Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Đông Hà, Quảng Trị (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Đông Hà, Quảng Trị (Lần 1) là đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu ôn tập môn Hóa học hữu ích dành cho các bạn học sinh chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia, luyện thi Đại học, Cao đẳng môn Hóa 2016.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Krông Ana, Đắk Lắk (Lần 1)

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Lê Lợi, Thanh Hóa

TRƯỜNG THPT ĐÔNG HÀ

ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA

NĂM 2015-2016- LẦN I

Môn thi: HÓA HỌC

Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 315

Cho biết NTK: H = 1; O = 16; Ag = 108; Cu = 64; Cl = 35,5; S = 32; Fe = 56; Al = 27; Ca = 40; Zn = 65; Mg = 24; Br = 80; Ca = 40; K = 39; C = 12; N = 14; Ba = 137

Câu 1: Hỗn hợp X gồm bột Al, Fe3O4 và CuO. Nung nóng hỗn hợp X đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y (Y tác dụng với ddịch NaOH tạo khí). Hỗn hợp Y không phản ứng dược với:

A. NaOH B. H2 C. H2SO4 loãng D. AgNO3

Câu 2: Cho tất cả các đồng phân mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, dung dịch NaOH, dung dịch NaHCO3 và dung dịch AgNO3/NH3. Số phản ứng xảy ra là:

A. 5. B. 6. C. 4. D. 7

Câu 3: Axit HCOOH không tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

A. dung dịch KOH. B. dung dịch Na2CO3. C. dung dịch NaCl. D. dung dịch AgNO3/NH3.

Câu 4: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng tráng gương?

A. Glucozơ. B. Axit fomic. C. Anđehit axetic. D. Axetilen.

Câu 5: Có các kết quả so sánh sau :

(1) Tính dẫn điện: Cu > Au. (2) Tính oxi hóa: Cu2+ > Ag+.

(3) Nhiệt độ nóng chảy: Na > K. (4) Tính axit: H2CO3 > H2SiO3.

(5) Độ cứng: Cr > Fe. (6) Độ âm điện : 17Cl > 15P.

Số kết quả so sánh đúng là:

A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.

Câu 6: Trong dung dịch, ion Fe2+bị khử bởi tác nhân:

A. Mg B. Ag+. C. (H+; NO3-) D. Fe3+.

Câu 7: Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường):

(1) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt (III) clorua

(2) Sục khí hidro sunfua vào dung dịch đồng (II) sunfat

(3) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt (III) clorua

(4) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân

(5) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch natriflorua

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:

A. 2 B. 1 C. 4 D. 3

Câu 8: Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là

A. (1), (2) và (3). B. (3) và (4). C. (2), (3) và (4). D. (2) và (3).

Câu 9: Để khử mùi tanh của cá (gây ra bởi một số amin) ta có thể rửa cá với:

A. nước B. nước vôi trong C. cồn D. giấm

Câu 10: Cu(OH)2 không tan được trong

A. Glixerol. B. Axit axetic.

C. Ancol etylic. D. Lòng trắng trứng

Câu 11: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là:

A. 40. B. 50. C. 60. D. 100.

Câu 12: Cho 13,6 gam phenylaxetat tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 1,5M đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là

A. 23,8 gam B. 19,8 gam C. 12,2 gam D. 16,2 gam

Câu 13: Cho các trường hợp sau:

(1) O3 tác dụng với dung dịch KI.

(2) Axit HF tác dụng với SiO2.

(3) Đun nóng dung dịch bão hòa gồm NH4Cl và NaNO2.

(4) MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng.

(5) Cho khí NH3 qua CuO nung nóng.

(6) Nung hỗn hợp Ca3(PO4)2, cát và than cốc ở 12000C

Số trường hợp tạo ra đơn chất:

A. 5. B. 6. C. 4. D. 3.

Câu 14: Cho dung dịch BaCl2, nước brom, dung dịch Ba(OH)2, dung dịch NaCl, dung dịch KMnO4, dung dịch NaOH. Chỉ dùng một dung dịch duy nhất phân biệt được hai khí SO2 và SO3. Số lượng các dung dịch có thể thỏa mãn là:

A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 15: Hoà tan hỗn hợp chứa 0,1mol HCOOC2H5, 0,1mol HCHO, 0,1mol HCOOH và 0,1 mol HOOCCH3 vào dd AgNO3/NH3 dư. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn tính lượng Ag thu được?

A. 7,56g B. 64,8g C. 86,4g D. 43,2g

Câu 16: Ba dung dịch A, B, C thỏa mãn:

- A tác dụng với B thì có kết tủa xuất hiện.

- B tác dụng với C thì có kết tủa xuất hiện.

- A tác dụng với C thì có khí bay ra.Các dung dịch A, B, C lần lượt chứa:

A. AlCl3, AgNO3¸ KHSO4. B. KHCO3, Ba(OH)2, K2SO4.

C. NaHCO3, Ba(OH)2, KHSO4. D. NaHCO3, Ca(OH)2, Mg(HCO3)2.

Câu 17: Để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm 78,88g Fe3O4 và 43,86g Al2O3 cần vừa đủ V lit CO (đktc). Giá trị của V là:

A. 30,464. B. 59,360. C. 10,155. D. 61,376.

Câu 18: Bằng 1 phương trình hóa học, từ chất hữu cơ X có thể điều chế chất hữu cơ Y có phân tử khối bằng 60. Chất X không thể là:

A. HCOOCH3. B. CH3OH. C. C2H5OH. D. CH3CHO.

Câu 19: Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là:

A. 0,12. B. 0,16. C. 0,18. D. 0,14.

Câu 20: X là hỗn hợp rắn gồm: Na2O, Fe2O3, Al2O3 và CuO. Cho X vào dung dịch NaOH dư được dung dịch Y và chất rắn Z. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y thấy có kết tủa D. Thành phần của D và Z gồm:

A. D chứa Al(OH)3; Z chứa Fe2O3 và Al2O3

B. D chứa Al(OH)3; Z chứa Fe2O3 và CuO

C. D chứa Fe(OH)3 và Cu(OH)2; Z chứa Al2O3

D. D chứa Al(OH)3 và Fe(OH)3; Z chứa Fe2O3 và Al2O3

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

1.B

2.D

3.C

4.D

5.B

6.A

7.C

8.D

9.D

10.C

11.B

12.A

13.A

14.B

15.C

16.C

17.A

18.A

19.C

20.B

21.A

22.C

23.C

24.A

25.A

26.A

27.A

28.C

29.B

30.B

31.A

32.A

33.D

34.A

35.B

36.D

37.D

38.C

39.C

40.B

41.A

42.C

43.A

44.D

45.A

46.A

47.B

48.A

49.A

50.D

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm