích.

C. Sinh tổng hợp →Sự hấp phụ →Xâm nhập → Lắp ráp → Phóng thích.

D. Sự hấp phụ →Xâm nhập → Lắp ráp →Sinh tổng hợp → Phóng thích.

Câu 20: Ở giai đoạn xâm nhập của virut vào tế bào chủ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Virut bám trên bề mặt của tế bào chủ.

B. Axit nuclêic của virut được đưa vào tế bào chất của tế bào chủ.

C. Thụ thể của virut liên kết với thụ thể của tế bào chủ.

D. Virut di chuyển vào nhân của tế bào chủ.

Câu 21: Các gai glicôprôtêin trên mặt vỏ ngoài của virut làm nhiệm vụ nào sau đây?

(1) Kháng nguyên.                (2) Giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ.

(3) Kháng thể.                       (4) Bảo vệ virut.

A. (1), (2).                  B. (2),(3).             C. (1),(3).          D. (2),(4).

B. Tự luận (3 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

- Thế nào là môi trường nuôi cấy không liên tục?

- Trong điều kiện thích hợp, nuôi cấy 103 tế bào vi khuẩn E.coli trong 2 giờ. Tính số lượng tế bào trong bình sau thời gian nuôi cấy? Biết thời gian thế hệ của vi khuẩn E.coli là 20 phút.

Câu 2: (1 điểm) Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh?

-- Hết--

2. Đáp án đề kiểm tra cuối học kì 2 lớp 10 môn Sinh

A. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu

Mã đề 01

1

D

2

B

3

A

4

C

5

A

6

C

7

A

8

C

9

C

10

D

11

D

12

D

13

C

14

C

15

B

16

B

17

A

18

D

19

B

20

B

21

A

B. Tự luận (3 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

- Môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất. (1đ)

- Tính số lần phân chia: n = t/g = 120/20 = 6 (0,5đ).

-Tính số tế bào sau thời gian nuôi cấy: Nt = No x 2n = 103 x 26 (0,5đ).

Câu 3: (1 điểm)

Các thức ăn còn dư thường bị nhiễm các vi sinh vật, do đó trước khi lưu giữ trong tủ lạnh nên đun sôi lại để diệt khuẩn.

..................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh học trường THPT Lạc Long Quân, Bến Tre năm học 2019 - 2020. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10, đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10, Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh Học Kết nối

    Xem thêm