Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định năm học 2014 - 2015

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định năm học 2014 - 2015 là đề kiểm tra học kì II lớp 10 môn Sử có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu ôn tập môn Sử hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, giúp các bạn luyện tập và củng cố kiến thức, ôn thi cuối năm hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định năm học 2014 - 2015

Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định năm học 2014 - 2015

SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

Họ và tên thí sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . .
SBD: . . . . . . . . . . . . . . Lớp: . . . . . . . . . .
KIỂM TRA MỘT TIẾT HK II - NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: LỊCH SỬ – KHỐI 10 – CT: CƠ BẢN
Ngày kiểm tra: ......./3/2015
Thời gian làm bài: 45 phút
Mã đề: 001 – gồm 01 trang (12TN + 3 TL)

A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

Hãy chọn đáp án đúng nhất.

Câu 1: Những câu thơ sau của tác giả "Ngô Ngọc Du" diễn tả không khí của nhân dân ta trong chiến thắng nào?

"Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa
Chung vai sát cánh cùng nhau nói
Cố đô vẫn thuộc núi sông ta"

A. Chiến thắng sông Như Nguyệt B. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút

C. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa D. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang

Câu 2: Lăng tẩm các vua Nguyễn được xây dựng ở đâu?

A. Hà Nội B. Bắc Ninh C. Huế D. Hà Tây

Câu 3: Bộ luật Gia Long được ban hành dưới thời nhà Nguyễn nhằm mục đích gì?

A. Bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.

B. Bảo vệ quyền lợi của vua và những người trong dòng tộc.

C. Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại và một số quyền lợi chính đáng của nhân dân.

D. Phá bỏ các tôn ti trật tự phong kiến.

Câu 4: Nhà Lý, nhà Trần, nhà Hồ quan hệ với phong kiến phương Bắc như thế nào?

A. Vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn.

B. Hợp tác bình đẳng hai bên cùng có lợi.

C. Thần phục, cống nộp, và luôn giữ tư thế của một dân tộc độc lập.

D. Thần phục, cống nộp.

Câu 5: Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, ai là người thực hiện chủ trương "Tiên phát chế nhân"?

A. Lê Hoàn B. Lý Công Uẩn C. Lý Thường Kiệt D. Trần Hưng Đạo

Câu 6: Triều đại phong kiến nào chủ trương hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán với nước ngoài?

A. Triều Tiền Lê B. Triều Lý C. Triều Trần D. Triều Lê sơ

Câu 7: Nhà nước ta cho xây dựng bia đá khắc tên tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám từ:

A. Thế kỉ XI – nhà Lý B. Thế kỉ X – nhà Tiền Lê

C. Thế kỉ XV – nhà Lê Sơ D. Thế kỉ XIV – nhà Trần

Câu 8: Đặc điểm nổi bật nhất của giáo dục thi cử ở nước ta các thế kỷ XVI - XVIII là:

A. Nội dung giáo dục thi cử chủ yếu vẫn là kinh sử, không chú ý đến các môn khoa học tự nhiên.

B. Chỉ có con em trong hoàng tộc mới được đi học, dự thi.

C. Do đất nước bị chia cắt nên giáo dục không phát triển như trước.

D. Giáo dục tiếp tục được mở rộng và phát triển.

Câu 9: Câu nói sau là của ai?

"Nhân tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì đạo trị mới thịnh. Khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có".

A. Vua Lý Công Uẩn B. Vua Trần Thánh Tông

C. Vua Lê Hiến Tông D. Vua Lê Thánh Tông

Câu 10: "Phép quân điền" – chính sách phân chia ruộng đất công ở các làng xã được thực hiện dưới triều đại:

A. Nhà Lý B. Nhà Tiền Lê C. Nhà Trần D. Nhà Hậu Lê

Câu 11: Quân đội nước ta trong các thế kỉ XI – XV được tổ chức gồm:

A. Hai bộ phận: quân bảo vệ nhà vua và quân bảo vệ đất nước.

B. Ba bộ phận: quân bảo vệ nhà vua, quân bảo vệ cung thành và quân bảo vệ đất nước.

C. Hai bộ phận: quân bảo vệ nhà vua, kinh thành (cấm quân) và quân chính quy, bảo vệ đất nước (ngoại binh).

D. Một bộ phận: quân chính quy đảm nhiệm hai nhiệm vụ là bảo vệ kinh thành và bảo vệ đất nước.

Câu 12: Trung tâm chính trị, văn hóa và đô thị lớn nhất của nước Đại Việt trong các thế kỉ X – XV là:

A. Phố Hiến B. Phố Thanh Hà C. Hội An D. Kinh thành Thăng Long

B/ PHẦN TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Trình bày sự hình thành và phát triển của giáo dục Đại Việt trong các thế kỉ XI – XV.

Câu 2: (3.5.0 điểm) Trình bày bối cảnh lịch sử khi nhà Nguyễn lên nắm chính quyền. Trong bối cảnh đó, nhà Nguyễn đã xây dựng và hoàn chỉnh bộ máy nhà nước phong kiến ở nửa đầu thế kỷ XIX như thế nào?

Câu 3: (1.5 điểm) Phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII đã có những đóng góp gì cho lịch sử dân tộc Việt Nam?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10

A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

Đáp án mã đề 001

1. C 2. C 3. A 4. C 5. C 6. D

7. C 8. A 9. C 10. D 11. C 12. D

B/ PHẦN TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

  • Thế kỉ X-XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu.
  • Năm 1070 vua Lý Thái Tông cho lập Văn Miếu, năm 1075 mở khoa thi quốc gia đầu tiên.
  • Sang thời Trần, giáo dục, thi cử được quy định chặt chẽ hơn.
  • Thời Lê sơ, nhà nước quy định: cứ 3 năm có 1 kì thi Hội chọn tiến sĩ. Từ đó số người đi học và đỗ đạt ngày càng tăng. Thời Lê Thánh Tông đã tổ chức 12 khoa thi Hội, có 501 người đỗ tiến sĩ.
  • Năm 1484 nhà nước quyết định dựng bia ghi tên tiến sĩ. Nhiều trí thức tài giỏi đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Câu 2: (3.5.0 điểm)

  • Bối cảnh lịch sử:
    • Triều Nguyễn thành lập khi đất nước vừa trải nhiều biến động, chế độ phong kiến Đại Việt bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu.
    • Năm 1802, Nguyễn Anh lên ngôi vua (Gia Long) => Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).
  • Tổ chức bộ máy Nhà nước.
    • Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê sơ.
    • Thời Gia Long chia nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các trực doanh (trung Bộ) do triều đình trực tiếp cai quản.
    • Năm 1831 – 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình.
    • Tuyển chọn quan lại: thông qua giáo dục, khoa cử.
    • Luật pháp ban hành Hoàng triều luật lệ với 400 điều hà khắc
    • Quân đội: được tổ chức quy củ trang bị đầy đủ song lạc hậu, thô sơ.

Câu 3: (1.5 điểm) Phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII đã có những đóng góp gì cho lịch sử dân tộc Việt Nam?

  • Lật đổ tập đoàn phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Bước đầu thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
  • Đánh tan 5 vạn quân Xiêm (1785), 29 vạn quân Thanh (1798) -> hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
  • Xây dựng một vương triều mới, tiến bộ: vương triều Tây Sơn với nhiều cải cách quan trọng dưới triều vua Quang Trung.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 10

    Xem thêm