Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Phan Văn Trị, Cần Thơ năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10

Để chuẩn bị cho kỳ thi hết học kỳ II, Vndoc.com xin giới thiệu đến các bạn: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Phan Văn Trị, Cần Thơ năm học 2015 - 2016. Đề kiểm tra môn Văn có đáp án, hi vọng sẽ giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức Văn 10 hiệu quả, ôn thi học kì 2 lớp 10 chủ động hơn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 10 trường THPT Phan Văn Trị, Cần Thơ năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 (cơ bản) trường THPT Phan Văn Trị, Cần Thơ năm học 2015 - 2016

SỞ GD & ĐT TP.CẦN THƠ
TRƯỜNG THPT PHAN VĂN TRỊ
--------------------------------


KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2015-2016
Môn: Ngữ văn, Khối 10
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)

Phần I: Phần đọc - hiểu (3 điểm)

* Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

"...Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai..."

(Trao duyên – Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 10, Tập hai).

Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

Câu 2: Thúy Kiều đã dùng những từ ngữ nào để thuyết phục Thúy Vân? Giải thích ý nghĩa của các từ ngữ đó?

Câu 3: Em có suy nghĩ gì về tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích "Trao duyên"?

Phần II. Phần làm văn (7 điểm)

Nêu cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn thơ sau:

"Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm, thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng...."

(Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ – Trích Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn)

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10

Phần I: Phần đọc - hiểu (3 điểm)

Câu 1: Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng và kể cho Thúy Vân nghe về mối tình của mình với sự kiềm nén tình cảm và nỗi đau.

Câu 2: Các từ ngữ được sử dụng: cậy, lạy, thưa.

  • Từ cậy: thể hiện niềm tin tuyệt đối vừa nhờ cậy, vừa tin cậy, sự nài ép, bắt buộc người nghe không thể chối từ.
  • Từ lạy, thưa: thể hiện thái độ kính cẩn với người bề trên hoặc người mình hàm ơn.

→ Các từ ngữ mang sắc thái trang trọng.

Câu 3: Qua đoạn trích ta thấy được:

  • Tâm trạng đau khổ cùng cực của Thúy Kiều khi trao duyên cho em.
  • Thân phận bất hạnh của Thúy Kiều - thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
  • Nhân cách cao thượng của Thúy Kiều.

Phần II. Phần làm văn (7 điểm)

Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm văn nghị luận về một tác phẩm văn học; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể cảm nhận và đưa ra ý kiến của bản thân mình nhưng phải biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học. Bài viết cần nêu được các ý chính sau:

Mở Bài:

  • Đặng Trần Côn sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII - Một giai đoạn lịch sử đầy biến động, đã từng chứng kiến bao cảnh li tán gia đình, cảm thông, trân trọng nỗi đau khổ cũng như khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến phương xa.
  • Đặng Trần Côn đã cảm thời thế mà viết nên khúc ngâm tác phẩm "chinh phụ ngâm" một tác phẩm tiêu biểu cho thể loại ngâm khúc trong văn học trung đại Việt Nam
  • "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" là một trong những đoạn trích tiêu biểu nói về tình cảnh tâm trạng cô đơn, lẻ bóng của người vợ trẻ khi chồng ra trận vắng nhà

Thân Bài:

  • Tám câu thơ đầu mở ra một tâm trạng cô đơn,lẻ bóng của người chinh phụ.
    • Nỗi cô đơn của người chinh phụ được thể hiện qua nếp sinh hoạt hằng ngày tuần tự diễn ra như một quy trình đã được cài đặt sẵn, không thay đổi, trở thành thói quen, khiến cho mọi hoạt động trở nên máy móc, đều đặn lặp lại, chỉ gợi cảm giác tẻ nhạt.
      • Một mình đi dạo hiên vắng trong tâm thế "gieo từng bước" càng làm cho không gian trở nên vắng lặng và thời gian vẫn dài dằng dặc trong từng bước chân đều đặn và chậm chạp
      • Ngồi buông rèm, cuốn rèm (rủ thác) đôi bàn tay người chinh phụ như bị điều khiển bởi thói quen vô thức.

=> Những hành động lặp đi lặp lại không mục đích, vô nghĩa thể hiện tâm trạng rối bời, nhung nhớ, cô đơn lẻ loi của người chinh phụ.

    • Nỗi cô đơn của người chinh phụ còn được thể hiện qua những yếu tố ngoại cảnh mà nổi bật hơn hết đó là cuộc đối thoại giữa người chinh phụ và ngọn đèn
      • Chim thước: là loài chim báo tin lành nhưng chẳng thấy
      • Đèn: vật vô tri không thể hiểu được tấm lòng người chinh phụ

=> Gợi nên không gian lạnh lẽo, âm u.

    • Sử dụng câu hỏi tu từ: "Đèn........mà thôi"-> tâm trạng bế tắc của người chinh phụ: hỏi đèn để mong muốn tìm được một sự đồng cảm, sẻ chia, nhưng rồi chỉ người chinh phụ tự hỏi, tự đáp, tự xót thương cho đèn và mình bằng một giọng ai oán, ngao ngán và u uất.
  • Nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ.
    • Thể hiện qua thời gian tâm lí:
      • Âm thanh:
        • Tiếng gà eo óc
        • Tiếng trống năm canh

-> Thời gian một đêm đã trôi qua.

      • Hình ảnh: Bóng cây hòe phất phơ -> Thời gian một ngày đã trôi qua.

=> Hai câu có ý đối nhau giữa ngày và đêm nhằm nhấn mạnh tính chất tuần hoàn của thời gian và nỗi khắc khoải của người chinh phụ.

      • Hành động:
        • Gượng đốt hương để tìm sự thanh thản nhưng tâm hồn lại thêm mê man.
        • Gượng soi gương nhưng nước mắt đầm đìa.
        • Gượng gảy đàn gợi đến hình ảnh lứa đôi những lại mang đến điều chẳng lành (dây uyên- đứt, phím loan- ngại chùng)

-> Những hành động gượng gạo không giúp chinh phụ tìm được sự giải tỏa, nỗi cô đơn, sầu nhớ thêm chồng chất.

    • Từ láy: eo óc, phất phơ, đằng đẵng, dằng dặc-> giàu sức tạo hình, tạo nhạc.
    • "Khắc.....biển xa": biện pháp so sánh đã làm bật lên chiều dài vô tận của thời gian và chiều rộng mênh mông của không gian.

→ Tâm trạng người chinh phụ ở 16 câu thơ đầu: cô đơn lẻ loi, rối bời nhung nhớ đến ngẩn ngơ, buồn sầu.

Kết bài:

  • Đoạn trích nói về tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cũng như toàn bộ tác phẩm Chinh phụ ngâm là tiếng kêu thương của người phụ nữ chờ chồng, nhớ thương người chồng chinh chiến phương xa.
  • Đoạn trích không có ý nghĩa tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa mà còn tiếng nói tình cảm sự ý thức về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
  • Với khả năng mở rộng diện đề tài, khai thác sâu sắc hơn thế giới tâm hồn con người khẳng định những giá trị nhân văn cao cả mà khúc ngâm đã đem lại, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai đoạn văn chương thế kỷ XVIII trong tiến trình phát triển chung của nền văn học dân tộc.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10

    Xem thêm