Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Nguyễn Thái Học, Khánh Hòa

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Hóa học trường THPT Nguyễn Thái Học, Khánh Hòa bao gồm 50 câu hỏi trắc nhiêm, có đáp án kèm theo. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn tự ôn tập tốt hơn, làm quen với các dạng câu hỏi để tự tin bước vào các kì thi quan trọng sắp tới.

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Nguyễn Thái Học, Gia Lai

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Phú Riềng, Bình Phước

SỞ GD VÀ ĐT KHÁNH HÒA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC

ĐỀ THI THỬ - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
MÔN THI: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút

Mã đề thi 103

Họ tên thí sinh: ……………………………………….. SBD : ……..

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :

H =1, Li= 7, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S =32, Cl = 35,5 , K = 39, Ca = 40, Rb = 85.5, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Cs 133

Câu 1. Cho 50.55 gam hỗn hợp gồm hai muối cacbonat của hai kim loại kiềm tác dụng với 450 ml dung dịch HCl 2M . sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì các chất tan trong dung dịch có nồng độ mol/lít đều bằng nhau. Hai kim loại cần tìm là:

A. Na và K B. Li và Na C. Li và K D. Na và Rb

Câu 2. Oxi hoá 10,2 g hỗn hợp 2 anđehit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng người ta thu được 2 axit cacboxylic no đơn chức. Để trung hoà hỗn hợp này cần dùng 200ml dung dịch NaOH 1M. CTCT 2 anđehit là:

A. CH3CHO và C2H5CHO B. HCHO và CH3CHO

C. C2H5CHO và C3H7CHO D. C3H7CHO và C4H9CHO

Câu 3. Chất nào sau đây tạo kết tủa vàng khi đun nóng với dung dịch AgNO3/NH3

A. CH3CHO B. CHCH C. HCOOH. D. CH3-CC-CH3

Câu 4. Oxit nào sau đây khi tác dụng với nước tạo thành hỗn hợp hai axit.

A. SO3 B. CO2 C. Al2O3 D. CrO3

Câu 5. Este nào sau đây có mùi thơm của hoa nhài.

A. Isoamyl axetat. B. Etyl propyonat. C. Benzyl axetat. D. Geranyl axetat.

Câu 6. Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3, Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn A1. Cho A1 vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan C1. Cho khí CO dư qua bình chứa C1 nung nóng được hỗn hợp rắn Y (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Y chứa tối đa

A. 3 đơn chất B. 2 đơn chất và 1 hợp chất.

C. 1 đơn chất và 2 hợp chất. D. 2 đơn chất và 2 hợp chất.

Câu 7. Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/l, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8g so với dung dịch ban đầu. Cho 16,8g bột Fe vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4g kim loại. Giá trị của x là

A. 2,25 B. 1,5 C. 1,25 D. 3,25

Câu 8. Cho hỗn hợp hai chất X, Y cùng có công thức phân tử C4H11O2N có khối lượng 52,5 gam tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 3,5M thoát ra hỗn hợp khí đếu làm xanh quỳ tím ẩm và có mùi khai có tỉ khối hơi so với Hidro là: 18,25. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 62,2 B. 45,6 gam C. 53,25 D. 54,6 gam

Câu 9. Phàn ứng hóa học nào sau đây không đúng.

A. Ag + Fe(NO3)3 → AgNO3 + Fe(NO3)2

B. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

C. 4Mg + 10HNO3 → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 +3H2O

D. 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O

Câu 10. Quặng nào sau đây để điểu chế Magie.

A. Boxit. B. Manhetit C. Apatit. D. Dolomit.

Câu 11. Một dung dịch amin đơn chức X tác dung vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 0,5M. Sau phản ứng thu được 9,55 gam muối. Xác định công thức của X?

A. C3H7NH2 B. C2H5NH2 C. C6H5NH2 D. C3H5NH2

Câu 12. Cho 2,7 gam Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 6.72 lít khí X (duy nhất). Khối lượng dung dịch sau phản ứng:

A. Tăng 11,1 găm B. Tăng 2,7 gam. C. Giảm 13.8 gam. D. Giảm 11.1 gam

Câu 13. Este nào say đây khi tác dụng với NaOH tạo hỗn hợp hai muối.

A. Vinyl axetat. B. Phenyl axetat. C. Etyl fomat. D. Benzyl fomat

Câu 14. Câu nào sau đây không đúng.

A. Khi đun nóng lòng trắng trứng cho hiện tượng đông tụ.

B. Tất cả các Peptit khi tác dụng với Cu(OH)2/OH- tạo dung dịch màu xanh tím.

C. Thủy phân đến cùng các peptit sẽ thu được các -amioaxit.

D. Peptit có n gốc -amioaxit sẽ có (n-1) liên kết peptit.

Câu 15. Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

A. SO2 B. O3 C. P2O5 D. Fe2(SO4)3

Câu 16. Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng các muối trong X là

A. 17,0 gam. B. 13,1 gam. C. 19,5 gam. D. 14,1 gam.

Câu 17. Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là

A. 0,08 và 4,8. B. 0,04 và 4,8. C. 0,07 và 3,2. D. 0,14 và 2,4.

Câu 18. Chất nào sau đây có tên gọi là Valin.

A. (CH3)3CCH(NH2)COOH. B. CH3-CH(NH2)COOH.

C. H2N-(CH2)4COOH. D. (CH3)2CHCH(NH2)COOH.

Câu 19. Chất nào sau đây dùng để làm bột nở khi sản xuất bánh trong ngành công nghiệp thực phẩm.

A. NH4HCO3. B. NaHCO3. C. NaCl D. K2CO3.

Câu 20. Phân bón hóa học nào sau đây được bón cho cây trồng để phòng bệnh cho cây trồng.

A. Phân lân B. Phân Kali. C. Phân vi lượng. D. Phân đạm.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

1. D

11. A

21. D

31. B

41. D

2. A

12. D

22. D

32. A

42 C

3. B

13. B

23. C

33. D

43. D

4. D

14. B

24. D

34. A

44. D

5. C

15. A

25. B

35. D

45. C

6. B

16. B

26. C

36. D

46. B

7. C

17. A

27. B

37. A

47. C

8. C

18. D

28. A

38. D

48. A

9. A

19. A

29. B

39. A

49. B

10. D

20. C

30. C

40. C

50. B

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm