Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học

Mời các bạn tham khảo: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi (Lần 2) để chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Hy vọng, đây sẽ là tài liệu hay và hữu ích giúp các bạn ôn tập và rèn luyện kỹ năng giải đề, tự tin bước vào kì thi các bạn nhé!

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Tĩnh (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 4)

SỞ GD & ĐT TỈNH QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 4 trang)

KỲ THI TIẾP CẬN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút

Mã đề 01

Họ tên:........................................Số báo danh : ...................

Câu 1: Plexiglas còn gọi là thủy tinh hữu cơ, là loại chất nhiệt dẻo, trong suốt, rất cứng và bền với nhiệt. Khi va chạm mạnh nó khó bị vỡ, nếu bị vỡ thì tạo thành các hạt không có cạnh sắc. Plexiglas thường được dùng làm kính máy bay, kính ô tô, răng giả, xương giả,... Polime nào sau đây là thành phần chính của Plexiglas?

A. Polietilen B. Poli (metyl metacrylat)
C. Poli (vinyl clorua) D. Polibutađien

Câu 2: Cho 10,413 gam Aminoaxit X phản ứng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 12,371 gam muối. Kí hiệu của X là

A. Lys B. Val C. Gly D. Ala

Câu 3: Cho các phát biểu sau:

(a) Kim loại sắt có tính nhiễm từ
(b) Trong tự nhiên, nhôm chỉ tồn tại dạng đơn chất
(c) Fe(OH)3 là chất rắn màu nâu đỏ
(d) CrO3 là oxit axit

Số phát biểu đúng là

A. 1 B. 4 C. 3 D. 2

Câu 4: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?

A. poli (etylen terephtalat) B. poliacrilonitrin
C. poli (metyl metacrylat) D. polistiren

Câu 5: Cho dãy các kim loại: Na, K, Ba, Fe, Mg. Số kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là

A. 1 B. 4 C. 2 D. 3

Câu 6: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một số este đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp muối và hỗn hợp ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối trên trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp khí Y và 11,13 gam Na2CO3. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 34,5 gam kết tủa, đồng thời thấy khối lượng bình tăng 19,77 gam so với ban đầu. Đun hỗn hợp ancol trên với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 6,51 gam hỗn hợp các ete. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với

A. 19 B. 17 C. 25 D. 11

Câu 7: Dung dịch X gồm 0,12 mol H+, x mol Al3+, y mol NO3- và 0,05 mol SO42-. Cho 400 ml dung dịch Y gồm KOH 0,6M và Ba(OH)2 0,1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 12,44 gam kết tủa. Giá trị của y là

A. 0,50 B. 0,60 C. 0,14 D. 0,20

Câu 8: Cho 8,19 gam kim loại phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư, thu được 40,495 gam muối. Kim loại M là

A. Mg B. Al C. Zn D. Fe

Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 43,31 gam hỗn hợp KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước được dung dịch X. Cho m gam hỗn hợp Y gồm Mg, Al, MgO, và Al2O3 (trong đó khối lượng oxi là Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học gam) tan hết vào X, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z chỉ chứa muối trung hòa và 0,4032 lít hỗn hợp khí T có tổng khối lượng 0,368 gam gồm 5 khí (đktc), trong đó về thể tích H2, N2O, NO2 lần lượt chiếm 4/9, 1/9, 1/9. Cho BaCl2 dư vào Z thu được 71,298 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với

A. 3 B. 2 C. 5 D. 4

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng về Crom và hợp chất của nó?

A. Ancol etylic nguyên chất bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3
B. Kim loại Zn khử được ion Cr3+ trong dung dịch về Cr2+
C. Khi cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4, dung dịch sẽ chuyển thành màu vàng.
D. Màu của dung dịch K2Cr2O7 thay đổi khi cho dung dịch KOH vào

Câu 11: Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau?

A. Tinh bột và xenlulozơ
B. Metyl axetat và axit propionic
C. Glucozơ và fructozơ
D. Ancol etylic và đimetyl ete

Câu 12: Cho 5 gam amin đơn chức X, bậc I phản ứng hoàn toàn với HCl dư, thu được 7,5 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 8 B. 7 C. 4 D. 3

Câu 13: Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+ trong dung dịch?

A. Mg B. Ag C. Cu D. Fe

Câu 14: Xà phòng hóa hoàn toàn 44,5 gam tristearin bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam xà phòng. Giá trị của m là

A. 45,9 B. 49,5 C. 94,5 D. 54,9

Câu 15: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe; sau đó lấy ra và để thanh Fe đó trong không khí ẩm. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là

A. 1 B. 4 C. 2 D. 3

Câu 16: Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là dung dịch

A. quì tím B. phenoftalein C. NaOH D. nước Br2

Câu 17: Nilon-6,6 là một loại

A. tơ axetat B. polieste C. tơ poliamit D. tơ visco

Câu 18: Có các ứng dụng sau:

(a) Corindon ở dạng tinh thể trong suốt, không màu, rất cứng, được dùng để chế tạo đá mài, giấy nhám.
(b) Hỗn hợp tecmit được dùng để hàn gắn đường ray.
(c) Hợp kim Li-Al siêu nhẹ, được dùng trong kỹ thuật hàng không.
(d) Cr2O3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, thủy tinh.

Số ứng dụng đúng là

A. 1 B. 3 C. 2 D. 4

Câu 19: Thủy phân Etyl axetat trong dung dịch KOH sẽ tạo ra

A. Ancol metylic B. Axit axetic C. Natri axetat D. Kali axetat

Câu 20: Isoamyl axetat là một este có trong thành phần chính của dầu chuối. Công thức cấu tạo thu gọn của Isoamyl axetat là

A. CH3COO[CH2]2CH(CH3)2 B. C2H5COO[CH2]2CH(CH3)2
C. HCOO[CH2]2CH(CH3)2 D. CH3COO[CH2]4CH3

Câu 21: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng cách điện phân dung dịch muối của chúng là

A. Mg, Zn, Cu B. Fe, Cu, Ag C. Al, Fe, Cr D. Ba, Ag, Au

Câu 22: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?

A. Glyxin B. Alanin.
C. Anilin. D. Lysin.

Câu 23: Trường hợp nào dưới đây tạo ra sản phẩm là ancol và muối natri của axit cacboxylic?

A. HCOOCH=CHCH3 + NaOH (dư)
B. CH3COOC6H5 (phenyl axetat) + NaOH (dư)
C. CH3COOCH2CH=CH2 + NaOH (dư)
D. CH3COOCH=CH2 + NaOH (dư)

Câu 24: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba, BaO, trong đó O chiếm 8,75% về khối lượng vào H2O thu được 400 ml dung dịch Y và 1,568 lít H2 (đktc). Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,2M và H2SO4 0,15M thu được 400 ml dung dịch có pH = 13. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với

A. 15 B. 13 C. 14 D. 12

Câu 25: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho Fe vào dung dịch HCl
(b) Đốt dây sắt trong khí Clo
(c) Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng (dư)
(d) Cho Fe vào dung dịch Cu(NO3)2

Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là

A. 3 B. 2 C. 4 D. 1

Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp E chứa ancol X; este đơn chức Y và anđehit Z (X, Y, Z đều no, mạch hở và có cùng số nguyên tử hidro) có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 1 : 2 thu được 12,32 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam nước. Mặt khác, cho 0,3 mol hỗn hợp E trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 48,6 B. 32,4 C. 54,0 D. 43,2

Câu 27: Có các dung dịch: NH4Cl, NH4HCO3, K2CO3, KNO3. Có thể nhận biết nhanh nhất các dung dịch trên bằng cách dùng dung dịch

A. KCl B. Ba(OH)2 C. HNO3 D. NaOH

Câu 28: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 90%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 55 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 10 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 67,5 B. 81,0 C. 75,0 D. 65,5

Câu 29: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là

A. Fe(NO3)2 B. HNO3 C. Fe(NO3)3 D. Cu(NO3)2

Câu 30: Công thức phân tử của Anilin là

A. C3H7O2N B. C2H5O2N C. C6H7N D. C6H11N

Câu 31: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,5M và NaOH 0,75M thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào X, khối lượng kết tủa thu được là

A. 17,238 gam B. 4,925 gam C. 9,850 gam D. 3,940 gam

Câu 32: Đun axit axetic dư với 9,2 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 10,56 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng este hóa là

A. 80% B. 50% C. 60% D. 25%

Câu 33: Cho a mol Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa b mol HCl thu được dung dịch Y chứa hai chất tan có cùng nồng độ mol. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào Y ta có đồ thị

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Cho a mol Al phản ứng với dung dịch chứa 0,15b mol FeCl3 và 0,2b mol CuCl2; sau khi kết thúc phản ứng thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là

A. 9,864 B. 11,776 C. 12,896 D. 10,874

Câu 34: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.
B. Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
D. Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.

Câu 35: Chất nào sau đây không bị thủy phân trong môi trường kiềm?

A. Tristearin B. Propyl axetat
C. Xenlulozơ D. Dung dịch protein

Câu 36: Có hai bình điện phân, trong đó bình (1) đựng 102,7 gam dung dịch NaOH 10%; bình (2) đựng 500 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,45M và HCl 0,4M. Mắc nối tiếp bình (1) và bình (2). Điện phân các dung dịch bằng dòng điện một chiều với cường độ dòng điện không đổi trong một thời gian. Khi dừng điện phân, tháo ngay catot ở các bình. Sau phản ứng, thấy nồng độ NaOH ở bình (1) là 10,27%. Cho tiếp 14 gam bột Fe vào bình (2) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn không tan. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị m là

A. 4,8 B. 9,4 C. 8,3 D. 9,8

Câu 37: Hỗn hợp A gồm tetrapeptit X, pentapeptit Y (đều mạch hở và đều tạo bởi Gly, Ala). Cho A tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch thu được m gam hỗn hợp muối; khối lượng hỗn hợp muối lớn hơn so với khối lượng hỗn hợp A là 7,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp muối đó thu được Na2CO3 và hỗn hợp B gồm khí và hơi. Cho B vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 28,02 gam và có 2,464 lít khí (đktc) thoát ra. Phần trăm khối lượng của X trong A có giá trị là

A. 30,95 B. 55,92 C. 53,06 D. 35,37

Câu 38: Cho sơ đồ thùng điện phân Al2O3 nóng chảy như sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Phát biểu không đúng là:

A. Hỗn hợp criolit và nhôm oxit có khối lượng riêng lớn hơn nhôm.
B. Công thức phân tử của criolit là Na3AlF6
C. Khí thoát ra ở cực dương có thành phần chính là CO2, CO, O2
D. Hỗn hợp criolit và nhôm oxit có nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn nhôm oxit nguyên chất

Câu 39: Chất X có công thức phân tử C4H6O2. Khi tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C3H3O2Na. Chất X có tên gọi là

A. Anlyl fomat B. Metyl acrylat C. Etyl axetat D. Natri acrylat

Câu 40: Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl dư; sau một thời gian thu được 4,48 lít khí (đktc). Khối lượng Fe đã phản ứng là

A. 6,4 gam B. 5,6 gam C. 8,4 gam D. 11,2 gam

Cho nguyên tử khối một số nguyên tố: H = 1; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137

-------- HẾT ----------------

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

1, B

2, B

3, C

4, A

5, D

6, B

7, D

8, B

9, D

10, C

11, A

12, C

13, A

14, A

15, C

16, D

17, C

18, D

19, D

20, A

21, B

22, D

23, C

24, B

25, B

26, C

27, B

28, A

29, A

30, C

31, B

32, C

33, B

34, D

35, C

36, C

37, C

38, A

39, B

40, D

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm