Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi là đề thi thử đại học môn Hóa gồm 50 câu trắc nghiệm, có đáp án dành cho các bạn học sinh tham khảo, luyện thi thử đại học môn Hóa học, tự kiểm tra trình độ bản thân trước khi bước vào kì thi THPT Quốc gia, kì thi đại học sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT

ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2014 – 2015
Thời gian làm bài: 90 phút;
(không kể thời gian giao đề)

Mã đề thi 169

Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Số báo danh:...............................................................................

ĐỀ GỒM 50 CÂU DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH

Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố:

H = 1; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5; Ag = 108; I = 127; Cs = 133; Ba = 137

Câu 1: Hợp chất Geraniol có trong tinh dầu hoa hồng có mùi hương đặc trưng. Là hương liệu quí dùng trong công nghiệp hương liệu và dược phẩm giúp làm đẹp da, tạo mùi hương đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Khi phân tích định lượng Geraniol thì thu được thành phần % về khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất là % C = 77,92%; % H = 11,69%; còn lại là oxi. Công thức đơn giản nhất cũng là công thức phân tử. Vậy công thức phân tử của Geraniol là

A. C10H20O B. C10H18O C. C20H30O D. C20H28O

Câu 2: Cho 3,6 gam axit cacboxylic đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là

A. CH3COOH B. HCOOH C. C2H3COOH D. C2H5COOH

Câu 3: Cation M2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6, vị trí M trong bảng HTTH là

A. chu kì 3, nhóm IA. B. chu kì 2, nhóm VIA.

C. chu kì 3, nhóm IIA. D. chu kì 2, nhóm VIIIA.

Câu 4: Các chất trong dãy chất nào sau đây đều có thể tham gia phản ứng tráng gương

A. Axit fomic; metyl fomat; benzanđehit B. saccarozơ; anđehit fomic; metyl fomat

C. Metanol; metyl fomat; glucozơ D.Đimetyl xeton; metanal; matozơ

Câu 5: Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2

Nồng độ ban đầu của Brom là a (M). Sau 50 (s), nồng độ Brom còn lại là 0,01M. Tốc độ phản ứng trên tính theo Brom là 4.10-5 (mol/l.s). Giá trị a là

A. 0,012 B. 0,018 C. 0,016 D. 0,014

Câu 6: Trong các phát biểu sau:

(1) Các kim loại kiềm thổ có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao hơn các kim loại kiềm.

(2) Kim loại Mg có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.

(3) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

(4) Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khuông hay bó bột...

(5) Để điều chế kim loại Al có thể dùng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 hay AlCl3.

(6) Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.

Số phát biểu đúng là

A. 3 B. 4 C. 5. D. 2

Câu 7: Một hỗn hợp X gồm Na và Al có tỉ lệ mol 1: 2 cho vào nước thì thu được dung dịch A, một chất rắn B và 8,96 lit khí (đktc). Khối lượng chất rắn B và hỗn hợp X lần lượt là:

A. 2,7 và 13,5 B. 1,35 và 12 C. 5,4 và 15,4 D. 5,4 và 14,5

Câu 8: Chùa Shwedagon, còn gọi là chùa Vàng ở Myanmar cao chừng 100m, đường kính khoảng 240m. Bao bọc ngôi bảo tháp của chùa này là 60 tấn vàng lá cùng với vô số kim cương và hồng ngọc dùng để trang trí... tạo nên sự lung linh, huyền ảo. Yếu tố này tạo nên là do tính ánh kim của vàng. Nguyên nhân của tính chất này là

A. vàng có nguyên tử khối lớn

B. các ion kim loại vàng có thể phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được

C. các electron tự do trong mạng tinh thể vàng phản xạ hầu hết các tia sáng nhìn thấy được

D. nguyên tử vàng có cấu trúc đặc khít nên vàng phản xạ hầu hết các tia sáng nhìn thấy được

Câu 9: Cho các chất sau: propin, vinyl axetilen, glucozơ, saccarozơ, axit fomic, axit oxalic, andehit axetic. Số chất khử được ion Ag+ trong dung dịch AgNO3/NH3

A. 4 B. 5 C. 2 D. 3

Câu 10: Trong các muối sau, muối nào dễ bị nhiệt phân nhất?

A. LiCl B. NaNO3 C. KHCO3 D. KBr

Câu 11: Dung dịch X chứa 0,025 mol CO32-; 0,1 mol Na+; 0,3 mol Cl-; còn lại là ion NH4+. Cho 270 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào dung dịch X và đun nóng nhẹ. Hỏi sau khi phản ứng kết thúc, tổng khối lượng hai dung dịch sau phản ứng giảm bao nhiêu gam ? (giả sử hơi nước bay hơi không đáng kể).

A. 6,761 gam B. 4,925 gam C. 6,825 gam. D. 12,474 gam

Câu 12: Hợp chất nào sau đây chứa liên kết cộng hóa trị có cực?

A. NaF B. Cl2 C. CH4 D. CO2

Câu 13: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

A.Glucozơ và fructozơ đều có nhóm chức CHO trong phân tử.

B. Glucozơ và fructozơ là hai dạng thù hình của cùng một chất.

C. Glucozơ và fructozơ đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.

D. Glucozơ và fructozơ đều tạo được dung dịch xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2.

Câu 14: Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O. Giá trị của y là

A. 0,6. B. 0,2. C. 0,8. D. 0,3.

Câu 15: Khí nào sau đây có thể làm mất màu nước Brom ?

A. CO2 B. N2 C. SO2 D. O2

Câu 16: Điện phân 500 ml dung dịch AgNO3 với điện cực trơ, I = 20A cho đến khi catot bắt đầu có khí thoát ra thì ngừng. Để trung hòa dung dịch sau điện phân cần dùng vừa đủ 800ml NaOH 1M. Nồng độ mol/l của dung dịch AgNO3 và thời gian điện phân là

A. 0,8M; 3860 giây B. 1,6M; 3860 giây C. 3,2M; 360 giây D. 0,4M; 380 giây

Câu 17: Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với ancol X, chỉ thu được một anken duy nhất (không kể đồng phân hình học).
Oxi hoá hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (ở đktc) và 5,4 gam nước. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?

A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

Câu 18: Cho hình sau:

Hình vẽ trên mô tả thí nghiệm điều chế khí nào sau đây:

A. CH4 B. C2H2 C. NH3 D. C2H4

Câu 19: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit benzoic, axit adipic, axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được a (gam) muối. Nếu cũng cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với Ca(OH)2 vừa đủ thì thu được b (gam) muối. Biểu thức liên hệ a, b, m là

A. 9m = 20a – 11b B. 3m = 22b – 19a C. 8m = 19a – 11b D. m = 11b – 10a

Câu 20: Cho đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa lượng ion H+ và lượng kết tủa Al(OH)3 trong phản ứng của dung dịch chứa ion H+ với dung dịch chứa ion AlO2 như sau:

Với x là nồng độ mol/l của dung dịch HCl. Khối lượng kết tủa trong 2 trường hợp đều là a (gam). Dựa vào đồ thị, giá trị của a là

A. 0,78. B. 0,936. C. 1,95. D. 0,46

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

1

B

11

A

21

C

31

B

41

A

2

A

12

D

22

D

32

C

42

B

3

C

13

D

23

B

33

A

43

A

4

A

14

A

24

B

34

B

44

D

5

A

15

C

25

B

35

C

45

D

6

D

16

B

26

D

36

A

46

D

7

C

17

A

27

B

37

B

47

B

8

C

18

D

28

D

38

A

48

C

9

D

19

B

29

B

39

C

49

C

10

C

20

B

30

A

40

D

50

C

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm