Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, Đắk Lắk năm 2016 - 2017

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học Trần Hưng Đạo, Đắk Lắk năm học 2016 - 2017 bao gồm đáp án và bảng ma trận đề thi thi giúp các em làm quen với cấu trúc đề, củng cố lại kiến thức đã được học, nâng cao kỹ năng giải đề, ôn thi học kì 2 hiệu quả. Sau đây mời các em cùng tham khảo và tải về chi tiết bao gồm bảng ma trận đề thi.

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, Đắk Lắk năm 2016 - 2017

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Võ Thị Sáu năm 2016 - 2017

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2016 - 2017 theo Thông tư 22 - Đề số 2

Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2016 - 2017 theo Thông tư 22

Họ và tên .............................................................

Thứ năm ngày 11 tháng 5 năm 2017

Lớp: 5....... Trường TH Trần Hưng Đạo

BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI KỲ II – NĂM HỌC 2016– 2017

MÔN TIẾNG VIỆT (Đề chính thức)

(Thời gian 40 phút – không kể thời gian phát đề)

A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)

I. Đọc thành tiếng (3đ)

- Nội dung kiểm tra: GV cho HS đọc một đoạn văn khoảng 150 chữ thuộc chủ đề: Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Hình thức kiểm tra: Cho HS đọc đoạn văn, thơ trong các bài tập đọc thuộc chủ đề nói trên bằng hình thức bốc thăm.

II. Đọc thầm (7đ) (35 phút)

Đọc thầm bài: Có những dấu câu

Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.

Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện.

Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết. Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều.

Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó, anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình.

Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào anh ta cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.

Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa; nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất hết ý nghĩa như vậy.

Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé!

Theo Hồng Phương

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:

1/ (1đ) Nội dung câu chuyện nói về:

a/ Tác dụng của dấu phẩy và dấu chấm than.
b/ Tác dụng của dấu chấm hỏi và dấu phẩy.
c/ Tác dụng của dấu chấm hỏi và dấu hai chấm.
d/ Tác dụng của các loại dấu câu khi viết văn.

2/ (1đ) Khi bị mất các dấu câu, anh ta đã:

a/ Tự trách mình. b/ Đổ lỗi cho bạn.
c/ Đổ lỗi cho tất cả. d/ Không đổ lỗi cho người khác.

3/ (1đ) Câu: "Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết." Anh ta là một người:

a/ Không có giá trị, sống một cuộc đời vô nghĩa.
b/ Nghèo khổ, mất hết tiền bạc, của cải.
c/ Cô đơn, không còn ai thân thích.
d/ Hào phóng, sẵn sàng cho mọi thứ.

4/ (1đ) Qua câu chuyện, muốn khuyên chúng ta điều gì?

..............................................................................................................................................

5/ (0,5đ) Từ: "tư duy" cùng nghĩa với từ:

a/ học hỏi. b/ suy nghĩ. c/ tranh luận. d/ tư cách.

6/ (1đ) Các câu trong hai câu sau được nối với nhau bằng cách nào?

"Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản."

a/ Nối bằng cách lặp từ ngữ.
b/ Nối bằng cách thay thế từ ngữ.
c/ Nối bằng cách lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.
d/ Nối bằng cách sử dụng từ ngữ có tác dụng nối.

7/ (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:

Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.

......................................................................................................................................................

8/ (0,5đ) Nêu tác dụng của dấu chấm than trong câu:

"Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé!".

...........................................................................................................................................................

B. KIỂM TRA VIẾT: (10đ)

I. Viết chính tả: ( 2đ) Bài viết: Buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh (20 phút)

(SGKTV5 T2/tr132) - (Viết từ đầu ...... đến òa tươi trong nắng sớm.)

II - Tập làm văn: (8đ) Chọn một trong hai đề sau: (35 phút)

* Đề 1: Em hãy tả một người thân trong gia đình em mà em yêu quý nhất.

* Đề 2: Em hãy tả ngôi trường đã gắn bó với em trong suốt mấy năm qua.

BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 HỌC KÌ 2

A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)

I. Đọc thành tiếng (3đ)

* Cách đánh giá, cho điểm:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

II. Đọc thầm (7đ) (35 phút)

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:

1/ (1đ) Nội dung câu chuyện nói về:

d/ Tác dụng của các loại dấu câu khi viết văn.

2/ (1đ) Khi bị mất các dấu câu, anh ta đã:

c/ Đổ lỗi cho tất cả.

3/ (1đ) Câu: "Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết." Anh ta là một người:

a/ Không có giá trị, sống một cuộc đời vô nghĩa.

4/ (1đ) Qua câu chuyện, muốn khuyên chúng ta điều gì?

Không nên đánh mất những dấu câu trong cuộc đời; mỗi chúng ta hãy giữ gìn những dấu câu của mình.

5/ (0,5đ) Từ: "tư duy" cùng nghĩa với từ:

b/ suy nghĩ.

6/ (1đ) Các câu trong hai câu sau được nối với nhau bằng cách nào?

"Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản."

b/ Nối bằng cách thay thế từ ngữ. (anh ta ở câu 2 thay thế cho: có một người ở câu 1)

7/ (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:

Đằng sau những câu đơn giản/ là những ý nghĩ đơn giản.

CN VN

8/ (0,5đ) Nêu tác dụng của dấu chấm than trong câu:

"Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé!".

Dấu chấm than trong câu trên được dùng để kết thúc một câu cầu khiến.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10đ)

I. Viết chính tả: (2đ) Bài viết: Buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh (20 phút)

(SGKTV5 T2/tr132) - (Viết từ đầu ...... đến òa tươi trong nắng sớm.)

I. Viết chính tả: (2đ)

- Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

* Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp,... trừ 0,25 điểm toàn bài.

II - Tập làm văn: (8đ) Chọn một trong hai đề sau: (35 phút)

* Đề 1: Em hãy tả một người thân trong gia đình em mà em yêu quý nhất.

* Đề 2: Em hãy tả ngôi trường đã gắn bó với em trong suốt mấy năm qua.

- Viết được một bài văn tả người thân hoặc tả cảnh trường có đủ 3 phần, đúng yêu cầu thể loại văn tả người hoặc tả cảnh đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

- Điểm thành phần được chia như sau:

+ Mở bài: 1 điểm.

+ Thân bài: 4 điểm (nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; cảm xúc: 1đ).

+ Kết bài: 1 điểm.

+ Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.

+ Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.

+ Sáng tạo: 1 điểm.

* Gợi ý đáp án đề 1 như sau:

a/ Mở bài: 1 điểm.

Giới thiệu được người sẽ tả: Ai? Có quan hệ với em thế nào? ....

(GT trực tiếp hoặc gián tiếp).

b/ Thân bài: 4 điểm.

* Tả hình dáng: (2đ)

- Tả bao quát: tầm thước, tuổi tác, cách ăn mặc, .....

- Tả chi tiết: gương mặt, đầu tóc, da dẻ, mắt, mũi, răng, tai, ......

* Tả tính tình: (2đ)

Thông qua lời nói, cử chỉ, việc làm, .....

Điểm thành phần được chia như sau: nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; cảm xúc: 1đ

c/ Kết bài: 1 điểm.

Nói lên được tình cảm và việc chăm sóc của bản thân và các bạn đối với cây vừa tả.

- Chữ viết đẹp, đúng chính tả: 0,5 điểm.

- Dùng từ đặt câu đúng và hay: 0,5 điểm.

- Bài làm sáng tạo, biết dùng từ ngữ gợi tả, biểu cảm; biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa phù hợp trong miêu tả: 1 điểm.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
20
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt

    Xem thêm