Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa THPT Đào Duy Từ, Quảng Bình Lần 1

Đề thi thử tốt nghiệp THPT quốc gia 2021 môn Hóa

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa THPT Đào Duy Từ, Quảng Bình Lần 1 được VnDoc.com biên soạn và gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Đề thi với cấu trúc 40 câu hỏi trắc nghiệm Hoá 12 có đáp án, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em ôn thi THPT Quốc gia, chuẩn bị kĩ lưỡng cho kì thi sắp tới của mình.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH

TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ

LẦN 1
(Đề có 04 trang)


KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát

Họ và tên thí sinh  :....................................................................

Số báo danh          :....................................................................

Câu 1: Este nào sau đây tác dụng với NaOH thu được natri axetat?

A. HCOOC2H5.

B. C2H5COOCH3.

C. HCOOCH3.

D. CH3COOC3H7.

Câu 2: Chất tham gia phản ứng tráng gương là

A. saccarozơ.

B. tinh bột.

C. glucozơ.

D. xenlulozơ.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

B. Trùng hợp axit ε-amino caproic thu được policaproamit.

C. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

D. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

Câu 4: Axit amino axetic (NH2-CH2-COOH) tác dụng được với hai dung dịch nào sau đây?

A. NaOH, Na2SO4.

B. NaNO3, HCl.

C. NaCl, HNO3.

D. HCl, NaOH.

Câu 5: Khí X được tạo ra trong quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch, gây hiệu ứng nhà kính. Khí X là

A. H2.

B. N2.

C. O2.

D. CO2.

Câu 6: Cho 6,4 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, dư thì thu được V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị V là

A. 3,36 lít.

B. 4,48 lít.

C. 2,24 lít.

D. 1,12 lít.

Câu 7: Khi cho phenol tác dụng với dung dịch X (dư) thu được kết tủa trắng. Vậy chất X là

A. NaOH.

B. NaCl.

C. Br2.

D. HCl.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin, sinh ra 2,24 lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của m là

A. 5,4 gam.

B. 2,6 gam.

C. 3,1 gam.

D. 6,2 gam.

Câu 9: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch nước Br2?

A. Propan.

B. Butan.

C. Metan.

D. Etilen.

Câu 10: Cho 0,1 mol Gly-Ala-Gly tác dụng với dung dịch KOH dư, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol KOH đã phản ứng là .

A. 0,3.

B. 0,1.

C. 0,2.

D. 0,4.

Câu 11: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những tấm kim loại nào?

A. Zn.

B. Cu.

C. Na.

D. Ag.

Câu 12: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?

A. Al.

B. Mg.

C. Fe.

D. Na.

Câu 13: Thực hiện phản ứng este hoá giữa 4,6 gam ancol etylic với lượng dư axit axetic, thu được 4,4 gam este. Hiệu suất phản ứng este hoá là

A. 30%.

B. 50%.

C. 25%.

D. 60%.

Câu 14: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?

A. Tơ xenlulozơ axetat.

B. Tơ tằm.

C. Tơ nilon-6,6.

D. Tơ visco.

Câu 15: Công thức của axit stearic là

A. C17H35COOH.

B. HCOOH.

C. C2H5COOH.

D. CH3COOH.

Câu 16: Rót 2 ml dung dịch chất X đậm đặc vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch NaHCO3. Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm thì que diêm tắt. Chất X là

A. ancol etylic.

B. axit axetic.

C. anđehit axetic.

D. phenol.

Câu 17: Khí X sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, rất độc và gây ô nhiễm môi trường. Khí X là

A. N2.

B. NH3.

C. H2.

D. CO.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kim loại Fe không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

B. Ở nhiệt độ thưởng, CO khử được K2O.

C. Cho Zn vào dung dịch Cu(NO3)2 có xảy ra ăn mòn điện hoá học.

D. Nhiệt độ nóng chảy của W thấp hơn kim loại Al.

Câu 19: Cho các polime sau: poli(vinyl clorua). poli(metyl acrylat), poli(etylen terephtalat), nilon-6,6. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Anilin là chất khí tan nhiều trong nước.

B. Dung dịch glyxin làm quỳ tím chuyển màu đỏ.

C. Gly-Ala-Ala có phản ứng màu biure.

D. Phân tử Gly-Ala có bốn nguyên tử oxi.

Câu 21: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

A. Glucozơ.

B. Fructozơ.

C. Saccarozơ.

D. Xenlulozơ.

Câu 22: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh giấy quỳ tím?

A. Metanol.

B. Glixerol.

C. Axit axetic.

D. Metylamin.

Câu 23: Kim loại M tác dụng được với các dung dịch: HCl, Cu(NO3)2, HNO3 đặc nguội. M là kim loại nào?

A. Ag.

B. Al.

C. Zn.

D. Fe.

Câu 24: Dung dịch NaOH có nồng độ 0,01 (mol/l) có pH bằng?

A. 1.

B. 2.

C. 12.

D. 13.

Câu 25: Cho 90 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 80%, thu được m gam C2H5OH. Giá trị của m là

A. 23,0.

B. 18,4.

C. 36,8.

D. 46,0.

Câu 26: Hoà tan hết 1,68 gam kim loại R (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được 0,07 mol H2. Kim loại R là

A. Fe.

B. Zn.

C. Mg.

D. Cu.

Câu 27: Thủy phân este X có công thức C4H8O2, thu được ancol etylic. Tên gọi của X là

A. metyl axetat.

B. etyl axetat.

C. metyl propionat.

D. etyl propionat.

Câu 28: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Trong công nghiệp, X được chuyển hóa thành chất Y dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Tên gọi của X và Y lần lượt là

A. saccarozơ và sobitol.

B. glucozơ và saccarozơ.

C. glucozơ và fructozơ.

D. saccarozơ và glucozơ.

Câu 29: Khi thủy phân hết 3,35 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở thì cần vừa đủ 0,05 mol NaOH, thu được một muối và hỗn hợp Y gồm hai ancol củng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hết Y trong O2 dư, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là

A. 1,80.

B. 2,25.

C. 1,35.

D. 3,15.

Câu 30: Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Cu trong O2 dư, thu được 16,2 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Hoà tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được dung dịch chứa 43,2 gam hỗn hợp muối trung hoà. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 13,0.

B. 10,3.

C. 9,4.

D. 9,8.

Câu 31: Cho este hai chức, mạch hở X (C7H10O4) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng, thu được ancol Y (no, hai chúc) và hai muối của hai axit cacboxylic Z và T (MZ < MT). Chất Y không hoà tan được Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Axit Z là axit axetic.

B. Oxi hoá Y bằng CuO dư, đun nóng, thu được anđehit hai chức.

C. Axit T không có đồng phân hình học.

D. Có một công thức cấu tạo thoả mãn tính chất của X.

Câu 32: Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3. Thành phần % khối lượng của nitơ trong X là 11,864%. Có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp ba kim loại từ 14,16 gam X?

A. 6,72 gam.

B. 7,68 gam.

C. 10,56 gam.

D. 3,36 gam.

Câu 33: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nhiệt phân KNO3.

(b) Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ.

(c) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng nguội.

(d) Nung nóng NaHCO3.

(e) Cho dung dịch CuCl2 vào dung dịch NaOH.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm sinh ra chất khí là

A. 3.

B. 5.

C. 2.

D. 4.

Câu 34: Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinyl axetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm chảy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là

A. 3,39.

B. 7,3.

C. 5,85.

D. 6,6.

Câu 35: Cho các phát biểu sau:

(a) Mỡ lợn được dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.

(b) Nước ép quả nho chín có phản ứng tráng bạc.

(c) Tơ tằm bền trong môi trường axit và môi trường kiềm.

(d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thiên nhiên.

(e) Dung dịch anilin làm quỳ tím chuyển màu xanh.

Số lượng phát biểu đúng là

A. 4.

B. 5.

C. 2.

D. 3.

Câu 36: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%.

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi rồi để nguội hỗn hợp.

Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp.

Cho các phát biểu sau:

(a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.

(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.

(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.

(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu mỡ bôi trơn thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.

(e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.

Số phát biểu sai là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 37: Điện phân dung dịch X gồm 0,2 mol NaCl và a mol Cu(NO3)2 (với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không thay đổi), thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 17,5 gam so với khối lượng của X. Cho m gam Fe vào Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z, khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và (m − 0,5) gam hỗn hợp kim loại. Giả thiết hiệu
suất điện phân là 100%, nước bay hơi không đáng kể. Giá trị của a là

A. 0,20.

B. 0,15.

C. 0,35.

D. 0,25.

Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol, MX < MY < 150) thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Cho m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được một ancol Z và 6,76 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong E là

A. 74,50%

. B. 44,30%.

C. 60,40%.

D. 50,34%.

Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 2,31 mol O2, thu được H2O và 1,65 mol CO2. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 26,52 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,18.

B. 0,15.

C. 0,12.

D. 0,09.

Câu 40: Chất X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; chất Y (CmH2m+4O2N2) là muối amoni của một amino axit. Cho m gam E gồm X và Y (có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 5) tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được 0,22 mol etylamin và 21,66 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là

A. 47,37%.

B. 49,85%.

C. 52,61%.

D. 44,63%.

-------------HẾT------------

Nhìn chung, Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa THPT Đào Duy Từ, Quảng Bình Lần 1 được đánh giá khá hay và nhiều câu hỏi khó. Vẫn đảm bảo bám sát cấu trúc nội dung các năm trước, giúp đánh giá đúng năng lực phân loại. Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số đề thi thử các môn tại: Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý,....

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi THPT Quốc gia môn Hóa học

    Xem thêm