Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Định hướng nghề nghiệp ngành Sư phạm

Cơ hội việc làm cho ngành Sư phạm

Định hướng nghề nghiệp là một trong những việc làm quan trọng vì có ảnh hưởng tới tương lai sau này của các em học sinh. Một trong những ngành nghề được xã hội coi trọng và cũng nhiều thí sinh quan tâm hiện nay đó là nghề Sư phạm. Tuy nhiên nhiều bạn chưa thực sự hiểu cơ hội việc làm của ngành này ra sao. Trong bài viết này, VnDoc sẽ giúp các em giải đáp thắc mắc đó. Mời các em tham khảo chi tiết dưới đây nhé.

Ngành Sư phạm là gì?

Theo âm Hán Việt, sư có nghĩa là thầy, phạm là khuôn thước, mẫu mực. Như vậy, theo cách hiểu giản dị nhất, sư phạm có nghĩa là người thầy mẫu mực, khuôn phép, là tấm gương sáng cho học trò noi theo. Làm việc trong ngành sư phạm là bạn tham gia vào sự nghiệp trồng người, đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề, lĩnh vực của xã hội.

Đây là nghề thường đòi hỏi bạn phải được đào tạo chính quy trong trường sư phạm hoặc có chứng chỉ sư phạm. Với những bạn nữ, đây là một trong những sự lựa chọn được ưu ái nhất bởi có nhiều thời gian chăm sóc gia đình, ít va chạm với những bon chen của xã hội.

Cùng chính sách xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước, số trường lớp ở nước ta đang được mở rộng, vì thế, những năm qua dẫn đến nhu cầu tuyển dụng giáo viên lớn. Hiện nay, bậc lương của nhà giáo là một trong những thang, bậc lương cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp của Đảng và Nhà nước.

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Trong ngành sư phạm, bạn có thể làm việc tại:

- Hệ thống các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường bổ túc văn hóa, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cao đẳng, Đại học trong cả nước.

- Các cơ quan quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Phòng, Ban Giáo dục tại các địa phương trong cả nước.

- Các tổ chức, trung tâm trong và ngoài nước về giáo dục...

Đây là nghề thường đòi hỏi bạn phải được đào tạo chính quy trong trường sư phạm hoặc có chứng chỉ sư phạm. Với phái nữ, đây là một trong những sự lựa chọn được ưu ái nhất bởi có nhiều thời gian chăm sóc gia đình, ít va chạm với những bon chen của xã hội.

Cùng chính sách xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước, số trường lớp ở nước ta không ngừng tăng trong tháng năm qua dẫn đến nhu cầu tuyển dụng giáo viên lớn. Hiện nay, bậc lương của nhà giáo là một trong những thang, bậc lương cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, do số lượng người theo học ngành này thường đông nên cạnh tranh tuyển dụng khá gay gắt.

Phẩm chất và kỹ năng cần có

- Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết

- Giàu tình yêu thương, đặc biệt là yêu lớp người trẻ tuổi

- Có lòng bao dung, độ lượng và trái tim thận hậu

- Nhạy cảm, có khả năng nắm bắt tâm lý con người

- Kiên trì, nhẫn nại

- Ham học hỏi và luôn mong muốn truyền đạt lại cho người khác

Các trường tuyển sinh ngành Sư phạm

Nếu bạn chọn học ngành sư phạm, bạn sẽ dễ dàng tìm được cơ sở đào tạo bởi số lượng trường Đại học, cao đẳng sư phạm nước ta hiện nay khá lớn và có mặt ở cả ba vùng Bắc, Trung, Nam.

Sau đây là danh sách các trường có mã ngành sư phạm khắp cả nước ta:

1. DS các trường ĐH tại Hà Nội đào tạo ngành Sư phạm – Giáo dục

  • Đại Học Sư Phạm Hà Nội
  • Đại Học Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội
  • Học Viện Quản Lý Giáo Dục
  • Đại Học Sư Phạm Nghệ Thuật Trung Ương
  • Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

2. DS các trường ĐH tại TP. Hồ Chí Minh đào tạo ngành Sư phạm – Giáo dục

  • Đại Học Sư Phạm TPHCM
  • Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM
  • Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
  • Đại Học Mỹ Thuật TPHCM
  • Đại Học Sài Gòn …

3. DS các trường ĐH tại tỉnh khác đào tạo ngành Sư phạm – Giáo dục

  • Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Đà Nẵng
  • Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng
  • Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Huế
  • Đại Học Sư Phạm – Đại Học Huế
  • Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
  • Đại Học Sư Phạm – Đại Học Thái Nguyên
  • Đại Học Cần Thơ…

Một số nghề nghiệp trong ngành Sư phạm

GIÁO VIÊN MẦM NON

Là những người dạy học sinh từ 1 đến 5 tuổi ở các lớp mẫu giáo.

- Yêu cầu trình độ: tốt nghiệp các trường trung học, cao đẳng, Đại học sư phạm mẫu giáo.

- Đặc điểm công việc : Không chỉ làm tròn trách nhiệm giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho trẻ nhỏ, giáo viên mẫu giáo còn như người mẹ thứ hai của trẻ. Họ được đào tạo tổng hợp về các kiến thức, kỹ năng khác nhau như: dinh dưỡng, kỹ năng chăm sóc trẻ nhỏ, làm đồ chơi v.v...

GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

Là những người dạy học sinh từ 6 đến 10 tuổi.

- Yêu cầu trình độ: Tốt nghiệp các trường trung học sư phạm hay tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm (Khoa Giáo dục tiểu học).

- Đặc điểm công việc: Được đào tạo tổng hợp nhiều lĩnh vực như: văn, toán, sử, địa, thể dục, nhạc, hoạ v.v... bởi ở bậc tiểu học không có sự phân biệt chuyên môn. Giáo viên có thể đảm trách công việc giảng dạy nhiều môn học khác nhau.

GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

- Yêu cầu với giáo viên trung học cơ sở: tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên.

- Yêu cẩu đối với giáo viên trung học phổ thông: tốt nghiệp Đại học sư phạm

- Đặc điểm công việc: Giáo viên của hai cấp học này được đào tạo chuyên biệt về từng môn học.

Ngoài việc dạy kiến thức, họ còn có nhiệm vụ tìm hiểu, định hướng tương lai nghề nghiệp cho học sinh.

GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

- Yêu cầu trình độ: tốt nghiệp Đại học trở lên.

- Đặc điểm công việc: Dựa trên lĩnh vực chuyên môn, giảng viên được tổ chức thành các khoa và bộ môn. Chức năng của giảng viên là giảng dạy và chỉ dẫn cho sinh viên bộ môn mình đảm trách, hướng dẫn cho sinh viên làm nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp v.v... Ngoài ra, tuỳ thuộc vào trình độ, bằng cấp chuyên môn, họ còn tham gia đào tạo cao học, hướng dẫn học viên cao học nghiên cứu khoa học, làm đề tài luận văn, hướng dẫn nghiên cứu sinh v.v...

Giảng viên các trường Đại học, cao đẳng v.v... cũng chiếm một phần quan trọng trong đội ngũ nghiên cứu của một quốc gia, tham gia hoặc chủ trì các đề tài nghiên cứu cấp trường, cấp bộ ngành, cấp quốc gia hoặc khu vực, quốc tế v.v...

NGOÀI RA, CÒN CÓ:

Giáo viên trung học chuyên nghiệp, giáo viên dạy các môn văn hoá, kỹ thuật, dạy nghề nghiệp tại các trường dạy nghề. Yêu cầu: Tốt nghiệp Đại học sư phạm hoặc Đại học khác, tuỳ thuộc vào đào tạo của trường.

Giáo viên hướng dẫn thực hành tại các trường dạy nghề. Yêu cầu: tốt nghiệp các trường dạy nghề, nghệ nhân, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.

..................

Trên đây là một số thông tin về định hướng nghề nghiệp ngành Sư phạm, hy vọng tài liệu giúp các em hiểu hơn về lĩnh vực ngành nghề này, từ đó có sự lựa chọn cho mình ngành học phù hợp, đúng với sở thích cũng như năng lực của bản thân.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tư vấn chọn trường ĐH, CĐ

    Xem thêm