Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Chuyên Đại học Vinh năm học 2012 - 2013

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 11

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Chuyên Đại học Vinh năm học 2012 - 2013 là đề kiểm tra đầu năm nhằm đánh giá chất lượng học sinh mới lên lớp 11. Đề thi có đáp án đi kèm, chắc chắn sẽ giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả.

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán lớp 11 trường THPT Chuyên Đại học Vinh năm học 2015 - 2016

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Thuận Thành số 3, Bắc Ninh năm học 2014 - 2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

NĂM HỌC: 2012 - 2013

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 - THỜI GIAN: 120'

Câu I (3.0 điểm)

Văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 hình thành hai bộ phận: văn học công khai và không công khai. Hãy trình bày khái quát đặc điểm của hai bộ phận đó?

Câu II (7.0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân?

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 11

A. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Kết cấu bài viết logíc, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

B. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song cần đáp ứng những ý cơ bản sau:

Câu 1: (3 điểm)

Thí sinh cần nêu được những nội dung sau:

1. VH được chia thành 2 bộ phận: Công khai và không công khai. Giải thích sơ qua.

2. Nguyên nhân: Do hoàn cảnh xã hội.

3. Đặc điểm:

a. Văn học công khai chia làm 2 khuynh hướng: lãng mạn và hiện thực.

  • Lãng mạn:
    • Nội dung: là tiếng nói của cái tôi cá nhân giàu cảm xúc, quan tâm con người, số phận cá nhân, phủ định, bất hòa nhưng bất lực trước thực tại, tìm cách thoát khỏi thực tại....
    • Nghệ thuật: diễn tả cảm xúc mạnh mẽ, trạng thái tâm hồ tinh vi, làm phong phú thêm ngôn ngữ đân tộc, sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập tương phản.
    • Hạn chế: ít đề cập đến những vấn đề chính trị, xã hội, mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc. Sa vào chủ nghĩa cá nhân cực đoan.
    • Tác giả và tác phẩm tiêu biểu: Tản Đà, tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, đặc biệt là phong trào Thơ Mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn với những tên tuổi nổi tiêng...
  • VH hiện thực:
    • Nội dung: phơi bày thực trạng xã hội đương thời, lên tiếng đấu tranh chống áp bức, phản ánh mâu thuẫn giai cấp, thể hiện tình cảm nhân đạo mang tính chất dân chủ.
    • Nghệ thuât: khắc họa tính cách điển hìn trong hoàn cảnh điển hình, ngôn ngữ văn xuôi sinh động gần gũi.
    • Hạn chế: chỉ thấy sự tác động 1 chiều của hoàn cảnh đối với tính cách con người, nhân vật là nạn nhân bất lực trước hoàn cảnh.
    • Tác giả và tác phẩm tiêu biểu: Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,....

-> 2 xu hướng tồn tại song song, tác động qua lại, có những ranh giới ko rạch ròi.

b. Văn học không công khai:

  • Nội dung: bao trùm là thể hiện khát vọng độc lập, tự do -> vũ khí đắc lưc để phục vụ cuộc đấu tranh cách mạng phê phán và đấu tranh trực diện bọn thống trị thực dân và bè lũ tay sai.
  • Nghệ thuật: do ra đời trong hoàn cảnh khó khăn nên không có đóng to lớn, quá trình hiện đại hóa gắn liền với quá trình cách mạng hóa.
  • Tác giả và tác phẩm tiêu biểu: Phan Bội Châu, Tố Hữu, Hồ Chí Minh,....

C. Cách cho điểm:

  • Điểm 3.0: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kỹ năng, kiến thức, có những cứ liệu chính xác.
  • Điểm 2.5: Trình bày hơn một nửa các yêu cầu trên
  • Điểm 2.0: Trình bày một nửa các yêu cầu trên
  • Điểm 1.5: Có một phần ba ý nhưng sơ sài
  • Điểm 1.0: Có vài ý
  • Điểm 0.5: Có đả động đến vấn đề.
  • Điểm 0.5: Không có ý nào, hoặc lạc đề, sai đề.

Câu II (7.0 điểm)

1. Giới thiệu chung:

  • Nguyễn Tuân là tác gia tiêu biểu có nhiều đóng góp to lớn cho nền VHVN hiện đại, là 1 nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo, là người suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp.
  • Chữ người tử tù là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, được đánh giá là kiệt tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
  • Gây ấn tượng cho người đọc là hình tượng Huấn Cao, một nhân vật có vẻ đẹp toàn bích: tài năng, khí phách và thiên lương.

2. Phân tích

2.1. Là một nghệ sĩ thư pháp tài hoa xuất chúng

a. Giới thiệu sơ qua về nghệ thuật thư pháp.

b. Tài viết thư pháp của Huấn Cao được miêu tả qua hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp.

  • Gián tiếp qua cuộc đối thoại, qua thái độ của thầy thơ lại và Quản ngục. Dẫn chứng:
    • Cuộc đối thoại của thầy thơ lại và Quản ngục ở đầu tác phẩm: trầm trồ, thán phục, tiêng tiếc...
    • Cảnh đón tù: Quản ngục nhìn hiền lành, kiêng nể.
    • Thái độ suy tư của Quản ngục: ao ước có được chữ của Huấn Cao và xem đó là vật báu, nếu không được thì sẽ ân hận suốt đời.
    • Bất chấp nguy hiểm biệt đãi Huấn Cao.
  • Trực tiếp qua cảnh cho chữ: tư thế ung dung, lẫm liệt; nét chữ vuông tươi tắn...

2.2. Là 1 trang anh hùng có khí phách hiên ngang

  • Thủ xướng phong trào nông dân chống lại triều đình.
  • Bị giam cầm đang chờ ra pháp trường song vẫn toát lên 1 phong thái ung dung, kiêu bạc. Dẫn chứng:
    • Thái độ bình thản rỗ gông.
    • Thái độ đầy kiêu bạc trước viên quản ngục: trước hành động biệt đãi thản nhiên nhận song không lung lạc, trước thái độ và lời lẽ khiêm nhường tỏ thái độ kiêu bạc đến điều.
    • Trong cảnh cho chữ: tư thế hiên ngang, nét chữ...

2.3. Thiên lương trong sáng

  • Thái độ đối với con chữ: quí trọng nâng niu.
  • Thái độ với Quản ngục: lúc đầu coi thường, sau rất quí trọng, xem như người tri kỷ. Dẫn chứng:
    • Xúc động, thoáng hối hận vì suýt nữa phụ 1 tấm lòng trong thiên hạ.
    • Khi nghe tin sắp vào kinh lĩnh án tử hình chỉ sợ phụ lòng người tri kỉ.
    • Quyết định cho chữ và cho vớí thái độ say mê.
    • Nâng đỡ Quản ngục dậy và khuyên

3. Đánh giá:

3.1. Về nội dung:

  • Khái quát đặc điểm Huấn Cao
  • Hiện thân cho lý tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Tuân.
  • Qua đó thể hiện quan điểm thẩm mỹ về cái đẹp và tinh thần dân tộc của tác giả.

3.2. Về nghệ thuật:

  • Tình huống độc đáo.
  • Nhân vật được xây dựng theo nguyên tắc của bút pháp lãng mạn, thủ pháp nghệ thuật đối lập được triệt để sử dụng.
  • Ngôn ngữ giàu tính tạo hình, tạo không khí cổ xưa....

C. Cách cho điểm:

  • Điểm 6.0 - 7.0: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kỹ năng, kiến thức, có những phân tích sâu sắc, tinh tế.
  • Điểm 5.0 - 6.0: Đáp ứng tương đối đầy đủ yêu cầu về kỹ năng, kiến thức, phân tích chính xác.
  • Điểm 4.0 - 5.0: Trình bày hơn một nửa các yêu cầu trên
  • Điểm 3.0 - 4.0: Có một phần ba ý nhưng sơ sài
  • Điểm 1.0 - 2.0: Có vài ý nhưng chỉ nêu ý tưởng mà ko có sự phân tích.
  • Điểm 0.5: Có nêu được một, hai ý, nhưng ko có sự phân tích.
  • Điểm 0.0: Hoàn toàn lạc đề.

Lưu ý: Thí sinh có thể có những cảm nhận riêng và có những cách trình bày khác miễn là có sức thuyết phục.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11

    Xem thêm