Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học tỉnh Vĩnh Phúc (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học tỉnh Vĩnh Phúc (Lần 2) gồm 8 mã đề, mỗi mã đề có 50 câu hỏi trắc nghiệm với đáp án đi kèm. Đề thi giúp các bạn luyện tập và nâng cao kỹ năng làm bài môn Hóa hiệu quả, từ đấy sẵn sàng và chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia, xét tuyển Đại học, Cao đẳng khối A, khối B sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Toán tỉnh Vĩnh Phúc (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học tỉnh Vĩnh Phúc (Lần 2)

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 05 trang)

KỲ THI KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 2
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn : HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C =12; N = 14; O =16; Na = 23; K = 39; Ba = 137; Al = 27; Cl = 35,5; S = 32; Ag = 108; P = 31; Cu = 64; Ca = 40; Li = 7; Rb = 85,5; Cr = 52; Mg = 24; Fe = 56; Zn = 65; Mn=55.

Câu 1: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là

A. Poli (vinyl clorua). B. Poli (etylen-terephtalat).

C. Polietilen. D. Polistiren.

Câu 2: Hợp chất nào sau đây có liên kết ion?

A. H2O2. B. HCl. C. NH3. D. K2O.

Câu 3: Hỗn hợp X gồm 3 chất: CH2O2, C2H4O2, C4H8O2. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X, thu được 0,8 mol H2O và m gam CO2. Giá trị của m là

A. 17,60. B. 17,92. C. 70,40. D. 35,20.

Câu 4: Để tách Ag khỏi hỗn hợp bột (Ag, Cu, Fe) mà không làm thay đổi khối lượng Ag, ta dùng dung dịch nào sau đây?

A. HNO3. B. H2SO4 đặc. C. FeCl3. D. HCl.

Câu 5: Hidrocacbon nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư tạo thành tủa?

A. Stiren. B. But-1-in. C. But-1-en. D. But-1,3-đien.

Câu 6: Cho Y là một amino axit. Khi cho 0,02 mol Y tác dụng với HCl thì dùng hết 80 ml dung dịch HCl 0,25M và thu được 3,67 gam muối khan. Còn khi cho 0,01 mol Y tác dụng với dung dịch KOH thì cần dùng 100 ml dung dịch KOH 0,2M. Công thức của Y là

A. H2NC3H6COOH. B. H2NC3H5(COOH)2.

C. H2NC2H3(COOH)2. D. (H2N)2C3H5COOH.

Câu 7: Cho 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z, T chứa các chất khác nhau trong số 4 chất: (NH4)2CO3, NaHCO3, NaNO3, NH4NO3. Thực hiện nhận biết bốn dung dịch trên bằng dung dịch Ba(OH)2 thu được kết quả sau:

ChấtXYZT
Hiện tượngKết tủa trắngKhí mùi khaiKhông hiện tượngKết tủa trắng, khí mùi khai

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Y là dung dịch NaHCO3. B. Z là dung dịch NH4NO3.

C. X là dung dịch NaNO3. D. T là dung dịch (NH4)2CO3.

Câu 8: Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại nào sau đây?

A. Ag. B. Zn. C. Cu. D. Pb.

Câu 9: Cho X là một amin bậc 3, có trạng thái khí ở điều kiện thường. Lấy 7,08 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thì khối lượng muối thu được là

A. 10,73 gam. B. 14,38 gam. C. 11,46 gam. D. 12,82 gam.

Câu 10: Cho 3,68 gam hỗn hợp Al, Zn phản ứng với dung dịch H2SO4 20% loãng (vừa đủ), thu được 0,1 mol H2. Khối lượng dung dịch sau phản ứng là

A. 52,48 gam. B. 52,68 gam. C. 13,28 gam. D. 42,58 gam.

Câu 11: Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl (M là kim loại kiềm). Cho 32,65 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y và có 17,6 gam CO2 thoát ra.

  • Nếu cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 không xuất hiện kết tủa.
  • Nếu cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư được 100,45 gam kết tủa.

Kim loại M là

A. K. B. Rb. C. Li. D. Na.

Câu 12: Khi thủy phân chất béo X trong dung dịch NaOH sinh ra glixerol và 3 muối. Số đồng phân của X là

A. 3. B. 2. C. 6. D. 4.

Câu 13: Có thể thu khí nào sau đây bằng phương pháp đẩy nước?

A. O2. B. SO2. C. Cl2. D. HCl.

Câu 14: Cho 0,1 mol hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C3H12O3N2 tác dụng với dung dịch chứa 0,35 mol NaOH đun nóng thu được một chất khí làm xanh giấy quỳ tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là

A. 44,32. B. 16,60. C. 29,55. D. 14,75.

Câu 15: Kim loại dẫn điện tốt nhất là

A. Cu. B. Ag. C. Al. D. Fe.

Câu 16: Dung dịch chất nào sau đây không tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?

A. Glucozơ. B. Glixerol. C. Ancol etylic. D. Saccarozơ.

Câu 17: Công thức cấu tạo của glyxin là

A. H2NCH2CH2COOH. B. CH3CH2CH2COOH.

C. CH3CH2COOH. D. H2NCH2COOH.

Câu 18: Dùng hoá chất nào sau đây để phân biệt 2 chất lỏng ancol etylic và phenol?

A. Cu(OH)2. B. Dung dịch brom. C. Kim loại Na. D. Quỳ tím.

Câu 19: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp muối: KNO3, AgNO3. Chất rắn thu được sau phản ứng là

A. K2O, Ag. B. KNO2, Ag2O. C. KNO2, Ag. D. K, Ag.

Câu 20: Khi chúng ta ăn các thực phẩm có chứa chất béo, tinh bột hoặc protein thì phản ứng hoá học xảy ra đầu tiên của các loại thực phẩm trên trong cơ thể là phản ứng

A. polime hoá. B. oxi hoá. C. khử. D. thuỷ phân.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

Đáp án mã đề 132

1

B

11

C

21

B

31

A

41

A

2

D

12

A

22

C

32

C

42

D

3

D

13

A

23

A

33

A

43

B

4

C

14

B

24

C

34

A

44

C

5

B

15

B

25

C

35

C

45

D

6

B

16

C

26

D

36

C

46

D

7

D

17

D

27

B

37

A

47

D

8

B

18

B

28

D

38

C

48

A

9

C

19

C

29

B

39

A

49

B

10

A

20

D

30

A

40

D

50

C

Đánh giá bài viết
1 1.243
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm