Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nội qua các năm
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Ngãi năm 2023
- 1. Đề vào lớp 10 môn Văn Hà Nội năm 2022
- 2. Đáp án đề vào lớp 10 môn Văn Hà Nội năm 2022
- 3. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nội năm 2021
- 4. Đáp án chính thức đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội 2021
- 5. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Hà Nội năm 2020
- 6. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Hà Nội năm 2020
- 7. Đề thi Văn vào lớp 10 năm 2019 Hà Nội
- 8. Đáp án chính thức vào lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Hà Nội năm 2019
Mời các bạn tham khảo Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nội qua các năm do VnDoc tổng hợp sau đây. Tài liệu bao gồm đề thi và đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Hà Nội trong các năm 2019, 2020, 2021, 2022, cho các em tham khảo, hình dung được cấu trúc đề thi cũng như ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi vào lớp 10 sắp tới đạt kết quả cao.
1. Đề vào lớp 10 môn Văn Hà Nội năm 2022
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ CHÍNH THỨC | KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao đề |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Phần I (6,5 điểm)
Trong những ngày tháng cuối đời, nhà thơ Thanh Hải vẫn thiết tha đón nhận vẻ đẹp của cuộc sống:
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.”
(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)
1. Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi lại mạch cảm xúc của bài thơ.
2. Nêu giá trị gợi hình, gợi cảm của hình ảnh “giọt long lanh rơi” trong hai dòng thơ trên.
3. Kể tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn cấp Trung học cơ sở cũng việt về mùa xuân, ghi rõ tên tác giả.
4. Từ những ấn tượng về mùa xuân thiên nhiên, nhà thơ bộc lộ tiếng lòng náo nức:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giặt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mại
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...”
Em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ vẻ đẹp mùa xuân đất nước và cảm xúc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng câu bị động và phép thế để liên kết (gạch dưới, chú thích rõ một câu bị động và từ ngữ dùng làm phép thế).
Phần II (3,5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn."
(Theo Băng Sơn, Tấm gương, Ngữ văn 7, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)
1. Gọi tên và chỉ rõ một phép liên kết ở đoạn trích trên. Trong cụm từ “tấm gương lương tâm, người viết sử dụng biện pháp tu từ nào?
2. Theo tác giả, những điều gì giúp con người cảm thấy hạnh phúc?
3. Từ đoạn trích trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ của mình (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vấn đề: Sự cần thiết của việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.
2. Đáp án đề vào lớp 10 môn Văn Hà Nội năm 2022
Tham khảo chi tiết Sự cần thiết của việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn
3. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nội năm 2021
Phần I
Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Chí Hữu và thơ ca kháng chiến chống Pháp. Mở đầu bài thơ, tác giả viết:
"Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!"
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
1. Ghi lại năm sáng tác bài thơ Đồng chí. Tác phẩm này được in trong tập thơ nào của Chính Hữu?
2. Viết đoạn văn khoảng 12 câu thơ pháp lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chú của những người lính cách mạng trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết và câu ghép ( Gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và một câu ghép)
3. Đoạn cuối bài thơ có một hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". Hình ảnh thơ đó giúp em hiểu gì về vẻ đẹp của những anh bộ đội Cụ Hồ?
Phần II
Đoạn đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
"Người ta kể rằng , có một máy điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp ba tháng liền không tìm ra nguyên nhân. Người ta phải đến mời chuyên gia Xten – mét – xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đô la. Nhiều người cho Xten – mét – xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten – mét – xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô laf 1 đôla. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9999 đôla…" Rõ ràng người có trí thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi"
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
1. Theo em, vì sao Xten – mét – xơ cho rằng" cạch một đường thẳng" có giá 1 đôla nhưng "tìm ra chỗ để vạch đúng được ấy" lại có giá 9 999 đôla?
2. Dựa vào đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của em ( khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người?
4. Đáp án chính thức đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội 2021
5. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Hà Nội năm 2020
Sở GD&ĐT Hà Nội ĐỀ CHÍNH THỨC | KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Ngữ Văn |
Phần 1 (6,5 điểm)
Viếng lăng Bác là bài thơ ân tình, cảm động của Viễn Phương viết về Bác Hồ kính yêu,
1. Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2. Khổ thơ thứ hai, tác giả viết:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong làng rất đỏ."
Chỉ ra một hình ảnh thực và một hình ảnh ẩn dụ sóng đôi với nhau trong hai câu thơ trên. Việc xây dựng cặp hình ảnh sóng đôi đó có tác dụng gì?
3. Hòa trong dòng người vào lăng viếng Bác, nhà thơ Viễn Phương xúc động bày tỏ:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch, em hãy làm rõ cảm xúc và suy nghĩ của tác giả thể hiện ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối và câu chứa thành phần biệt lập tình thái (gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép nối và thành phần biệt lập tình thái).
4. Nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng viết về Bác Hồ, ghi rõ tên tác giả.
Phần II (3,5 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
"Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là…
- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…"
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
2. Câu nói: “Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...” giúp em hiểu gì về vị danh tướng?
3. Từ cách ứng xử của danh tướng và thầy giáo trong văn bản trên, kết hợp với hiệu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Cách ứng xử là tấm gương phản chiếu nhân cách của mỗi con người.
6. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Hà Nội năm 2020
7. Đề thi Văn vào lớp 10 năm 2019 Hà Nội
Phần I (7,0 điểm)
Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng
1. Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó.
2. Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận thu về với “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình” băng những giác quan nào? Cũng trong khổ thơ này, các từ “bỗng” và “hình như" giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ?
3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong câu thơ “Sương chùng chính qua ngỡ”.
4. Khép lại bài thơ, Hữu Thỉnh viết:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp-phân tích – tổng hợp, em hãy làm rõ những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán (gạch dưới một câu bị động và một thành phần cảm thán).
Phần II (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.
Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí có người lại gồng mình vượt qua"
(Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
1. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in nghiêng ở trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết.
2. Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người có những cách ứng xử nào?
3. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?
8. Đáp án chính thức vào lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Hà Nội năm 2019
.............................................
Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nội qua các năm. Hy vọng đây là tài liệu hay cho các em ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.
Để xem thêm các thông tin khác về kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2023, mời các bạn vào chuyên mục Thi vào lớp 10 trên VnDoc nhé. Chuyên mục bao gồm các đề thi mới nhất giúp các em học sinh có nguồn tài liệu phong phú và hữu ích, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi vào lớp 10 sắp tới. Bên cạnh đó là các thông tin về điểm chuẩn, điểm thi.... giúp các em dễ dàng theo dõi.