Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016 đáp án đi kèm, là tài liệu ôn tập hữu ích dành cho các bạn học sinh, giúp các bạn củng cố và nâng cao kiến thức, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi học kì 2 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Phan Văn Trị, Cần Thơ năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định năm học 2014 - 2015

SỞ GD&ĐT CÀ MAU

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN

KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016

MÔN: LỊCH SỬ 10

THỜI GIAN: 45 PHÚT

Câu 1 (4,0 điểm): Trình bày thành tựu văn hóa nước ta thế kỉ XVI-XVIII?

Câu 2 (3,0 điểm): Bộ máy nhà nước, chính sách ngoại giao nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX? Em hãy nhận xét chính sách đối ngoại nhà Nguyễn?

Câu 3 (3,0 điểm): Tình hình nước Pháp trước cách mạng? Tại sao nói thời Giacôbanh là đỉnh cao của cách mạng Pháp?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10

Câu 1:

a- TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO:

  • Thế kỷ XVI - XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.
  • Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.
  • Thế kỷ XVI - XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.
  • Tín ngưỡng truyền thống phát huy: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.

→ Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.

b- PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ VĂN HỌC:

  • Giáo dục:
    • Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.
      • Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.
      • Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.
      • Thời Quang Trung: Đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.
    • Giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng giảm sút. Nội dung giáo dục Nho học hạn chế sự phát triển kinh tế.
  • Văn học:
    • Nho giáo suy thoái → Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước
    • Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Hoan
    • Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.
    • Thế kỷ XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.

c- NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC - KỸ THUẬT:

  • Nghệ thuật:
    • Kiến trúc điêu khắc không phát triển như giai đoạn trước.
    • Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.
  • Khoa học - kỹ thuật:
    • Sử học: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên...
    • Địa lý: Bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.
    • Quân sự: Hổ trướng khu cơ.
    • Triết học: tập sách Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.
    • Y học: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
    • Đúc súng đại bác theo phương Tây,đóng thuyền chiến,xây thành luỹ.

Câu 2:

Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long). Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

  • Tổ chức bộ máy nhà nước:
    • Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê.
    • Thời Gia Long chua nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các trực doanh (Trung Bộ) do Triều đình trực tiếp cai quản.
    • Năm 1831 - 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình.
    • Tuyển chọn quan lại: thông qua giáo dục, khoa cử.
    • Luật pháp ban hành Hoàng triều luật lệ với 400 điều hà khắc.
    • Quân đội: được tổ chức quy củ trang bị đầy đủ song lạc hậu, thô sơ.
  • Ngoại giao:
    • Thần phục nhà Thanh (Trung Quốc). Bắt Lào, Cam-pu-chia thần phục.
    • Với phương Tây "đóng cửa, không chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại giao của họ".

Câu 3:

a- Nước Pháp trước cách mạng:

  • Kinh tế:
    • Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp
      • Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.
      • Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.
    • Công thương nghiệp phát triển
      • Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim)
      • Công nhân đông, sống tập trung
      • Buôn bán mở rộng với nhiều nước
  • Chính trị xã hội:
    • Xã hội chia thành 3 đẳng cấp
      • Tăng lữ: nắm đặc quyền
      • Quí tộc: kinh tế, chính trị, giáo hội.
      • Đẳng cấp thứ ba: Gồm TS, Nông dân, bình dân. Họ làm ra của cải, phải đóng mọi thứ thuế, không được hưởng quyền lợi chính trị.

→ Mâu thuẫn xã hội gay gắt.

b. Trước những khó khăn, thử thách nghiêm trọng, Chính quyền Gia-cô-banh đã đưa ra những biện pháp kịp thời, hiệu quả.

  • Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân.
  • Thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ.
  • Ban hành lệnh "Tổng động viên".
  • Xóa nạn đầu cơ tích trữ...

- Phái Gia-cô-banh đã hoàn thành nhiệm vụ chống thù trong giặc ngoài, đưa cách mạng đến đỉnh cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 10

    Xem thêm