Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh, Đắc Nông
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh, Đắc Nông là đề thi thử đại học môn Hóa dành cho các bạn tham khảo, luyện thi đại học môn Hóa, luyện nhiều đề thi thử giúp các bạn hệ thống kiến thức, làm quen nhiều dạng câu hỏi, chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc gia môn Hóa sắp tới được tốt nhất.
Đề thi thử Quốc gia môn Hóa
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN CHÍ THANH | ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC 2015 MÔN HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) |
Mã đề thi 132
Thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:....................................................................
Câu 1: Thực hiện các thí nghiệm sau:
- Sục khí NH3 (dư) vào cốc đựng hỗn hợp dung dịch CuCl2 và AlCl3.
- Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào cốc đựng dung dịch Al2(SO4)3.
- Rót từ từ đến dư dung dịch HCl vào cốc đựng dung dịch Na[Al(OH)4] (hay NaAlO2).
- Sục khí etilen vào cốc đựng dung dịch KMnO4.
- Sục khí CO2 (dư) vào cốc đựng dung dịch C6H5ONa.
Số thí nghiệm sau phản ứng thu được kết tủa là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 2: Có bao nhiêu nguyên tố hóa học mà nguyên tử của nó có electron cuối cùng điền vào phân lớp 4s?
A. 9. B. 3. C. 12. D. 2.
Câu 3: Dung dịch A gồm NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5 M. Dung dịch B gồm AlCl3 1M và Al2(SO4)3 0,5 M. Cho V1 lit dung dịch A vào V2 lit dung dịch B thu được 427,5 V2 gam kết tủa. Tỉ số V1:V2 = ?
A. 3,5 B. 2,537 và 3,5 C. 3,5 và 3 D. 3
Câu 4: Chất X có công thức phân tử là C5H10O2. Biết X tác dụng với Na và NaHCO3. Có bao nhiêu công thức cấu tạo thoả mãn?
A. 4 B. 3 C. 6 D. 5
Câu 5: Có thể dùng dung dịch NH3 để phân biệt 2 dung dịch muối nào sau đây?
A. CuSO4 và ZnSO4. B. MgCl2 và AlCl3. C. NH4NO3 và KCl. D. NaCl và KNO3.
Câu 6: Có 4 chất X, Y, Z, T có công thức phân tử dạng C2H2On (n ≥ 0)
- X, Y, Z đều tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3
- Z, T tác dụng được với NaOH
- X tác dụng được với nước
Giá trị n của X, Y, Z, T lần lượt là:
A. 3, 4, 0, 2 B. 4, 0, 3, 2 C. 0, 2, 3, 4 D. 2, 0, 3, 4
Câu 7: Hòa tan 72 gam hỗn hợp gồm Fe2(SO4)3 và CuSO4 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1 vào bình đựng 0,1 mol H2SO4 loãng thì thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X (với điện cực trơ) với cường độ dòng điện 10A trong thời gian 1 giờ 4 phút 20 giây. Khối lượng dung dịch sau điện phân giảm bao nhiêu gam so với dung dịch trước điện phân? (giả sử trong quá trình điện phân nước bay hơi không đáng kể)
A. 3,2 gam. B. 6,4 gam. C. 12,0 gam. D. 9,6 gam.
Câu 8: Hỗn hợp A gồm Al và Zn. Hòa tan hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp A vào dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít khí (ở đktc). Mặt khác, nếu đem hòa tan 22,2 gam hỗn hợp A trên vào dung dịch HNO3 loãng dư thấy thoát 2,24 lít khí X (đktc) và tổng khối lượng muối trong dung dịch thu được là 79 gam. Khí X là:
A. NO2. B. N2. C. N2O. D. NO.
Câu 9: Hỗn hợp A (gồm O2 và O3) có tỷ khối so với H2 bằng . Hỗn hợp B (gồm etan và propan) có tỷ khối so với H2 bằng 18,5. Để đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol B cần phải dùng V lít A (ở đktc). Giá trị của V là
A. 13,44 B. 11,2 C. 15,68 D. 6,72
Câu 10: Khi tách nước 3-etylpentan-3 - ol thu được:
A. 3-etylpent-3-en. B. 2-etylpent-2-en. C. 3-etylpent-2-en. D. neo-hex-3-en.
Câu 11: Trong số các chất: toluen, nitrobenzen, anilin, phenol, axit benzoic, benzanđehit, naphtalen, p-xilen, cumen, p-crezol,số chất tham gia phản ứng thế ở nhân thơm dễ hơn so với benzen là
A. 9 B. 7 C. 6 D. 8
Câu 12: Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu, Al vào dung dịch HCl dư thì có 2 gam chất rắn không tan. Nếu trộn thêm 4 gam Mg vào 0,5m gam X thì được hỗn hợp Y. Hàm lượng % theo khối lượng của Al trong Y nhỏ thua trong X là 33,33%. Khi ngâm Y trong dung dịch NaOH đậm đặc, sau một thời gian thu được nhiều hơn 2 lít H2 (đktc). Hàm lượng %Cu trong X có giá trị là:
A. 30% B. 16,67% C. 18,64% D. 50%
Câu 13: Phân lân supephotphat đơn có thành phần hóa học là:
A. Ca(H2PO4)2 và Ca3(PO4)3 B. Ca(H2PO4)2
C. Ca(H2PO4)2 và CaSO4.2H2O D. Ca3(PO4)2
Câu 14: Cho a gam hỗn hợp X gồm hai α-aminoaxit no, hở chứa một nhóm amino, một nhóm cacboxyl tác dụng 40,15 gam dung dịch HCl 20% thu được dung dịch A. Để tác dụng hết các chất trong dung dịch A cần 140 ml dung dịch KOH 3M. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 32,8 gam. Biết tỷ lệ khối lượng phân tử của chúng là 1,56. Aminoaxit có phân tử khối lớn là :
A. valin B. tyrosin C. lysin D. alanin
Câu 15: Trong ion R2+, lớp M chứa 14 electron. Vị trí R trong bảng tuần hoàn là:
A. chu kỳ 4, nhóm IIB B. chu kỳ 4, nhóm VIIIB
C. chu kỳ 5, nhóm IIA D. chu kỳ 4, nhóm VIB
Câu 16: Lấy một ít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 thu được kết tủa đen. Vậy chứng tỏ trong không khí đã có khí
A. NH3 B. CO2 C. SO2 D. H2S
Câu 17: Hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Cu. Cho m gam hỗn hơp X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 122,76 gam chất tan. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 3 chất tan với tỉ lệ số mol 1 : 2 : 3. Dung dịch Y làm mất màu tối đa bao nhiêu gam KMnO4 trong môi trường axit sunfuric?
A. 6,162 B. 5,846 C. 5,688 D. 6,004
Câu 18: Cho 500 ml dung dịch H3PO4 0,5M phản ứng hoàn toàn với 400 ml dung dịch chứa NaOH 0,625M và Ba(OH)2 0,5M. Tổng khối lượng muối tạo thành là:
A. 47,40 B. 42,75 C. 57,00 D. 53,73