Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 14: Chuẩn mực sử dụng từ

Giải bài tập Ngữ văn bài 14: Chuẩn mực sử dụng từ

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 14: Chuẩn mực sử dụng từ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Chuẩn mực sử dụng từ

I. Kiến thức cơ bản

Khi sử dụng từ cần phải chú ý:

- Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả;

- Sử dụng từ đúng nghĩa

- Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ;

- Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp;

- Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả

- Các từ in đậm trong các câu sau sai về lỗi chính tả:

- Dùng đúng là:

+ Dùi đầu → vùi đầu

+ Tập tạ → bập bẹ

+ Khoảng khắc → khoảnh khắc

- Nguyên nhân sai có thể là:

+ Ảnh hưởng của việc phát âm theo tiếng địa phương.

+ Không nhớ rõ hình thức chữ viết của từ.

+ Liên tưởng không đúng.

2. Sử dụng từ không đúng nghĩa

- Lỗi sai của các từ in đậm trong những câu sau do dùng từ không đúng nghĩa.

- Thay thế bằng những từ phù hợp

+ Sáng sủa → có thể thay thế bằng: Tươi sáng, tươi đẹp

+ Cao cả → có thể thay thế bằng: Rất hay, uyên thâm

+ Biết → có thể thay thế bằng: có

- Nguyên nhân sai: Có thể là.

+ Không nắm được nghĩa của từ.

+ Không phân biệt được các từ đồng nghĩa.

3. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp

- Lỗi sai: Các từ in đậm sau đây là do sử dụng từ không đúng tính chất ngữ pháp.

- Sửa lỗi:

Muốn sửa lỗi đúng phải xác định được từ loại và chức năng ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.

+ Hào quang là danh từ mà bổ nghĩa cho danh từ chỉ đồ vật phải là tính từ. Vậy ta thay thế danh từ bằng một tính từ: Hào quang bằng từ hào nhoáng.

+ Ăn mặc là động từ, trong tiếng Việt động từ không làm chủ ngữ, thay động từ ăn mặc bằng danh từ trang phục.

+ Giả tạo là tính từ, phồn vinh là danh từ – trong ngữ pháp tiếng Việt tính từ đứng sau danh từ vì vậy ta có thể chuyển đổi vị trí hai từ này cho nhau: Giả tạo phồn vinh → phồn vinh giả tạo.

+ Thảm hại là tính từ, trong ngữ pháp tiếng Việt, tính từ không thể kết hợp với từ chỉ lượng ở đằng trước “nhiều” → cách sửa: Bỏ từ với nhiều.

Bọn giặc đã chết thảm hại: Máu chảy thành sông...”

- Nguyên nhân sai: Do không nắm được đặc điểm ngữ pháp của từ.

4. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách

- Lỗi sai: Các từ in đậm trong hai câu sai vì sử dụng không đúng sắc thái biểu cảm, không hợp phong cách.

- Phân tích và sửa lỗi

+ Lãnh đạo: Là người nắm vai trò tổ chức, dẫn đường chỉ lối → chỉ người tốt. Tôn Sĩ Nghị là kẻ xấu đem quân xâm lược cho nên không phù hợp với sắc thái biểu cảm.

+ Thay thế từ lãnh đạo bằng từ cầm đầu.

+ Con hổ đang vồ Viên, một hành động hung dữ nguy hiểm. Chú hổ là cách gọi biểu hiện sự trìu mến, thân thiện không phù hợp với hoàn cảnh.

+ Thay thế từ chú hổ bằng từ .

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 14: Chơi chữ

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 14: Một thứ quà của lúa non: Cốm

Đánh giá bài viết
2 527
Sắp xếp theo

Học tốt Ngữ Văn 7

Xem thêm