Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa Chuyên Quang Trung, Bình Phước

Đề thi thử tốt nghiệp năm 2021 môn Hóa

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa Chuyên Quang Trung, Bình Phước được VnDoc tổng hợp biên soạn hướng dẫn chi tiết đề thi thử tốt nghiệp năm 2021 môn Hóa. Hy vọng giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu luyện tập cũng như rèn luyện kĩ năng giải đề thi.

Mời các bạn tham khảo một số đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Hóa trên cả nước:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÌNH PHƯỚC
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
QUANG TRUNG

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI 12 LẦN 2

NĂM HỌC 2020-2021
Môn: HOÁ HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 132

Họ và tên thí sinh:...................................................................

Số báo danh       :....................................................................

Câu 1: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?

A. Tơ tằm.

B. Tơ xenlulozơ axetat.

C. Tơ visco.

D. Tơ nilon-6,6.

Câu 2: Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là

A. 38,93 gam.

B. 25,95 gam.

C. 77,86 gam.

D. 103,85 gam.

Câu 3: Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là

A. Tinh bột.

B. Fructozơ.

C. Saccarozơ.

D. Glucozơ.

Câu 4: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là

A. Fe + dung dịch HCl.

B. Fe + dung dịch FeCl3.

C. Cu + dung dịch FeCl2.

D. Cu + dung dịch FeCl3.

Câu 5: Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Những chất không bị thủy phân là:

A. saccarozơ và glucozơ.

B. saccarozơ và xenlulozơ.

C. glucozơ và tinh bột.

D. glucozơ và fructozơ.

Câu 6: Chất béo là thức ăn quan trọng của con người, là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng đáng kể cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra, một lượng lớn chất béo được dùng trong công nghiệp để sản xuất

A. glucozơ và glixerol.

B. xà phòng và glixerol.

C. xà phòng và ancol etylic.

D. glucozơ và ancol etylic.

Câu 7: Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X (CH8N2O3) và đipeptit Y (C4H8N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q. Nhận định nào sau đây sai?

A. Chất Q là H2NCH2COOH.

B. Chất Y là H2NCH2CONHCH2COOH.

C. Chất Z là NH3 và chất T là CO2.

D. Chất X là (NH4)2CO3.

Câu 8: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH?

A. Gly-Ala.

B. Metylamin.

C. Alanin.

D. Etyl fomat.

Câu 9: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

A. 7,8.

B. 10,8.

C. 5,4.

D. 43,2.

Câu 10: Nhỏ từ từ 62,5 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,08M và KHCO3 0,12M vào 125 ml dung dịch HCl 0,1M và khuấy đều. Sau các phản ứng, thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 224.

B. 168.

C. 280.

D. 200.

Câu 11: Cho 13,2 gam este no, đơn chức E tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 1M thu được 12,3 gam muối. Xác định E:

A. HCOOC2H5.

B. CH3COOC2H5.

C. CH3COOCH3.

D. HCOOCH3.

Câu 12: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?

A. Thạch cao nung (CaSO4.H2O).

B. Đá vôi (CaCO3).

C. Vôi sống (CaO).

D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).

Câu 13: Số nhóm cacboxyl (COOH) trong phân tử glutamic là

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

Câu 14: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là:

A. Fe, Ca, Al.

B. Na, Cu, Al.

C. Na, Ca, Zn.

D. Na, Ca, Al.

Câu 15: Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại X cần vừa đủ 0,25m gam khí O2. X là kim loại nào sau đây:

A. Al.

B. Cu.

C. Ca.

D. Fe.

Câu 16: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch nước Br2?

A. Buta-1,3-đien.

B. Axetilen.

C. Etilen.

D. Benzen.

Câu 17: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi. Nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là

A. 0,4M.

B. 0,1M.

C. 0,2M.

D. 0,6M.

Câu 18: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là

A. 4.

B. 2.

C. 1.

D. 3.

Câu 19: Cho dãy các ion: Fe2+, Ni2+, Cu2+, Sn2+. Trong cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là
A. Fe2+.

B. Cu2+.

C. Sn2+.

D. Ni2+.

Câu 20: Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thuđược dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là:

A. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu.

B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe.

C. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag.

D. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag.

Câu 21: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:

A. Cu, FeO, ZnO, MgO.

B. Cu, Fe, ZnO, MgO.

C. Cu, Fe, Zn, Mg.

D. Cu, Fe, Zn, MgO.

Câu 22: Axit amino axetic (NH2-CH2-COOH) tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

A. NaNO3.

B. NaCl.

C. HCl.

D. Na2SO4.

Câu 23: Cho kim loại M phản ứng với Cl2, thu được muối X. Cho M tác dụng với dung dịch HCl, thu được muối Y. Cho Cl2 tác dụng với dung dịch muối Y thu được muối X. Kim loại M là

A. Mg.

B. Fe.

C. Al.

D. Zn.

Câu 24: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion

A. Na+, K+.

B. Cu2+, Fe2+.

C. Ca2+, Mg2+.

D. Al3+, Fe3+.

Câu 25: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?

A. MgO, Na, Ba.

B. Zn, Cu, Fe.

C. Zn, Ni, Sn.

D. CuO, Al, Mg.

Câu 26: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 5% vào cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 3-5 giọt dung dịch X đun nóng nhẹ hỗn hợp ở khoảng 60– 70°C trong vài phút, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp bạc sáng. Chất X là

A. glucozơ.

B. tinh bột.

C. saccarozơ.

D. xenlulozơ.

Câu 27: Cho 15,00 gam glyxin vào 300 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 53,95.

B. 22,35.

C. 44,95.

D. 22,60.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

B. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

C. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.

D. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian.

Câu 29: Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

A. 480.

B. 240.

C. 160.

D. 320.

Câu 30: Hỗn hợp M gồm một este no, đơn chức, mạch hở và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M thu được N2; 5,04 gam H2O và 3,584 lít CO2 (đktc). Khối lượng phân tử của chất X là

A. 31.

B. 73.

C. 45.

D. 59.

Câu 31: Điện phân dung dịch hỗn hợp NaCl và 0,05 mol CuSO4 bằng dòng điện một chiều có cường độ 2A (điện cực trơ, có màng ngăn). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,352 lít (đktc) và dung dịch X. X hoà tan được tối đa 2,04 gam Al2O3. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là

A. 9650.

B. 7720.

C. 9408.

D. 8685.

Câu 32: Hòa tan hết 15,0 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,16 mol HNO3 thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4). Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,64 gam bột Cu, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO. Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, được 154,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của cả quá trình. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là:

A. 37,33%

B. 48,80%

C. 29,87%.

D. 33,60%.

Câu 33: Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C4H6O4, không tham gia phản ứng tráng bạc. Cho a mol X phản ứng với dung dịch KOH dư, thu được ancol Y và m gam một muối. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 0,2 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Giá trị của a và m lần lượt là

A. 0,1 và 13,4.

B. 0,1 và 16,6.

C. 0,1 và 16,8.

D. 0,2 và 12,8.

Câu 34: Cho bột Fe vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl đến khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch X, hỗn hợp khí NO, H2 và chất rắn không tan. Các muối trong dung dịch X là

A. FeCl2, Fe(NO3)2, NaCl, NaNO3.

B. FeCl3, NaCl.

C. Fe(NO3)3, FeCl3, NaNO3, NaCl.

D. FeCl2, NaCl.

Câu 35: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho miếng kẽm vào dung dịch HCl loãng, có nhỏ thêm vài giọt CuSO4.

(2) Đốt dây thép trong bình đựng đầy khí oxi.

(3) Cho lá thép vào dung dịch ZnSO4.

(4) Cho lá nhôm vào dung dịch CuSO4.

Số trường hợp xảy ra sự ăn mòn điện hóa là

A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 5.

Câu 36: Cho các phát biểu sau:

(a) Nước quả chanh khử được mùi tanh của cá.

(b) Fructozơ là monosaccarit duy nhất có trong mật ong.

(c) Một số este hòa tan tốt nhiều chất hữu cơ nên được dùng làm dung môi.

(e) Vải làm từ tơ nilon-6,6 bền trong môi trường bazơ hoặc môi trường axit.

(d) Sản phẩm của phản ứng thủy phân saccarozơ được dùng trong kĩ thuật tráng gương.
Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

Câu 37: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 2,8 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2 và H2 theo các phản ứng:

C + H2O \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CO + H2 (1)

C + 2H2O \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CO2 + 2H2 (2)

Dẫn toàn bộ X qua ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp bột CuO và Fe3O4 nung nóng, thấy khối lượng ống sứ giảm 1,6 gam. Phần trăm thể tích khí CO trong X là

A. 25%.

B. 30%.

C. 20%.

D. 40%.

Câu 38: Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm propen và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn a mol X và b mol Y thì tổng số mol oxi cần dùng vừa đủ là 1,14 mol, thu được H2O, 0,1 mol N2 và 0,91 mol CO2. Mặt khác, khi cho a mol X tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng KOH phản ứng là m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 11,1.

B. 16,6.

C. 10,0.

D. 13,4.

Câu 39: Cho các chất hữu cơ X, Y, Z, T, E thỏa mãn các sơ đồ sau:

X + 3NaOH → C6H5ONa + Y + CH3CHO + H2O (1)

Y + NaOH → T + Na2CO3 (2)

CH3CHO + AgNO3 + NH3 + H2O → Z + ... (3)

Z + NaOH → E + ... (4)

E + NaOH → T + Na2CO3 (5)

Cho biết khi cân bằng tỉ lệ mol giữa Y và NaOH trong (2) là 1 : 2. Công thức phân tử của X là

A. C11H12O4.

B. C12H10O6.

C. C12H20O6.

D. C11H10O4.

Câu 40: Hỗn hợp E chứa 3 este (MX < MY < MZ) đều mạch hở, đơn chức và cùng được tạo thành từ một ancol. Tỉ lệ mol của X, Y, Z tương ứng là 4,5 : 1,5 : 1. Đốt cháy 9,34 gam E cần dùng vừa đủ 0,375 mol O2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn lượng E trên trong NaOH (dư) thu được 10,46 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của Y có trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 20,0%.

B. 25,0%.

C. 30,0%.

D. 24,0%.

...........................................

Nhìn chung, Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa Chuyên Quang Trung, Bình Phước được đánh giá khá hay và nhiều câu hỏi khó. Vẫn đảm bảo bám sát cấu trúc nội dung các năm trước, giúp đánh giá đúng năng lực phân loại. Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số đề thi thử các môn tại: Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý,....

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

Đánh giá bài viết
2 1.015
Sắp xếp theo

    Thi THPT Quốc gia môn Hóa học

    Xem thêm