Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trực tuyến trên báo Dân trí
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trực tuyến trên báo Dân trí được VnDoc.com có đáp án chi tiết do thầy Lê Đăng Khương – Giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội biên soạn. Đây là đề luyện thi THPT Quốc gia, ôn thi Đại học, Cao đẳng 2016 hữu ích dành cho các bạn thí sinh, giúp các bạn củng cố và nâng cao kỹ năng làm bài môn Hóa. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh
Đề thi minh họa và đáp án kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa
ĐỀ THI THỬ (Đề thi gồm 07 trang) | KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài:90 phút, không kể thời gian giao đề |
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Rb = 85,5; K = 39; Li = 7;
Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137; F = 19; Mg = 24; P = 31; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Br = 80; I = 127; Au = 197;
Pb = 207; Ni = 59; Si = 28; Sn = 119.
Câu 1: Trong hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó. Trong muối ăn, điện hóa trị của nguyên tố natri và clo tương ứng là:
A. 1 và 1. B. +1 và –1. C. 1+ và 1–. D. 0 và 0.
Câu 2: Trong sản xuất công nghiệp, quá trình hóa học nào sau đây được tiến hành ở áp suất cao nhằm thúc đẩy cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?
A. CaCO3 (r) ↔ CaO (r) + CO2 (k). B. FeO (r) + CO (k) ↔ Fe (r) + CO2 (k).
C. N2 (k) + 3H2 (k) ↔ 2NH3 (k). D. C (r) + H2O (k) ↔ CO (k) + H2 (k).
Câu 3: Trong hóa học, nước vừa là môi trường nhưng vừa có thể trực tiếp tham gia phản ứng với vai trò là axit, bazơ, chất oxi hóa, chất khử. Ở điều kiện thường, nước thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. SO3. B. CaO. C. Na. D. F2
Câu 4: Oxi và nitơ là hai nguyên tố phi kim điển hình, đồng thời cũng là hai chất khí phổ biến trong khí quyển. Nếu giả thiết không khí chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích thì khối lượng riêng của không khí (ở đktc) gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,00 g/L. B. 1,30 g/L. C. 1,12 g/L. D. 1,00 g/L.
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, có thể chứng minh khả năng tan rất tốt trong nước của một số chất khí theo hình vẽ:
Bạn sẽ chọn thí nghiệm trên để áp dụng với khí nào sau đây?
A. CO2. B. NH3. C. N2. D. O2.
Câu 6: Tính dẫn điện của kim loại chủ yếu được gây ra bởi sự chuyển động có hướng của các electron tự do trong kim loại dưới tác dụng của điện trường. Trong số các kim loại, dẫn điện tốt nhất là Ag, vị trí thứ hai và thứ ba lần lượt thuộc về:
A. Cu và Au. B. Al và Fe. C. Na và Ca. D. Mg và Zn
Câu 7: Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư) tới phản ứng hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là:
A. 27%. B. 18%. C. 54%. D. 36%.
Câu 8: Khi phân tích thành phần muối sunfat của kim loại M (ứng với hóa trị n) thì thấy nguyên tố M chiếm 20% khối lượng, còn lại là oxi và lưu huỳnh. Kim loại M là:
A. Ca. B. Fe. C. Mg. D. Cu.
Câu 9: Trong phòng thí nghiệm, tiến hành điều chế H2 bằng cách cho Zn tác dụng với dung dịch HCl loãng. Khí H2 sẽ thoát ra nhanh hơn nếu thêm vào hệ phản ứng vài giọt dung dịch nào sau đây?
A. CuCl2. B. MgCl2. C. AlCl3. D. NaCl.
Câu 10: Phương pháp thủy luyện dùng các kim loại mạnh hơn để khử ion của kim loại yếu hơn (trong dung dịch muối hoặc phức chất) thành kim loại. Để "đẩy" được Cu ra khỏi dung dịch CuSO4 thì không dùng kim loại nào sau đây?
A. Na. B. Mg. C. Fe. D. Zn.
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa học
1. C 2. C 3. D 4. B 5. B 6. A 7. D 8. C 9. A 10. A | 11. B 12. B 13. A 14. C 15. D 16. C 17. C 18. A 19. C 20. B | 21. D 22. B 23. C 24. C 25. C 26. D 27. C 28. B 29. C 30. D | 31. B 32. A 33. A 34. A 35. A 36. B 37. D 38. D 39. B 40. A | 41. C 42. B 43. C 44. C 45. C 46. B 47. D 48. A 49. D 50. D |
Hướng dẫn giải:
Câu 1:
Điện hóa trị = Điện tích ion (dấu +, – đặt sau trị số) → Đáp án C.
Câu 2:
Tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch làm giảm áp suất, tức giảm số phân tử khí. → Đáp án C.
Câu 3:
Nước thể hiện tính khử khi tác dụng với chất có tính oxi hóa mạnh, đó là F2.
2F2 + 2H2O → 4HF + O2↑ → Đáp án D.
(Còn tiếp)